Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Lợi thế địa quân sự độc nhất vô nhị của Cam Ranh Lợi thế địa quân sự độc nhất vô nhị của Cam Ranh , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Căn cứ Cam Ranh là nơi cho tàu Hải quân xuất phát làm nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa, bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo vệ ngư dân, bảo vệ tài nguyên trên biển, trong lòng biển của Tổ quốc rất thuận lợi. Đây cũng là nơi tiếp tế hậu cần, đưa đón bộ đội lên đảo, trở về nghỉ ngơi thay ca…

LTS: Sáng 8/3 vừa qua, tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh.

Nhân sự kiện này, Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với PGS. TS, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Nha Trang, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, và Đại tá Nguyễn Đôn Hòa, nguyên phó chủ nhiệm kỹ thuật Hải quân, là thế hệ đầu tiên được đào tạo sử dụng tàu ngầm tại Liên Xô (cũ) về quân cảng Cam Ranh.

 

 

Quân cảng tốt nhất 

Có thể nói ai cũng đã từng nghe về cái tên cảng Cam Ranh, song rất ít người biết rõ cảng Cam Ranh như thế nào. Xin chuẩn Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm và đại tá Nguyễn Đôn Hòa giới thiệu vài nét về quân cảng này?

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Đối với nước ta, đã từ lâu, hiện nay và mãi mãi sau này Cam Ranh là một cảng thiên nhiên phú cho Việt Nam có đầy đủ điều kiện để làm một quân cảng tốt nhất, thực sự có ý nghĩa chiến lược nhất. Không phải tự nhiên mà các nước lớn, đặc biệt là các cường quốc đại dương luôn thèm muốn có được Cam Ranh.

Cam Ranh, Quân cảng, tàu ngầm Hà Nội, Hải chiến Hoàng Sa 1974, Chiến tranh Biên giới 1979
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm. Ảnh: Duy Chiến

Cam Ranh có vị trí địa chiến lược hết sức đặc biệt, nằm ở bán đảo Đông Dương có bờ biển dài trên 3.200 km, nhìn ra Biển Đông. Biển Đông bao la chính là một nửa biên giới của Việt Nam, là quyền lợi sống còn của dân tộc. Đất nước ta dài nhưng hẹp nên việc phòng thủ cũng như phát triển ra hướng biển là chiến lược hết sức quan trọng, đặc biệt trong thời đại khoa học – kỹ thuật – công nghệ hiện nay.

Cha ông chúng ta ngày xưa dù chưa đủ lực và trình độ như bây giờ nhưng đã biết vươn ra biển từ rất sớm. Từ thế kỷ 17, 18, ông cha ta đã quản lý và khai thác tận Hoàng Sa và Trường Sa là một ví dụ. Và để quản lý những đảo và quyền lợi biển như thế, phải có căn cứ trên biển. Từ thế kỷ 20 trở về trước, nhà Nguyễn đã xây dựng đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi để quản lý, khai thác đánh bắt hải sản, thu lượm phân chim tại Hoàng Sa. Nay đất nước phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến thì rất cần những căn cứ như Cam Ranh.

Cam Ranh là một vịnh thiên nhiên có diện tích trên 13.800 ha. Chiều dài toàn bộ từ cửa vịnh cho đến cầu Mỹ Ca là 32 km. Còn chiều rộng từ bờ tây cho tới bờ đông hơn 3 km. Nhưng đừng lẫn lộn bán đảo Cam Ranh, căn cứ Cam Ranh với cảng Ba Ngòi, thuộc huyện Cam Ranh. Ba Ngòi là cảng dân sự ở phía Tây cảng Cam Ranh.

Thiên nhiên đã phú cho Cam Ranh thế phòng thủ cực kỳ tiện lợi cho phòng không, cho tàu ngầm, tàu mặt nước.

Đại tá Nguyễn Đôn Hòa: Cam Ranh là một vịnh nước sâu kín, không có đá ngầm, có núi cao trên 1.000 m che chắn bên ngoài. Bên trong là đất liền. Dù bên ngoài có bão, song cấp 5 – 6 thì bên trong không bao giờ sóng tới cấp 3. Rất lý tưởng.

Cam Ranh, Quân cảng, tàu ngầm Hà Nội, Hải chiến Hoàng Sa 1974, Chiến tranh Biên giới 1979
Đại tá Nguyễn Đôn Hòa. Ảnh: Duy Chiến

Tại Cam Ranh có sân bay lớn, hiện đại. Trước năm 1975 máy bay B.52 của Mỹ đã hạ cánh xuống đây. Sau khi Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp định hợp tác hữu nghị Việt - Xô, Liên Xô đã sử dụng quân cảng Cam Ranh một thời gian. Máy bay TU- 95 của Liên Xô thường xuyên vận chuyển hàng từ Vladivostock xuống sân bay Cam Ranh tiếp tế cho binh đoàn 17 thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đóng tại đây.

