Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Những vị tướng trấn giữ vùng cửa biển Đông Bắc Những vị tướng trấn giữ vùng cửa biển Đông Bắc , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Trong suốt thời kỳ từ thời Trần đến thời Nguyễn, những vị tướng được giao trấn giữ cửa ngõ Đông Bắc đều phải căng mình hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có việc đảm bảo an ninh của quốc gia...

Qua những tư liệu lịch sử, vùng đất chiến lược, giao thương đặc biệt quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc của quốc gia trong lịch sử là Vân Đồn, Yên Bang, Yên Quảng hầu như chưa bao giờ tĩnh lặng.



 Thương cảng Vân Đồn xưa


Ngoài là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi đây còn là vùng tiền tiêu trọng yếu. Trong suốt thời kỳ từ thời Trần đến thời Nguyễn, những vị tướng được giao trấn giữ ở đây đều phải căng mình hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có việc đảm bảo an ninh của quốc gia. Điều này lý giải vì sao trong lịch sử đã có nhiều vị tướng trấn giữ tại đây từng bị triều đình nghiêm trị vì tội tắc trách. Thế nhưng mảnh đất khó khăn nhất cũng chính là nơi để những vị tướng tài thể hiện rõ năng lực và bản lĩnh của mình. Tuy chưa đầy đủ song trong sử liệu cũng đã ghi nhận một số nhân vật nổi bật mà triều đình uỷ thác cai quản vùng Đông Bắc. Trong số đó, chỉ tính từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn, đã  có thể kể tới 4 viên tướng là Nguyễn Đức Trung, Đinh Văn Tả, Trương Quốc Dụng và Nguyễn Tri Phương. Đây đều là những vị tướng mưu dũng, can trường, từng dẹp yên nhiều thế lực nổi loạn để giữ yên vùng cửa biển Đông Bắc.

Theo TS Nguyễn Hải Kế (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), Nguyễn Đức Trung là con trai Nguyễn Công Duẩn, một trong những công thần của khởi nghĩa Lam Sơn. Sau này ông tham gia dẹp loạn Nghi Dân khoảng năm 1460, góp phần đưa Lê Tư Thành lên ngôi. Với việc đưa con gái vào cung Vinh Ninh, ông trở thành bố vợ vua. 36 năm sau, chính cháu ngoại ông được kế ngôi vị, chính là vua Lê Hiến Tông. Thời vua Lê Tư Thành, khoảng năm 1467, vùng đất An Bang có loạn, ông đã được triều đình cử đi dẹp loạn. Ông cũng được vua trao quyền cho phép “tiền trảm hậu tấu”, lại phát 3 vạn thăng gạo để cung cấp cho quân lính. Dưới thời ông cai quản, loạn An Bang được dẹp yên, nhân dân yên bình chăm lo làm ăn.

Đinh Văn Tả sinh tại Thanh Hoá, quê quán Hàn Giang - Hải Dương, con trai một thị vệ cẩm y thời Trịnh Kiểm. Theo nhiều ghi chép cho biết, Đinh Văn Tả từng theo Trịnh Tráng đánh dẹp quân họ Mạc ở Cao Bằng, phò tá thế tử Trịnh Tạc qua cơn biến loạn của Trịnh Lịch, Trịnh Sầm năm 1645. Nên sau này ông rất được Trịnh Tráng và thế tử Trịnh Tạc tin cậy. Sử gia Phan Huy Chú từng nhấn mạnh: Thời Trung Hưng về sau, tướng giỏi có Lê Thì Hiến, Đinh Văn Tả là hơn cả! Năm 1663, Triều đình bổ dụng Đinh Văn Tả giữ chức vụ tổng binh sứ ở Yên Quảng, trấn giữ vùng này. Cuốn gia phả họ Đinh (trong chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam) còn ghi thêm, sau Đinh Văn Tả còn có một số người trong gia tộc họ Đinh cũng đã kế nhiệm nhiệm vụ ở đây, song không ai làm tốt như ông.

Thượng thư bộ Hình Trương Quốc Dụng (1797-1864) quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh, đậu tiến sỹ năm 1829. Trước khi ra Yên Quảng, Quốc Dụng đã kinh qua tri phủ Tân Bình, Gia Định, An sát Quảng Ngãi, Hưng Yên và rất nhiều chức vụ khác. Năm 1863, khi Tạ Văn Phụng nổi loạn ở Yên Quảng, Quốc Dụng được điều ra làm Tổng đốc Hải An quân vụ. Trước đó, loạn Tạ Văn Phụng đã từng bị Quốc Dụng đánh đuổi tan tác, phải chạy từ Kinh Môn, Nam Sách (Hải Dương) về vùng biển Quảng Yên. Năm 1864, trong một trận đánh với quân phản loạn, do lực lượng ta yếu, thế trận bị vỡ, ông cùng tán lý Văn Đức Khuê, Tán tướng Trần Huy Sách, Chưởng vệ Hồ Thiện đã dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng…



 Tổng đốc Hải An quân vụ Nguyễn Tri Phương

Tổng đốc Hải An quân vụ Nguyễn Tri Phương (1800-1873) quê làng Điền Long, huyện Phong Đường, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông đã trải qua một hành trình phấn đấu không ngừng và đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực quản lý từ thời Minh Mạng đến Tự Đức. Nhà nghèo, ông bắt đầu bằng việc làm thư lại. Nhờ tài năng, phẩm chất tốt, ông được tiến cử lên vua và được cử làm phái bộ qua Trung Hoa, kinh dịch các vùng đất mới Nam bộ, Tuần phủ Nam Nghĩa, Phụ trách bố phòng Đà Nẵng, Tổng đốc An - Hà dẹp các đám cướp ở An Giang, Hà Tiên... Nhờ lập được nhiều công lớn, ông được triều đình nhà Nguyễn thưởng danh hiệu "An Tây trí dũng tướng". Thời vua Thiệu Trị còn được ban "Quân kỳ thạc phụ". Thời vua Tự Đức ông được bầu làm phụ chánh đại thần trong triều rồi kinh qua tổng đốc Gia Định, Biên Hoà, kinh lược xứ Nam kỳ... Nguyễn Tri Phương đã trực tiếp tổ chức các cuộc chống Pháp tại Đà Nẵng năm 1858, Kỳ Hoa - Gia Định năm 1861. Năm sau, 1862, trước tình hình rối ren tại miền Bắc, Tự Đức điều Tri Phương ra Bắc. Một năm sau đó ông được trao quyền làm tổng đốc An Hải quân vụ để trù liệu việc của Yên Quảng. Theo Việt Nam sử lược, tháng 7 năm 1865, Nguyễn Tri Phương phái Đặng Trần Chuyên, Ông Ích Khiêm đánh chiếm lại thành Hải Ninh. Ông điều hành công việc tại Yên Quảng khá hiệu quả, đặc biệt tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, nhiều nhóm quân phỉ nhen nhóm làm phản tại đây đều bị ông trừng trị…

(Theo baoquangninh)

 

Theo Quehuongonline

 

  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65105202

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July