Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Huyện đảo Cồn Cỏ - Sức sống mãnh liệt nơi đảo xanh Huyện đảo Cồn Cỏ - Sức sống mãnh liệt nơi đảo xanh , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

A- A+ ‹Đọc›

Cồn Cỏ là một huyện đảo ven bờ, nằm ngoài khơi biển Đông, cách Cửa Tùng, thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, khoảng 28 km.


Một góc phía nam huyện đảo Cồn Cỏ.
Một góc phía nam huyện đảo Cồn Cỏ.
 

Dù diện tích đảo không lớn chỉ khoảng 2,5km2 nhưng lại có vị trí chiến lược án ngữ toàn bộ phần bờ biển Trung bộ, có vai trò rất lớn trong công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ, lãnh hải và là một địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của hệ thống đảo, hải đảo và vùng biển Việt Nam.

Trải qua bom đạn chiến tranh, Cồn Cỏ vẫn giữ được màu xanh nguyên vẹn của những cánh rừng, vẻ đẹp hoang sơn và đa dạng sinh học biển đảo. Ngày ngày, quân và dân Cồn Cỏ vẫn vun đắp, xây dựng nên một hòn đảo xanh với sức sống mãnh liệt nơi tiền tiêu của tổ quốc.

Năm “được mùa” của Cồn Cỏ

Ông Lê Quang Lanh, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ phấn khởi cho biết: Năm 2012 là một năm “được mùa” đối với Cồn Cỏ với nhiều thắng lợi về mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.

Đây là năm thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện lớn nhất từ trước đến nay, tăng hơn 100% so với dự toán ban đầu, với số vốn giải ngân lên tới hơn 200 tỷ đồng. Bằng các giải pháp linh hoạt, Ủy ban Nhân dân huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa một số công trình vào sử dụng như: Trụ sở Dân chính Đảng huyện, Trạm tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, Hồ chứa nước nhân tạo… Ngoài ra, còn có một số dự án khởi công mới như: Kè chống xói lở bờ biển với mục tiêu phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh có số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng; Dự án cảng cá và khu dịch vụ, doanh trại quân đội có số vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng đang hoàn thiện để đưa vào sử dụng trong năm 2013.

Công tác quốc phòng an ninh trên huyện đảo được giữ vững và tăng cường. Lực lượng vũ trang quân sự trên đảo luôn xác định nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển huyện đảo.

Khi đảo là nhà, biển cả là quê hương

Với ngành nghề chủ yếu là xây dựng công trình tại đảo, đánh bắt hải sản và công tác tại các cơ quan, đơn vị ngay tại Cồn Cỏ, hiện nay, có 11 hộ gia đình với 38 nhân khẩu đang sinh sống tại đảo. Hầu hết các gia đình đều xác định đảo là nhà, biển là quê hương.

Hoàng Thị Hiếu (25 tuổi, quê ở Quảng Trị), cô giáo lớp mầm non Hoa Phong Ba trên huyện đảo Cồn Cỏ nở nụ cười tươi tắn khi được hỏi về cuộc sống nơi đảo tiền tiêu. Cô cho biết mình ra đảo từ năm 2008 với công việc làm cô giáo lớp mầm non Hoa Phong Ba. Lớp học chỉ vẻn vẹn có 8 cháu nhỏ là con của các gia đình trên đảo với hai cô giáo trông nom. Thời gian đầu ra đảo, Hiếu cũng buồn và nhớ đất liền, nhưng được sự động viên khích lệ của chính quyền, các lực lượng trên đảo và đặc biệt là tình cảm của các trẻ nhỏ ở lớp mầm non, cô đã vững tin và vui vẻ với cuộc sống trên đảo.

