Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 17/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Đông Đô thời nhà Hồ và Đông Quan thời thuộc Minh Đông Đô thời nhà Hồ và Đông Quan thời thuộc Minh , Người xứ Nghệ Kiev
 

24/03/2016

Cuối thời nhà Trần, Hồ Quý Ly, vị quan vốn được Trần Nghệ Tông hết lòng tin yêu, đã thâu tóm được mọi quyền lực trong triều đình. Sau khi ép Trần Thuận Tông dời đô vào An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, vốn là quê hương của Hồ Quý Ly), Hồ Quý Ly tiếp tục ép vua Trần nhường ngôi cho con trai là Trần An.

Trần An khi ấy mới lên 3 và là cháu ngoại của Hồ Quý Ly. Đưa cháu ngoại đăng quang năm 1938, đến năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, tự mình lên ngôi báu. Bấy giờ, kinh đô mới được Hồ Quý Ly gọi là Tây Đô, Thăng Long bị đổi thành lộ Đông Đô và được giao cho Hồ Hán Thương (con trai Hồ Quý Ly) cai quản.

Tuy chuyển kinh đô cũ thành lộ, nhưng với cách đổi tên Thăng Long thành Đông Đô và cắt cử chính con trai cai quản, có thể hiểu ý của Hồ Quý Ly là vẫn coi Thăng Long là một đô thành bên cạnh Tây Đô. Nói cách khác, Đông Đô giữ vai trò như là kinh đô thứ 2 của nhà Hồ. Đông Đô vẫn là nơi đón tiếp sứ thần nhà Minh và sứ giả, thương lái ngoại quốc. Như vậy, thực tế, bấy giờ, Đông Đô vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn, sự phồn thịnh ở đô thị này vẫn cao hơn nhiều Tây Đô vốn mới được định hình.

Vì muốn giảm bớt sự bề thế của Đông Đô, tăng quy mô hoành tráng để Tây Đô tương xứng với vị thế của Kinh đô, cuối năm 1397, Hồ Quý Ly sai người dỡ một phần các cung điện ở Thăng Long, lấy nguyên – vật liệu chuyển về Tây Đô xây thêm cung điện. Sử chép rằng nguyên – vật liệu được chuyển theo đường sông, giữa đường gặp bão bị chìm mất quá nửa.

Như vậy, dưới thời Hồ, Thăng Long – Đông Đô đã bị phá hủy một số công trình kiến trúc cung đình. Tuy nhiên, thành quách và phần lớn cung điện vẫn được giữ nguyên trạng.

Tháng 6 năm 1407, quân Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm thành công nước ta. Từ đó, vua Minh đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ, coi như một đơn vị hành chính của nhà Minh. Thủ phủ của Giao Chỉ bấy giờ được nhà Minh đặt tại Đông Đô và đổi tên thành Đông Quan với hàm ý xóa bỏ vị thế là kinh đô một nước độc lập trước đây của Thăng Long – Đông Đô. Tên Đông Quan được dùng suốt từ năm 1407 cho đến năm 1428, khi Lê Thái Tổ đánh bại nhà Minh và lên ngôi hoàng đế.

Trong suốt thời thuộc Minh, Thăng Long – Đông Đô chìm trong nạn cướp bóc, hãm hiếp do quan quân nhà Minh thực hiện. Ách cai trị tàn độc của nhà Minh càng hun đúc lòng căm thù và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Bởi vậy, cùng với tài thao lược của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và hàng loạt danh tướng khác, cuộc kháng chiến chống quân Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối. Sau khi dẹp tan quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy lại quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở đất cũ Thăng Long và cho đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh, Tây Đô thời nhà Hồ cũng được đổi tên thành Tây Kinh.

(Theo Hoangthanhthanglong.vn)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/dat-nuoc-con-nguoi/dong-do-thoi-nha-ho-va-dong-quan-thoi-thuoc-minh-20160316142609755.htm



  Các Tin khác
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60911276

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July