Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Nhà văn, nhà viết kịch Học Phi: 100 tuổi vẫn miệt mài sáng tác Nhà văn, nhà viết kịch Học Phi: 100 tuổi vẫn miệt mài sáng tác , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nhà văn, nhà viết kịch Học Phi: 100 tuổi vẫn miệt mài sáng tác

Bước sang mùa Xuân này, nhà văn, nhà viết kịch Học Phi (tên thật là Chu Văn Tập) tròn 100 tuổi. Vượt ngưỡng "thất thập cổ lai hy” đã khá xa, nhưng cụ vẫn khỏe mạnh, yêu đời và tiếng cười vẫn giòn tan mới lạ.


Nhà văn nhà viết kịch Học Phi
Nhà văn nhà viết kịch Học Phi

Nhưng có lẽ, điều khiến người ta vừa kinh ngạc, vừa khâm phục nhất, đó là việc chứng kiến một cụ già trăm tuổi vẫn hàng ngày đều đặn ngồi đọc sách, làm việc ở thư phòng.

Khi chúng tôi đến, cụ đang dở tay với những trang bản thảo kịch bản "Âm vang Bãi Sậy”. Cụ cho biết, những bạn bè, đồng chí, những bạn văn chương của cụ nhiều người đã về thế giới bên kia từ lâu lắm rồi. Vì thế, thời gian với cụ giờ đây chỉ là những khoảng đập yếu ớt và nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la này. Nhưng chừng nào trái tim còn đập, đầu óc còn minh mẫn thì cái nợ chữ nghĩa, nợ văn chương vẫn còn chưa hết... Có lẽ vì thế mà "Âm vang Bãi Sậy” là một kịch bản điện ảnh (được phỏng từ tiểu thuyết cùng tên của cụ phản ánh về cuộc Khởi nghĩa Bãi Sậy), âu cũng là một " món nợ” cuối đời với mảnh đất Hưng Yên - nơi chôn nhau cắt rốn của nhà văn Học Phi. Kịch bản này đã được cụ bắt tay viết cách đây hơn một năm, nếu không có gì cản trở - ý của cụ là "giời” cho khỏe mạnh thì chỉ khoảng hơn 1 tháng nữa kịch bản sẽ hoàn thành.

Hỏi cụ, sao "trăm tuổi bạc đầu râu” rồi mà không nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho khỏe? Cụ cười ha hả, bởi điều phiền lòng nhất với cụ bây giờ chỉ là cái tai không nghe rõ lắm, đôi chân do ảnh hưởng của bệnh thoái hóa đốt xương từ vài năm nay, nên phải ngồi xe lăn... Chứ cụ ăn cơm vẫn thấy ngon miệng, ngày hai buổi sáng - chiều vẫn ra ban công nhìn xuống đường để ngắm dòng người qua lại, ngắm phố sá đổi thay để rồi thấy cuộc đời này vẫn đáng yêu, đáng sống lắm. Mà đã thế thì chẳng thể ngồi không được, cho nên cụ vẫn lấy nghiệp viết làm niềm vui. Chính cụ cũng tự nhận, dù đã kinh qua nhiều công tác, nhưng chính nghiệp viết đã "néo” chặt cuộc đời cụ từ tuổi đôi mươi cho đến tận lúc này. Nếu không nhìn thấy cụ đang lúi húi trong thư phòng, thì khó có ai hình dung được một cụ già trăm tuổi mắt vẫn tinh tường, mỗi ngày ngồi bàn viết 4 tiếng để cho ra đời những trang bản thảo viết tay sạch sẽ. Cụ khoe răng cụ vẫn còn chắc lắm, mới chỉ rụng 3 chiếc, tóc cũng mới bạc cách đây dăm năm thôi, xuất hiện trước khách bao giờ cụ cũng phải ăn mặc tươm tất chứ không thể xuềnh xoàng... Cụ cũng cười ha hả khi có ai đó hỏi về bí quyết "trường sinh bất lão”, vì chẳng có bí quyết nào cả, cụ cũng chẳng tẩm bổ bằng sâm nhung quí hiếm. Mấy chục năm qua cụ vẫn giữ thói quen ăn sáng bằng một cốc cà phê sữa với vài lát bánh mì và trứng ốp la hoặc kẹp pate, thi thoảng một hai lần trong năm cụ đổi món bằng xôi hoặc bánh cuốn. Cụ cũng chẳng mấy khi bị mất ngủ, cứ xem thời sự buổi tối xong là cụ đi nằm. Sớm hôm sau khi những người già trong khu lục tục trở dậy đi tập thể dục buổi sáng, cụ cũng thức giấc và ngồi xe lăn tập thể dục.

