Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Ba ngôi đền thờ Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ Ba ngôi đền thờ Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Phương Linh

Free Image Hosting at www.ImageShack.us

(Tượng Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ tại khu di tích Lệ Chi Viên, Gia Bình, Bắc Ninh)
Người Việt Nam mãi mãi tự hào về Đại thi hào Nguyễn Trãi – một danh nhân văn hoá thế giới được tất cả các dân tộc ngưỡng mộ. Chúng ta cũng mãi mãi tự hào về Đại cáo bình Ngô – bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của đất nước Việt Nam – bản hùng ca bất diệt thể hiện truyền thống nhân nghĩa và ý chí bất khuất của dân tộc ta, do Nguyễn Trãi biên soạn sau đại thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỷ XV. Vậy mà, tiếc thay, chỉ 14 năm sau ngày chiến thắng, đại công thần Nguyễn Trãi đã trở thành nạn nhân của những âm mưu đen tối trong cung đình và ngày 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất (1442) phải chịu án “tru di tam tộc”. Cái cớ dẫn đến thảm hoạ này là câu chuyện về “tội giết vua” do nhóm lợi ích đen tối trong cung đình bịa đặt rồi vu cáo Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ, người thiếp yêu vừa có tài vừa có đức của Nguyễn Trãi. Hai mươi hai năm sau, vào tháng Bảy năm Giáp Thân (1464), khi đã yên vị trên ngai vàng, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông. Lê Thánh Tông chính là hoàng tử Lê Tư Thành, được sinh ra đúng vào năm Nhâm Tuất. Khi vua cha Lê Thái Tông băng hà, Lê Tư Thành mới được hai tuần tuổi và đang cùng mẹ ẩn dật tại chùa Huy Văn. Nếu không có Nguyễn Thị Lộ hết lòng dậy dỗ chắc gì hoàng tử Lê Nguyên Long khi trở thành vua Lê Thái Tông lúc mới 11 tuổi đã đủ bản lĩnh đối phó với những vấn đề vô cùng phức tạp của triều đình, mâu thuẫn giữa các vị khai quốc công thần và các quan xuất thân khoa bảng lên tới đỉnh cao. Nếu không có Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở và bí mật đưa đi trốn tại chùa Huy Văn thì tính mạng bà mẹ của Lê Tư Thành là Ngô Thị Ngọc Giao và tính mạng của chính hoàng tử cũng khó bảo toàn, nói gì đến việc nước ta có vị minh quân trị vì Đại Việt trong một thời gian dài và đưa chế độ phong kiến Việt Nam lên thời hoàng kim. Vậy mà, tiếc thay, lại một lần tiếc thay nữa, Lê Thánh Tông chỉ minh oan cho Nguyễn Trãi mà không minh oan cho Nguyễn Thị Lộ, để mặc người đời tiếp tục thêu dệt câu chuyện hoang đường về ‘rắn báo oán’, một câu chuyện vay mượn từ cổ tích của Tầu, rồi tạo dựng ở chốn cung đình, rồi gieo rắc trong dân gian với dụng ý xấu từ gần 600 năm qua.

Dưới lớp bụi thời gian và dư luận oan nghiệt, nhân cách lớn Nguyễn Thị Lộ vẫn sống trong lòng dân. Bà được dân làng Khuyến Lương (Thanh Trì, Hà Nội) lập đền thờ trên nền đất nguyên là nơi Ông Bà đã từng mở lớp dậy học. Đến những năm đầu thế kỷ XXI, đây là ngôi đền duy nhất thờ Nguyễn Thị Lộ, cách không xa đền thờ Nguyễn Trãi. Ngày 19.12.2002, tại Khuyến Lương, theo đề nghị của Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức Hội thảo khoa học về Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Hội thảo tôn vinh Bà như một nữ sĩ tài hoa, một nhà giáo với văn chương và phẩm hạnh tuyệt vời, người bạn đời tâm đầu ý hợp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Sau Hội thảo, cuộc vận động xây dựng lại đền thờ Nguyễn Thị Lộ (do đền thờ cũ chỉ còn phần hậu cung hoang phế) được những người yêu chuộng công lý trong nước và kiều bào hưởng ứng nhiệt thành. Ngôi đền đã được xây dựng khang trang ngay trên nền cũ và trở thành nơi thăm viếng của khách thập phương.

Trong những ngày 30-31.08.2003, nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, Hán Nôm… do giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và giáo sư Thượng tướng Hoàng Minh Thảo dẫn đầu đã thực hiện chuyến đi nghiên cứu điền dã tại làng Hải Triều xã Tân Lễ huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình để xác định địa điểm xây dựng nhà thờ Nguyễn Thị Lộ tại quê hương Bà. Công trình được xây dựng với sự đóng góp tiền của và công sức của hàng trăm nghìn người ngưỡng mộ Bà là tiếng nói chung minh oan cho người phụ nữ tài giỏi và đức độ, có đóng góp lớn lao trong lịch sử dân tộc. Đền thờ ở Tân Lễ có khuôn viên với hồ sen tỏa hương thơm ngát quanh bức tượng đồng Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Gần một năm sau ngày khánh thành đền, dưới chân bức tượng có mạch nước ngầm trong mát phun lên thành dòng. Những người trông coi đền đã nhờ các cơ quan chức năng và nghiên cứu chuyên môn xét nghiệm chất lượng nước. Kết quả thật có hậu: đây là nguồn nước sạch rất cần thiết cho đời sống con người. Đáp ứng nguyện vọng của những người hành hương đến với đền thờ Đức Bà, Ban quản lý đền đã chuẩn bị chai nhựa cho bà con mang nước từ đây về nhà sử dụng. Sắp tới, một doanh nghiệp sẽ công đức thiết bị dẫn nước từ nguồn lên để tạo thuận lợi cho những người xin lấy nước.

