Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Những cuộc di dân đến Thăng Long Những cuộc di dân đến Thăng Long , Người xứ Nghệ Kiev
 

  (HNHN)Xưa có câu: thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến, ấy là chỉ những trung tâm thương mại sầm uất của nước Đại Việt thế kỉ XVII, XVIII. Không những là nơi tập trung các phường buôn trong khu vực và các tỉnh lân cận, Thăng Long từ xưa với địa thế trên bến dưới thuyền đã thu hút rất nhiều thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán. Và từ những nhu cầu phát triển nghề, trao đổi thương mại như thế mà Thăng Long đã đón nhận những cuộc di dân từ các miền quê đến ngày một đông đúc.



Tại chùa Hộ Quốc thuộc phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hiện còn một quả chuông niên đại Cảnh Thịnh thứ 6 (1789) thời Tây Sơn. Nội dung của bài văn chuông có thể coi là tư liệu quý phản ánh phần nào vấn đề di dân từ các miền quê khác nhau về Thăng Long lập nghiệp. Nội dung có đoạn viết rằng: Khi tiếng chuông vang thì người ta đến tụ họp.

Phường An Xá thuộc Kinh đô theo tích xưa đức Linh Lang đại vương dựng chùa tên là Hộ Quốc, trong chùa xưa kia ở gian giữa có chuông khánh, nay đã bị thất lạc. Sau này nhiều người cùng nhau công đức để đúc một quả chuông khác rất to, phần khắc trên chuông có ghi tên những người công đức và ghi cả nguyên quán của các hội chủ cùng nơi ở hiện tại (thời điểm đúc chuông) ở kinh đô. Qua bản dịch ra tiếng Việt, có thể thống kê các hội chủ công đức là những người đến từ nhiều vùng quê khác nhau mặc dù thời điểm đó họ đã sinh sống tại Kinh đô, như ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Đông (xưa), Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh..., hay quê ở vùng cận kề kinh thành như huyện Thanh Trì, huyện Thượng Phúc, huyện Thanh Oai... Dòng quê quán bên cạnh nơi ở hiện tại được ghi trong bài văn chuông chứng tỏ họ vẫn còn mối dây ràng buộc khá chặt chẽ với quê hương. Có lẽ họ là những người dân thường, do có những điều kiện nào đó nên đã dời quê đến Thăng Long sinh sống và họ đã đến ở rất đông đúc tại chốn đô thị bậc nhất ở Thăng Long là huyện Thọ Xương.

Trên văn bia Đông giáp bi chí có niên đại năm Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) triều Tây Sơn, bia dựng ở đình Nam Đồng phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, Đống Đa, có ghi tên của vị quan Quan Nội thị Dực Đình hầu Trương Văn Đẩu, giữ chức Khắc Kỳ tiền quân, Thập cơ Đô chỉ huy sứ, ở Gia Miêu Ngoại Trang huyện Tống Sơn phủ Hà Trung xứ Thanh Hoa cùng vợ là Trần Thị Thược quê ở Giáp Đông thôn Nam Đồng huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên. Ông bà thấy bản giáp tu sửa miếu đình, phí tổn rất lớn liền tự đem tiền riêng là 60 quan trợ giúp chi phí...

Bia Đông Môn tự bi, tạo năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) ở phố Hàng Đường quận Hoàn Kiếm. Bài ký trên bia ghi việc Tiểu tăng Nguyễn Văn Hiệp, tên tự Đạo Án, trụ trì chùa Đông Môn người xã Văn Tràng huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (Thanh Hóa) xây dựng chùa. Văn bia còn ghi rõ: Vị tiểu tăng tên tự là Đạo Án và vợ là Diệu Bi vốn có một khu đất mua được của vị Tăng thống xã Dịch Vọng huyện Từ Liêm tên là Phạm Đức với giá 300 quan tiền cổ. Nay vị tiểu tăng và vợ đem khu đất ấy cúng làm đất chùa.

