Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Đình Chèm - kiệt tác ngàn năm bên sông Hồng Đình Chèm - kiệt tác ngàn năm bên sông Hồng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Đình Chèm, ngôi đình tồn tại hàng ngàn năm bên bờ sông Hồng với kỳ tích "kiệu đình", đây được coi là một trong số ít những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng có công dẹp giặc cứu nước. Đình thờ Thượng Đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương.
Chèm (có thuyết cho rằng phải viết là Trèm) là tên nôm, tên chữ là Thụy Điềm, sau đổi là Thụy Hương, rồi lại đổi là Thụy Phương. Chữ Chèm, Trèm, tiếng Việt cổ là T’lem, và khi đọc theo lối Hán hoá là Từ Liêm, có thể coi đó là nguồn gốc tạo nên tên gọi huyện Từ Liêm ngày nay. Làng Chèm xa xưa có người họ Lý tên Thân, hiệu là Ông Trọng. Ông có vóc dáng khổng lồ. Thời Hùng Duệ Vương, nước ta có giặc Ái Lao, Chiêm Thành và phía Bắc thường quấy nhiễu biên thuỳ, Lý Ông Trọng nhận chức Chỉ huy Sứ giết tan giặc, mở mang bờ cõi. Sang thời An Dương Vương, nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá, vua Tần sai sứ sang cầu Thục Phán cho tướng tài sang giúp. Vua Thục cử Lý Ông Trọng đi sứ nhà Tần, vua Tần phong ông là Tư Lệnh Hiệu Uý thống suất 10 vạn quân đi dẹp giặc Hung Nô. Thắng trận khải hoàn, vua Tần phong ông chức Phụ Tín Hầu, gả công chúa cho và giữ ở lại nước Tần. Nhưng Lý Thân nhất quyết về lại quê nhà, công chúa nước Tần cũng theo về sống với ông ở Chèm cho tới khi mất. Lý Ông Trọng trở thành Thành hoàng của làng. Trong thánh phả nước Việt, Lý Ông Trọng đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng. Đình làng Chèm có lẽ là ngôi đình duy nhất ở nước Nam ta quay hướng về phương bắc. Hình như đó là cái cách dân Chèm biểu lộ thành ý với bà công chúa sống xa xứ nhưng rất mực yêu chồng được luôn hướng về nơi quê cha đất tổ.
 

Đình Chèm (Nguồn: Internet) 


Đình nằm trên diện tích gần 2 mẫu, dáng uy nghi theo thế chữ đinh với những cây cột trụ to. Những mái cong của ngôi đình được phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu, bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi, bên ngoài có tam quan, có bốn cột đồng trụ. Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao 8 trượng bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, cùng chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm. Để tưởng nhớ công lao của Lý Ông Trọng, nhân dân làng Chèm (Thụy Phương); làng Hoàng (Hoàng Xá); làng Mạc (Liên Mạc) cùng lập đền thờ và lo cúng tế từ xưa tới nay. Điều ngạc nhiên là hầu hết các lễ hội đều tổ chức vào mùa xuân nhưng riêng có hội làng Chèm mở giữa mùa hè. Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, các nghi thức quan trọng của lễ hội đều được tổ chức tại đình Chèm trong đó có lễ rước nước rất long trọng.
 
 Hàng ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa. Theo sách Việt điện u linh cũng như ngọc phả của đình thì đình Chèm được xây dựng từ thế kỷ thứ VII. Từ khi khởi dựng đến nay, do tọa lạc trên khu đất sát kề bờ sông Hồng, nên hàng năm, vào mùa mưa lũ, đình Chèm luôn bị ngập lụt. Đình Chèm đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa lớn và mở rộng. Theo văn bia tại đình và dòng chữ Hán ghi trên thượng lương thì tòa Hậu cung được xây dựng năm Long Đức thứ 3 (1631) và được trùng tu năm Quang Trung thứ 5 (1792) năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793); tòa Đại bái được sửa chữa năm Cảnh Thịnh thứ 5 (1797)...
 
 Đặc biệt vào những năm 20 của thế kỷ XX, dân vùng Chèm đã tiến hành một việc quan trọng và táo bạo là nâng toàn bộ ngôi đình lên cao. Kíp thợ thủ công của làng Diễn Văn Trì, Từ Liêm do thợ cả Vương Đình Địch chỉ huy kiệu đình. Mái ngói được dỡ ra, các cột đình được buộc chằng với nhau chắc chắn. Kỹ thuật nâng đình được thực hiện theo phương pháp đòn bẩy bằng cách mỗi chân cột đóng một chiếc đinh bừa, đầu kia buộc một chiếc quang gánh. Mỗi chân cột đình cử một trai đinh phụ trách, khi ra hiệu lệnh bằng một tiếng trống thì các trai đinh đứng chân cột bỏ một viên gạch bát vào chiếc quang. Cho đến khi số viên gạch đủ nặng để nâng đều các chân cột đình lên vừa đủ thì các trai đinh này lại nhét ngay một viên gạch bát xuống dưới chân cột rồi lấy cát lấp vào giữ cho nền luôn chắc.
 
 Cứ như vậy cho đến khi đình có độ cao vừa bằng mặt đê sông Hồng. Bằng bàn tay và khối óc, người dân làng Chèm đã lập nên kỳ tích bằng việc nâng toàn bộ kiến trúc của đình cao hơn nền cũ 2,4m chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông. Cuộc kiệu đình này tốn hết 500 đồng tiền Đông Dương mà công xá ngày ấy chỉ có 7 xu một ngày. Đến nay, tất cả kiến trúc của đình Chèm vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ bố cục đến kiểu dáng cả một tổng thể những di tích cổ kính nằm hài hòa trong một không gian rộng thoáng, bên sông Hồng...

 

(Diendanhanoi/Vietnam+)

 

  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 17
Total: 65163770

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July