Đặc biệt, khi kể về gia đình nhỏ bé của mình, khuôn mặt cô giáo Hiếu bừng sáng. Cô dịu dàng kể về người chồng thân yêu Đặng Thanh Tùng, một kỹ sư giám sát công trình ngay tại đảo, về cậu con trai đáng yêu hơn 2 tuổi có khuôn mặt giống bố y đúc đang chạy líu ríu quanh chân mẹ. Hiếu tâm sự: "Gia đình mình đã được chính quyền địa phương hỗ trợ về nhà ở, điện, nước sinh hoạt. chính quyền và các lực lượng cũng thường xuyên đến thăm hỏi, tìm hiểu về những khó khăn trong quá trình sinh sống và làm việc tại đây, khi đau ốm lại có quân y trên đảo đến khám, cho thuốc chữa bệnh nên mình yên tâm lắm. Gia đình mình đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại đảo và xác định đảo là ngôi nhà thân yêu."

Theo ông Lê Quang Lanh, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ đã ban hành Chỉ thị đón Tết với tinh thần vui tươi, tiết kiệm, an toàn. Các lực lượng trên đảo cũng đã bố trí đầy đủ phương tiện để quân và dân về quê ăn tết kịp thời, ngày 25 Tết sẽ có chuyến tàu cuối cùng ra vào đảo.

Hiện nay, huyện đảo đã chuẩn bị đầy đủ lương thực thực phẩm đón Tết, đồng thời dự phòng cho những ngày biển động dài ngày dịp sau Tết. Huyện cũng trích ngân sách hỗ trợ thăm Tết các gia đình trên đảo, các gia đình cán bộ chiến sỹ gặp khó khăn, bình quân 1 triệu đồng/hộ.

Hướng phát triển tiềm năng cho đảo ngọc


Huyện đảo Cồn Cỏ vốn là đảo quân sự. Năm 2004, Chính phủ ra quyết định thành lập đơn vị hành chính cấp huyện và đến tháng 4/2005, huyện đảo chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, đến nay đã hơn 8 tuổi.

Đảo Cồn Cỏ có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn, là nơi hội tụ của nhiều hệ sinh thái điển hình vùng biển nhiệt đới, trong đó có hệ sinh thái rạn san hô, là khu vực tập trung các bãi đẻ của nhiều loài hải sản quí, có giá trị kinh tế cao và đặc hữu. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đảo thuộc vào dạng quý hiếm với gần 80% diện tích trên đảo là rừng. Bên cạnh giá trị đa dạng sinh học, vùng biển đảo Cồn Cỏ còn chứa đựng nhiều giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử.

Huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập theo hướng phát triển thành huyện đảo du lịch. Bởi vậy, công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm cho phát triển ngành du lịch trên đảo từ lâu đã được quân và dân huyện đảo chú trọng triển khai từng bước. Thực tế hiện nay, điều thuận lợi nhất của đảo là âu cảng khi được xây dựng xong sẽ giúp tàu thuyền ra vào dễ dàng, đường đi trên đảo đang được đầu tư mở rộng với trị giá hàng trăm tỷ đồng.

"Quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ quyết tâm thực hiện mục tiêu trong năm 2013 là tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đề xuất các cơ chế chính sách để tổ chức thực hiện công tác di dân; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo," ông Lanh nhấn mạnh.

Đối với công tác di dân ra đảo, chính quyền huyện đảo xác định đây là nhiệm vụ lâu dài và cần nhiều nỗ lực của các lực lượng cũng như sự tình nguyện bám biển đảo của người dân. Theo quy định của Nhà nước, hiện nay, mỗi gia đình chuyển đến sinh sống tại đảo được hỗ trợ một căn nhà, gồm bể nước và bếp ăn. Cơ sở hạ tầng đảo cũng phải được hoàn thiện để đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của người dân. 

Quan trọng hơn, theo ông Lanh, chính là việc đào tạo, dạy nghề cho người dân sinh sống trên đảo. Với hướng phát triển là đảo du lịch, người dân nơi đây cần phải được đào tạo về dịch vụ du lịch, được tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển đảo nơi đây. Đây chính là việc cần thiết trước mắt của quân và dân đảo Cồn Cỏ để đến năm 2014 sẽ đón thế hệ dân thứ hai ra đảo, góp phần bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=534694#ixzz2JAx7BZQQ 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 13
Total: 65164442

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July