Căn cứ Cam Ranh là nơi cho tàu Hải quân xuất phát làm nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa, bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo vệ ngư dân, bảo vệ tài nguyên trên biển, trong lòng biển của Tổ quốc rất thuận lợi. Đây cũng là nơi tiếp tế hậu cần, đưa đón bộ đội lên đảo, trở về nghỉ ngơi thay ca… Cam Ranh có hồ nước ngọt rất lớn, cung cấp nước cho quân và dân trong vùng.

Trước kia, dù là căn cứ hải quân rất quan trọng, có sân bay quân sự lớn nhưng nhà ở cho quân nhân chỉ là nhà cấp 4 và nhà dã chiến. Khi Liên Xô đồn trú ở đây họ chỉ xây dựng một số nhà 2 – 4 tầng cho sĩ quan và khu gia binh. Liên Xô rút quân, gần như không còn sử dụng được. Gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, tất cả nhà ở của quân nhân đều xây mới 2 – 4 tầng khang trang. 

Địa quân sự chiến lược tại Biển Đông

Một điều vô cùng quan trọng là vị trí chiến lược của Cam Ranh với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Thưa các ông Cam Ranh đặc biệt về quân sự so với các quân cảng khác như thế nào?

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Nếu cộng Cam Ranh với căn cứ Subic và Clark của Philippines thì sẽ thành một thế liên hoàn xem như toàn bộ Biển Đông đều bị kiểm soát và có thể chi phối Biển Đông.

Biển Đông là một con đường hàng hải tấp nập nhất của quốc tế. Hàng ngày có ¼ tàu vận tải cỡ lớn của thế giới đi qua. Nếu tính cả tàu quân sự thì bình quân mỗi ngày có hàng ngàn chiếc đi qua đây.

Tất cả tàu chở dầu từ vịnh Ba Tư qua Ấn Độ Dương, đi qua eo Malacca để đi lên Đông Bắc Á đều đi qua Biển Đông. Cái yết hầu là chỗ này!

 

Biển Đông không chỉ là vùng có quyền lợi gắn bó với các nước xung quanh, mà còn liên quan quyền lợi của các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật, kể cả Ấn Độ vì hàng hóa của họ đều đi qua đây. Cho nên tại sao tranh chấp ở Biển Đông lại trở thành cuộc tranh chấp của Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và ASEAN là vì vậy.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, một chiếc tàu ngầm diezel với vận tốc 10 hải lý/giờ chỉ cần 3 tiếng đồng hồ xuất kích từ Cam Ranh có thể tiếp cận giao thông của Biển Đông. Tàu ngầm nằm dưới nước với vũ khí như hiện nay có thể vươn tới bất cứ nơi nào trên vùng biển địa chiến lược này.

Cam Ranh không chỉ bảo vệ vùng biển, các đảo và tài nguyên biển mà còn là căn cứ bảo vệ Tây Nguyên và phía Nam của Tổ quốc. 

Cam Ranh, Quân cảng, tàu ngầm Hà Nội, Hải chiến Hoàng Sa 1974, Chiến tranh Biên giới 1979

 Lai dắt  tàu ngầm Hà Nội – HQ182 vào quân cảng Cam Ranh ngày 3/1/2014. Ảnh: Tiền Phong

Đại tá Nguyễn Đôn Hòa: Cam Ranh là căn cứ cho các tàu Hải quân xuất phát đi làm nhiệm vụ ở Trường Sa, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, bảo vệ ngư dân đánh cá, khai thác hợp pháp trên vùng biển của Tổ quốc, bảo vệ tài nguyên trên biển, trong lòng biển v.v…

Chúng ta nên biết thêm là vùng lãnh hải của quốc gia tính từ bờ ra là 24 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế là 300 hải lý. Vì vậy phạm vi bảo vệ chủ quyền biển đảo rất rộng lớn.

Đúng là Cam Ranh không chỉ bảo vệ biển đảo mà còn là căn cứ bảo vệ phía Nam của đất nước, án ngữ bảo vệ Tây Nguyên vô cùng quan trọng.

Nhiều sĩ quan Nga đã từng tâm sự với tôi hồi họ còn đóng quân ở cảng Cam Ranh: “Hải quân Nga được ở đây chẳng khác gì được “chạm vào giấc mơ” mà từ thời hải quân Sa hoàng tới nay chưa thực hiện được!”