Trong tấm bia Hoa Lộc thị bi ký có niên đại đầu thế kỉ XX, dựng ở đình Hoa Lộc phố Hàng Đào thờ ông tổ nghề nhuộm ở Hải Dương còn ghi: Dân làng ta, xưa nay nhiều người tản đi buôn bán ở các tỉnh, nhưng số trú ngụ ở Hà Thành nhiều hơn, cũng sống về nghề buôn bán và nổi tiếng về nghề nhuộm. Vào niên hiệu Vĩnh Thịnh đời Lê (1705-1719), các cụ tiên tổ của làng đã họp những người làng trú ngụ ở đây, quyên góp tiền của mua một khu đất tư ở phố Hàng Đào, phường Thái Cực dựng ngôi đình để thờ vọng vị thần ở làng cũ và thờ vị tiên sư nghề nhuộm, cùng với các tiên hiền, tiên tổ 7 họ. Từ đó về sau dân có chỗ thờ thần mà cũng có chỗ để người làng họp bàn công việc. Nơi phồn hoa quây quần trở thành đông đúc, chợ tên là chợ Hoa Lộc và ngôi đình gọi là đình Hoa Lộc.

Ngoài ra, trên khắp 36 phố phường buôn bán của Hà Nội còn rất nhiều đình, đền thờ các vị tổ nghề như đình hàng tiện ở phố Hàng Hành của dân làng Nhị Khê (huyện Thường Tín)...

Các đình này tất cả là do dân làng các tỉnh đã ra kinh thành mưu sinh tự nguyện đóng góp xây dựng để thờ tổ nghề. Có lẽ không có đô thị nào ở Việt Nam lại nhiều đình đền thờ tổ nghề như ở vùng đất Kẻ Chợ. Đó cũng là những yếu tố tạo nên phố phường buôn bán phong phú đa dạng trên vùng đất kinh kỳ.

Một sự nhập cư phải kể đến là người buôn Hoa Kiều đến Thăng Long. Từ lâu đời tại kinh đô Thăng Long, triều đình phong kiến đã quy định luật lệ cư trú và địa điểm cư trú cho người nước ngoài, chủ yếu là Hoa kiều, nơi đó là phường Diên Hưng. Phố Hoa kiều này, sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi gọi là phường Đường Nhân (phố người Tàu). Sang đời Nguyễn, nơi người Tàu tập trung đông gọi là phố Việt Đông. Sách Đại Nam nhất thống chí của quốc sử quán triều Nguyễn ghi rằng: Phố Việt Đông, chỗ ở cũ của khách hộ Minh Hương, làm nơi ở và tích trữ hàng hoá. Như vậy ban đầu người Hoa Kiều đến Thăng Long buôn bán thường tập trung ở phố Việt Đông (nay là phố Hàng Ngang), rồi sau mới ở lan sang mấy phố chung quanh đó như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông) rồi đến Hàng Buồm. Nghề sở trường của họ là buôn bán, mà Hà Khẩu lại có vị trí trên bến dưới thuyền thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa với các địa phương nên đã trở thành khu vực cư trú chính của họ. Hội quán Việt Đông ra đời như một như cầu tất yếu của những người xa quê.

Vào năm thứ hai niên hiệu Gia Long (1803) triều Nguyễn, các gia đình người Hoa đã góp của, nhà dựng lên quán làm nơi thờ phụng Quan Thánh Đế Quân.

Hiện trong di sản cổ còn lưu giữ được tấm bia chữ Hán tên là Việt Đông hội quán bi ký, do Phan Thiệu Viễn người huyện Nam Hải, Trung Quốc soạn năm Gia Long thứ 2 (1803), ghi lại quá trình xây dựng hội quán.

Văn bia ghi rằng: Nay Thăng Long là nơi đô hội của nước Nam, cũng là kho báu của tỉnh Đông. Cánh người khách chúng ta có người đã tới đây từ hàng mấy đời, lại có người mới đến, hội họp thuyền bè ngựa xe, tụ tập hàng hoá tiền của, thịnh vượng nhất kể từ xưa đến nay. Thế nhưng hỏi về nơi để báo đáp ơn thần, phát huy tình hữu nghị xóm giềng thì vẫn chưa có được một bậc thềm cao vài tấc... Vì thế mọi người cùng bàn bạc chọn mua đất để xây dựng.

Hội quán Việt Đông được dựng lên, đã trở thành nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của thương nhân Hoa Kiều ở Thăng Long. Hình thức này cũng giống như các phường buôn ở khắp các vùng lân cận lên kinh thành lập nghiệp đã dựng đình thờ ông tổ làng nghề, và cũng là nơi để dân thương hội họp, không quên gốc gác tổ tiên.

Vấn đề ghi danh cùng với nơi ở, hoặc quê quán trên các tư liệu cổ đã cung cấp những thông tin quý giá, phản ánh những biến chuyển của từng đợt di dân tới Thăng Long cuối thời Trung đại.


(Theo TCTH Hà Nội)


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65120181

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July