Máy bay P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Biến thể hiện đại nhất của loại máy bay này là P-3C được bàn giao cho Hải quân Mỹ từ 1969.
"Sát thủ săn ngầm" P-3 Orion mà Mỹ dự định bán cho Việt Nam sẽ không đi kèm với những loại vũ khí sát thương như tên lửa chống hạm hay ngư lôi.
P-3 Orion được trang bị hệ thống radar tối tân và các thiết bị dò tìm tàu ngầm hiện đại, chẳng hạn như thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra.
MAD có khả năng phát hiện sự xáo trộn bất thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.
P-3 Orion còn có thể thả các thiết bị sonar (dò tìm bằng sóng âm) xuống dưới nước để tạo nên một mạng lưới cảnh báo tàu ngầm.
Một phi đội tiêu chuẩn vận hành máy bay P-3 Orion có 11 người, bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung.
Ngoài ra, P-3 Orion cũng có thể được trang bị nhiều loại vũ khí tối tân như tên lửa chống tàu chiến Harpoon có tầm bắn hơn 100 km, tên lửa tấn công mặt đất AGM-65 Maverick, bom, thủy lôi, ngư lôi...
P-3 Orion có thể bay liên tục 15 tiếng đồng hồ và thường được dùng cho các chuyến tuần tra kéo dài trên biển.
Mẫu máy bay do thám này do tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ Lockheed Martin sản xuất.
Hiện P-3 Orion được nhiều cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc sử dụng cho lực lượng hải quân của mình.
P-3 Orion có chiều dài 35,6 mét, cao 10,3 mét với sải cánh 30,4 mét, khối lượng cất cánh tối đa 63,45 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T-56-A-13 công suất 4.600 mã lực/động cơ. Tốc độ tối đa của máy bay là 750 km/h, tầm hoạt động tới 4.400 km (khi tuần tiễu ở tốc độ 600 km/h).