Lê Bích “tự họa” lại những vẻ đẹp tinh hoa của Hà Nội một thời thông qua 30 bức ảnh “biết nói” của mình. Đó là cam Canh bưởi Diễn, đào quất Nhật Tân khoe sắc hương nồng. Đó là phố ông đồ “bày mực Tàu giấy đỏ/ bên phố đông người qua”. Đó là mùi bánh chưng mới, chào một mùa Xuân trở lại; hồn cốt dân gian một thuở về trong giấy điệp tươi trong của Đông Hồ…
Đó là một Hà Nội của thế kỷ XXI nhưng vẫn còn giữ được cho riêng mình những bản sắc của một ngôi làng lớn. Với Lê Bích, “Hà Nội là một đô thị lớn, nơi hội tụ của giới thương gia, cũng là nơi hội tụ các cộng đồng các làng nghề, do đó có tên gọi "Kẻ Chợ" (Những người của chợ).
Song song với triển lãm “Làng nghề Đođn xuân" một số bức ảnh tư liệu về Tết Hà Nội xưa cũng sẽ được treo cùng những bức ảnh Tết của tác giả Lê Bích tại Nhà cổ 87 Mã Mây (Hà Nội).
Một số bức ảnh sẽ xuất hiện trong 2 cuộc triển lãm:
Ảnh bên trái là cảnh trẻ em bán cành đào Tết tại chợ Đồng Xuân năm 1929. Ảnh tư liệu "Văn hóa Việt Nam qua bưu ảnh cổ". Ảnh bên phải là cảnh Chợ hoa Hàng Lược năm 2010.
Ảnh trên: Chọn đào ngày Tết (năm 1929), ảnh dưới: Chọn đào Tết trên phố Thuốc Bắc 2010.
Ảnh trên là cảnh bán là dong Tết (Ảnh không rõ tác giả và năm chụp. Theo sách tư liệu "Văn hóa Việt Nam qua bưu ảnh cổ") và ảnh dưới là cảnh bán lá dong tết ở cổng làng Tranh Khúc, Thanh Trì, Hà Hội 2011.
Ảnh trên miêu tả cảnh: "Xưa kia Tết đến xuân về, phố Hàng Bồ hết sức nhộn nhịp, người bán kẻ mua chữ. Ở phố này xưa kia người ta thường bán những bồ đan bằng cót và các ông đồ viết sẵn chữ đựng vào bồ, gọi là " bồ chữ ", ai mua lấy ra bán. Vì vậy phố này mang tên là phố Hàng Bồ" (Chiểu theo sách ảnh: "Hình ảnh Hà Nội cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20" của nhà xuất bản Hà Nội). Ảnh dưới là phố Ông đồ ở Văn Miếu xuân 2011.
Ảnh bên trái là cảnh ông đồ già không rõ tác giả và năm chụp. Ảnh từ sách ảnh "Văn hóa Việt Nam qua bưu ảnh cổ" của NXB Mỹ Thuật. Ảnh bên phải là cảnh ông đồ già đang cho chữ ở Văn Miếu xuân 2007.
Ảnh trên là cảnh bán hoa thuỷ tiên bên trong chợ Đồng Xuân. Ảnh tư liệu theo "Văn hóa Việt Nam qua bưu ảnh cổ" và ảnh dưới là cảnh chợ Bưởi xuân 2013.
Ảnh trên là cảnh ép bánh chưng tết Ất Mùi năm 1955. Ảnh dưới cảnh bánh chưng sau khi đã luộc xong chờ đem đi bán tại làng nghề Tranh Khú, Thanh Trì, Hà Nội.
Ảnh trên là cảnh đám rước hội trên đường quê, không rõ tác giả và năm chụp. Ảnh của Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội. Ảnh dưới là lễ rước long đình trong lễ hội làng Triều Khúc -Hà Nội vào 11/1 âm lịch năm 2013.
Một số bức ảnh do nhiếp ảnh gia Lê Bích chụp về Tết Hà Nội nay:
Cảnh bọc nilon và bóng đèn ủ ấm cho đào ở làng Nhật Tân.
Các bé gái ở làng làm hương Hưng Yên trong những ngày vào vụ.
Cảnh gói bánh chưng vào dịp Tết 2012 ở làng nghề bánh chưng Tranh Khúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Làng Đông Hồ. Ngoài nghề làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ còn có nghề làm giấy mầu phục vụ cho các nghề thủ công khác.
Hậu trường của phường rối nước Đào Thục xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Cảnh nghệ nhân già truyền nghề cho nghệ nhân trẻ ở làng có truyền thống nghề thêu Đông Cứu (xã Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội).
Hà Tùng Long
Ảnh: Lê Bích
http://dantri.com.vn/van-hoa/bo-anh-biet-noi-ve-tet-xua-cua-ha-noi-36-pho-phuong-2016012212515857.htm