Ở nơi vua Lê Thái Tông băng hà cách đây 569 năm, từ thời Lý đã có một ly cung xây dựng trong vườn vải lớn nên gọi là “Lệ chi viên”. Đất này nay thuộc địa phận làng Đại Lai xã Đại Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Định mệnh dường như dành riêng đất này cho ngôi đền thờ người phụ nữ tài hoa, phẩm hạnh nên đã từ rất lâu không ai chiếm đất làm của riêng, chỉ có một thời hợp tác xã xây dựng nhà kho nhưng càng làm kho càng trống rỗng nên đã dỡ bỏ. Cho đến một ngày, ý tưởng xây dựng đền thờ Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ ngay tại vườn vải xưa hình thành. Một dự án mới ra đời. Lại có hàng trăm nghìn tấm lòng Việt tôn thờ lẽ phải đồng lòng đóng góp tiền của và công sức xây dựng ngôi đền. Đồ án thiết kế cho thấy trên diện tích 2,7 ha đền thờ Đức Bà với hậu cung ẩn trong vườn vải, nhà tiền tế, nhà thờ Lê Thái Tông, nhà tả vu và nhà hữu vu, hai bên sân đền có hai bức tượng – tượng giọt lệ đặt trên trang sách mở và tượng Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ thư thái ngồi xem sách, rồi đến hồ bán nguyệt trồng sen như đền thờ ở Tân Lễ, xung quanh vườn vải là hàng tre ngà thân thiết với các làng quê truyền thống Việt Nam. Hiện mặt bằng và đường giao thông dẫn vào dự án đã hoàn thành, nhà thờ Đức Bà đã xây xong, giọt lệ bằng đá hoa cương nguyên khối nặng 8 tấn mang từ Bình Định ra được đặt trang trọng trên bệ xây, tượng Đức Bà bằng đá trắng nguyên khối nặng 7 tấn tạc ở Ngũ Hành Sơn được đặt trên đồi nhân tạo, sen trắng trong hồ bán nguyệt đang chờ ra hoa, cổng tam quan uy nghi cũng đã xây xong… Chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử văn hoá của địa phương, cần được tôn vinh và phát triển. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Và, vẫn cần những tấm lòng Việt ở trong và ngoài nước hỗ trợ về tài chính. Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ tha thiết kêu gọi bà con xa gần tuỳ tâm hưởng ứng để chúng ta cùng hoàn thành ngôi đền thờ Nguyễn Thị Lộ ở Đại Lai, góp phần duy trì đạo nghĩa Việt Nam.

Cả ba ngôi đền mới xây dựng trong thập niên đầu của thế kỷ XXI tại Khuyến Lương, Tân Lễ và Đại Lai đều thờ chung Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Tên tuổi hai Cụ luôn gắn với nhau cả lúc sinh thời và khi đã về chín suối. Những thế hệ hậu sinh xin được tôn thờ hai Cụ trong cùng một ngôi đền của những nhân cách lớn.

Phần kết bài này xin dành đôi dòng viết về người đã dồn toàn bộ tâm huyết vào việc minh oan, trả lại danh dự cho Đức Bà và xây dựng ba ngôi đền biểu tượng của lòng nhân ái Việt Nam. Đó là Nhà giáo hưu trí Hoàng Đạo Chúc, người đã ở vào tuổi bát thập và chỉ có một điều mong ước là xây xong ba ngôi đền thờ Nguyễn Thị Lộ – Nguyễn Trãi trước khi về với Tổ tiên. Khi còn làm nghề dậy học, cứ mỗi lần nhắc đến vụ thảm án “Lệ chi viên” dù đứng trước cả lớp hay chỉ một học sinh cụ cũng trào lệ. Hơn 20 năm nghỉ hưu, cụ không quản bất cứ khó khăn nào và làm bất cứ việc gì có thể dẫn đến việc minh oan cho Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Nhờ nhân cách lớn Nguyễn Thị Lộ còn sống trong lòng dân mà cụ được tiếp sức và có nghị lực xoá đi lớp bụi thời gian và câu chuyện hoang đường gần 600 năm. Cố gắng không mệt mỏi của cụ đã dẫn đến cuộc hội thảo tháng 12.2002 ở Khuyến Lương và chuyến nghiên cứu điền dã tháng 08.2003 ở Tân Lễ, đã tập hợp hàng nghìn người trong Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ mà cụ là Hội chủ, đã phản ánh tâm nguyện của hàng triệu người Việt Nam tôn vinh lẽ công bằng, sắp hoàn thành xây dựng ba ngôi đền thờ Đức Bà… Các ngôi đền thờ này đang trở thành nơi hành hương hướng đến cái thiện, làm chỗ dựa nhân ái cho hiện tại và tương lai.

Theo Vanhac.org


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65109764

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July