Có một điều lạ nữa là những người già thường hay quên, nhưng cụ Học Phi thì càng già càng nhớ rõ mồn một những chuyện từ hồi trẻ. Sở dĩ cụ tha thiết với Bãi Sậy, bởi ngay từ khi còn rất trẻ cụ đã ngấm tinh thần khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật- "ông vua Bãi Sậy” rồi. Cũng từ đó cụ giác ngộ cách mạng sớm, năm 13 tuổi đã theo Đảng. Năm Nhâm Thìn này, con cháu làm lễ mừng thọ vừa là để mừng cụ bách niên giai lão, vừa để chúc mừng cụ chẵn tròn 80 năm tuổi Đảng. Đây cũng là lý do khiến tất cả những tác phẩm văn học, kịch bản sân khấu, điện ảnh của nhà văn Học Phi có một chủ đề xuyên suốt và duy nhất đó là hình ảnh người đảng viên Đảng cộng sản và lý tưởng đấu tranh cách mạng. Khơi gợi lại tuổi trẻ và những mối tình trong đời, cụ Học Phi hào hứng kể cho chúng tôi nghe. Cụ cho biết dù hoạt động cách mạng, nhưng cụ là người rất đào hoa, trong cuộc đời cụ không nhớ hết có bao nhiêu cô gái đem lòng yêu thương say đắm. Tất cả những sáng tác của mình chính là những hồi ký cuộc đời được tiểu thuyết hoá. Từ "Cô bán rau”, "Chị Hòa”, "Một đảng viên”, "Ni cô Đàm Vân”, "Mở đường”... là những tác phẩm đã mang đến cho nhà văn Học Phi giải thưởng cao quý, đặc biệt là Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong đợt trao tặng đầu tiên.

Kể từ cuốn tiểu thuyết đầu tay "Hai làn sóng ngược”, cho đến nay gia tài của nhà văn, nhà biên kịch Học Phi có khoảng 30 kịch bản sân khấu, 10 tiểu thuyết và 3 tập truyện ngắn. Dẫu vậy, kịch bản sân khấu mới là nơi cụ gửi gắm nhiều trăn trở nhất. Đã nhiều năm tháng trôi qua, nhưng những vở như "Xung đột”, "Chị Hòa”, "Một đảng viên”, "Người kỹ nữ ở Đông Quan”, "Mở đường”, "Ni cô Đàm Vân”... vẫn là những vở diễn độc đáo, mang nét riêng của Học Phi. Cụ cũng cho biết, trong số những sáng tác của mình, cụ ưng ý nhất vẫn là kịch bản "Ni cô Đàm Vân”, vì cốt truyện được lấy từ nguyên mẫu một nhà sư cởi áo cà sa lên đường đi đánh giặc. Đây cũng là vở kịch đang được Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam dàn dựng lại để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cụ.

Vì tuổi đã cao, nên những tưởng cuốn tiểu thuyết "Cuộc đời về cuối” (xuất bản năm 1999)- được giải thưởng trong cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam là cuốn sách cuối đời. Nhưng mới đây nhất, năm 2010, cụ Học Phi lại vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết "Đi tìm mái ấm gia đình” và trở thành nhà văn cao tuổi nhất ở Việt Nam có tiểu thuyết mới được xuất bản. Trước khi bắt tay viết kịch bản "Âm vang Bãi Sậy”, cụ cũng đã kịp hoàn thành kịch bản truyền hình "Con nhà mõ”. Cụ bảo vì có những đề tài tâm đắc nên cụ viết thành kịch bản. Hãy cứ viết để đó chứ chưa nghĩ đến chuyện dựng phim, vì theo cụ " bây giờ dựng một bộ phim cho ra phim cũng tốn kém lắm, huống hồ phim truyền hình và điện ảnh trong nước đang có biết bao vấn đề...”

Cuộc đời vắt qua hai thế kỷ của nhà văn, nhà viết kịch Học Phi có biết bao niềm vui, nỗi buồn: 3 lần bị bắt bớ tù đày và lần đầu tiên bị bắt khi cụ mới 15 tuổi. Cụ có 2 người con trai là liệt sĩ, ngoài ra còn có hai người con bị giặc sát hại trong kháng chiến chống Pháp. Cụ cũng từng đảm nhận những chức vụ: Chủ tịch UBND Cách mạng tỉnh Hưng Yên, Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho tới lúc về hưu. Hai người con của cụ, nhà văn Chu Lai và nhà văn Hồng Phi- vốn là hai cái tên không xa lạ với giới văn chương kịch nghệ. Thừa hưởng gien di truyền từ cha, họ đều là những nhà văn say mê sân khấu, và điều không thể phủ nhận là cha con họ đã có những đóng góp không nhỏ cho nền sân khấu nước nhà. Trong câu chuyện với chúng tôi, cụ bảo lá luôn rụng về cội, những khi thấy mình gần đất xa trời cụ nhớ đến cồn cào vùng quê Tiên Lữ- Hưng Yên, lại thấy nhớ lắm thuở tóc để chỏm, dù chưa biết mặt chữ nhưng đã được nghe rồi thuộc làu làu chuyện khởi nghĩa Bãi Sậy.

Vẫn còn vô vàn dự định cho niềm vui viết lách mỗi ngày, nhưng cụ bảo phải lượng sức mình để đề ra những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chỉ biết rằng, bây giờ nếu mà "giời” bắt nằm hẳn một chỗ, không cho mình viết nữa, không cho con mắt tinh tường mà đọc nữa và làm cho cái tai trở nên vô tích sự hẳn...thì buồn lắm, vì không được "cày” trên từng trang viết mỗi ngày.


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65105990

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July