Vì sao ư? Sau khi Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hợp tác hữu nghị năm 1979, Liên Xô được sử dụng quân cảng Cam Ranh 24 năm, tức tới năm 2004. Binh đoàn 17 do phó đô đốc, phó tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô, sau này là Liên bang Nga, làm tư lệnh binh đoàn 17 đóng tại Cam Ranh. Cam Ranh trở thành căn cứ chỉ huy và tiếp tế hậu cần cho tàu của hạm đội Thái Bình Dương đi qua Ấn Độ Dương. Tầm hoạt động của hải quân Liên bang Nga mở rộng ra từ Thái Bình dương đến Ấn Độ dương.

Thưa Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, quân cảng Cam Ranh được giới quân sự thế giới đánh giá là địa quân sự vô cùng đặc biệt, từ đây có thể hỗ trợ cho các hạm đội hải quân ví dụ như hạm đội Thái Bình Dương có đúng không ạ?

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm:Đúng là nhờ Cam Ranh, cánh tay của hạm đội Thái Bình Dương vươn dài ra trên đại dương hơn 3.000 km.

Ai sẽ được vào đồn trú ở Cam Ranh?

Quan sát những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, và phản ứng của các quốc gia xung quanh, ông có gợi ý gì trong việc khai thác lợi thế địa chính trị, địa quân sự của Cảng quốc tế Cam Ranh?

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Từ ngày hải quân Nga rút khỏi Cam Ranh, ta đã hoàn toàn quản lý quân cảng Cam Ranh. Cam Ranh đã trở thành căn cứ hải quân chính của hải quân Việt Nam.

Theo tôi, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ chính của hải quân ta là đúng vì vị trí chiến lược đặc biệt của nó. Kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng như hiện nay là hợp lý. Ví dụ như sân bay kết hợp khai thác đường bay quốc tế để khỏi lãng phí.

Vịnh Cam Ranh phần phía tây có cảng Ba Ngòi có thể phát triển kinh tế thủy sản, xây dựng cảng dịch vụ là cần thiết. Còn phần cảng quân sự Cam Ranh phải xây dựng hoàn chỉnh thành căn cứ hải quân liên hợp gồm hải quân, không quân, phòng không và phòng thủ bộ binh kết hợp làm dịch vụ hải quân cho các nước như tiếp dầu, tiếp nước; sữa chữa phương tiện, có bệnh viện điều trị, chữa bệnh cho bệnh binh các nước có tàu hải quân hoạt động gần đấy.

Các cường quốc biển trên đại dương đều có tàu chiến hoạt động trên vùng biển Thái Bình dương và Biển Đông. Với môi trường hòa bình và hội nhập, ta có thể cung cấp dịch vụ đường biển cho tàu quân sự không chỉ Nga mà còn có Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ v.v… Tất nhiên ai vào đây cũng phải tuân thủ luật pháp và chủ quyền của Việt Nam.

Một điều hết sức quan trọng nữa là cần phải thường xuyên giáo dục ý thức quốc phòng, ý thức bảo vệ Tổ quốc cho tất cả tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên. Đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ căn cứ Cam Ranh và những phương tiện hiện đại bên trong thật vững chắc. Tuyệt đối không vì quyền lợi kinh tế nhỏ nhen mà cho người nước ngoài vào bên trong nuôi cá, thăm dò thủy sản, nuôi trồng hải sản v.v…

Hoạt động gián điệp, tình báo thì không nước nào là không có. Vì vậy, ta phải hết sức cảnh giác, cần phải đề cao tự hào dân tộc và bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Rút kinh nghiệm từ lịch sử, theo tôi, chúng ta không nên cho bất kỳ nước nào vào đồn trú lâu dài tại Cam Ranh như trước nữa. Vì được nước này thì mất nước kia.

Thực tiễn đã chứng minh rằng, trong cạnh tranh đối tác luôn tiềm ẩn đối thủ, luôn có cạnh tranh, có thể xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn lợi ích bất cứ lúc nào. Do vậy, ta nên tự quản, đồng thời xây dựng, sử dụng và cung cấp dịch vụ cho tất cả họ là hay nhất.

Phản xạ tự nhiên của nước nhỏ trước sự lấn lướt của nước lớn là phải ứng xử thông minh, dứt khoát và thậm chí liên kết để bảo vệ lợi ích hợp pháp… Đấy là chuyện khác nữa.

Xin cám ơn các ông đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam.

Duy Chiến (thực hiện)

http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/293366/loi-the-dia-quan-su-doc-nhat-vo-nhi-cua-cam-ranh.html 


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65092327

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July