Từ xa xưa, sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm đất nước. Hàng hóa xuôi ngược phần lớn theo con sông này đổ về Hà Nội.
Ngày nay, sông Hồng vẫn là trục giao thông thủy quan trọng của Hà Nội. Riêng đoạn sông chảy qua địa phận Hà Nội đã chứng kiến bao nhiêu sự kiện lịch sử đi vào ký ức của người dân Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến giữ nước sau này, sông Hồng vẫn là tấm gương trung thành phản chiếu những hy sinh và kỳ tích của người Hà Nội.
Cầu Long Biên - "nhân chứng" của 100 năm lịch sử
|
Với những ý nghĩa trên, ngày nay sông Hồng có một tuyến du lịch bằng canô, thuyền buồm rất bổ ích cho du khách muốn tìm hiểu con sông gắn liền lịch sử thủ đô Hà Nội và đất nước Việt Nam.
Du ngoạn trên sông Hồng, du khách sẽ có những cảm giác mới lại, thú vị, được hòa mình vào cảnh quan sông nước hữu tình, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của các ngôi đền chùa ven sông, tham quan cuộc sống cư dân, thăm làng gốm Bát Tràng và lựa chọn cho mình những đồ gốm sứ độc đáo.
Hà Nội luôn mở rộng vòng tay đón du khách với lòng trân trọng, cởi mở như những người bạn thân thiết của mình.
Đến thăm Hà Nội là được đắm mình trong những câu chuyện lịch sử, truyền thống và những truyền thuyết về mảnh đất mà từ năm 1010 đã trở thành thủ đô của đất nước Việt Nam và đang chuyển mạnh trong sự nghiệp “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Ba cây cầu lớn
Từ Chèm, canô xuôi trên sông qua ba cây cầu lớn: Thăng Long, Long Biên, Chương Dương.
Cầu Long Biên (ngay trung tâm thành phố).
Khởi công năm 1898, khánh thành năm 1902, cầu Long Biên vốn có tên là cầu Doumer (tên một tên viên toàn quyền Pháp cai trị Đông Dương hồi đó). Cầu dài gần 1700m, 19 nhịp (các nhịp tuần tự cách nhau 75m rồi 106m). Cầu rộng 4,75 m dành cho xe lửa, hai bên có gá hai lối đi cho khách đi bộ hành và ôtô rộng hơn 3m.
Ngoài ra có cầu dẫn ôtô về phía nội thành bằng gạch dài 9m,cao 5m, với 125 vòm.
Cầu Thăng Long (Bờ nam thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm)
Khởi công năm 1974, khánh thành năm 1985, cầu Thăng Long dài 1688 m, 15 nhịp, mỗi nhịp dài 112 m, đặt trên 14 trục và hai mố cầu có hai tầng, tầng trên rộng hơn 19m, có bốn làn ôtô và hai làn cho người đi bộ.
Tầng dưới rộng 17 m đặt hai đường xe lửa. Nếu kể cả cầu dẫn thì tầng trên dài 3116 m và tầng dưới là 5503 m.
Ngoài ra có cầu dẫn ôtô về phía nội thành bằng gạch dài gần 9m,cao 5m, với 125 vòm.
Cầu Chương Dương (ngay trung tâm thành phố, cách cầu Long Biên chừng 1 km).
Khởi công năm 1983, khánh thành năm 1985, cầu Chương Dương dài 1213m, 11 nhịp chính và chín nhịp dẫn (mỗi nhịp dài 90m) đặt trên 21 trục và 2 mố.
Cầu rộng gần 20m, có đường ôtô bốn làn xe. Không dùng cho khách đi bộ.
Dưới cầu Chương Dương khoảng 1km bên bờ phải là bến ca nô Chương Dương, nơi cho khách thuê canô để đi du ngoạn trên sông Hồng./.
(Hanoi Portal/Vietnam+)