Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính Trả lời Tạp chí Black & White - Mỹ Cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính Trả lời Tạp chí Black & White - Mỹ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính Trả lời Tạp chí Black & White - Mỹ

 

(PV. Mark Harris)

Black & White (BW): Trước đây khi lớn lên ông có muốn trở thành nhiếp ảnh gia không? Hồi đó ông đã lựa chọn nghề gì?

Đoàn Công Tính (ĐCT) : Khi còn học phổ thông tôi rất thích thú với môn học về nguyên lý nhiếp ảnh. Tôi đã cùng thầy giáo làm thí nghiệm hộp tối, say mê xem hình lộn ngược với chiêc khăn đen trùm kín đầu đến vã mồ hôi. Thời học sinh tôi có nhiều mơ ước : mơ trở thành chiến binh, tướng lĩnh trên lưng ngựa … Khi lớn hơn, tôi mê những vấn đề chính trị, văn học và điện ảnh.
Khi Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam, tôi đã xin nhập ngũ mặc dù lúc đó tôi chưa được tuyển dụng vì gia đình chỉ có 1 con trai duy nhất. Mới nhập ngũ tôi đã tập viết báo, có nhiều bài được đăng nhưng tôi vẫn tiếc vì chưa có một chiếc máy ảnh để chụp ảnh đi kèm tin và bài. Tôi được cử đi học trường sĩ quan pháo binh. Khi ra trường tôi đã mua lại của một người bạn cùng học một chiếc máy ảnh nhỏ. Đó là chiếc máy Zorki-6 (do Liên Xô sản xuất, chỉ dùng cho thiếu niên). Về đơn vị chiến đấu tôi vừa chỉ huy bộ đội vừa tập chụp ảnh. Phải tới 3 năm tập chụp ảnh một cách vất vả (vì không có ai chỉ dẫn) tôi mới có tấm ảnh đầu tiên đăng báo. Tôi có nguyện vọng về tòa soạn báo để có thể đi chiến trường miền Nam chụp ảnh. Tôi được nhận về tòa soạn báo “Quân đội nhân dân” và trở thành phóng viên nhiếp ảnh chính thức. Đạt nguyện vọng, tôi phấn khởi và nỗ lực trong những chuyến đi cùng các đơn vị quân đội của miền Bắc, tham dự những chiến dịch lớn. Chỉ trong vòng 3 năm tôi đã tham dự 4 lần vào những trận đánh mang tính lịch sử và tạo dựng cho bản thân một sự nghiệp nhiếp ảnh không tồi.

BW : Những thử thách lớn nhất với phóng viên chiến trường là gì … về những cảnh ông không thể bấm máy chụp do quá bạo liệt ?

 "Nụ cười Thành Cổ" một trong những bức ảnh nổi tiếng của PV chiến trường Đoàn Công Tính

 

ĐCT : Cùng với những người lính tôi phải đương đầu với mọi thứ vũ khí và hỏa lực tối tân của đối phương như những trận mưa bom từ pháo đài bay B.52, pháo từ các trận địa được mệnh danh là “Pháo vua chiến trường”, pháo từ hạm đội 7 ngoài khơi bắn vào, những luồng đạn bắn thẳng như không lúc nào ngừng … Không thể nhớ hết những lần tôi bị vùi lấp cùng với một vài người lính để rồi tự bới đất ngoi lên và nhìn thấy những người bị thương vong. Có những lần tôi bàng hoàng trước hình ảnh thảm khốc : những xác chết đối phương nằm la liệt. Tôi đã định không chụp nhưng rồi tôi đã nhắm mắt chụp vì nghĩ rằng chiến tranh là như thế. Người phóng viên cần phải ghi lại sự thật dù không mong muốn điều đó xảy ra.

BW : Ông có từng rất chính trị không ?

ĐCT : Có. Dù chỉ là sĩ quan cấp thấp trong quân đội, tôi rất quan tâm đến chính trị vì hiểu rằng chính trị quyết định đến số phận của dân tộc tôi. Tôi tự hào là người sống có lý tưởng. Lý tưởng đó là phụng sự hòa bình, tự do cho Tổ Quốc tôi.

BW : Ông đã được nhìn nhận là một người lính cầm máy ảnh hay là một phóng viên ảnh? Ông có từng thuộc quân đội không ?

ĐCT : Tôi luôn luôn được nhìn nhận và tự nhận là người lính cầm máy ảnh. Tôi coi máy ảnh là thứ vũ khí đắc dụng giúp tôi thực hiện lý tưởng sống của mình.

BW : Một trong những bức ảnh của ông thể hiện tình trắc ẩn đối với những người lính Việt Nam Cộng hòa bị thương. Quan điểm của ông về những người lính Mỹ cũng như những người lính ngoại quốc khác và quân đội Việt Nam Cộng hòa là gì?

PV Đoàn Công Tính sau khi bấm máy bức ảnh nổi tiếng " Nụ cười Thành Cổ"

 

ĐCT : Quang điểm của tôi về những người lính đã tham chiến ở Việt Nam: Dù họ mang quốc tịch nào thì cả họ và chúng tôi đều là nạn nhân của cuộc chiến. Người ta thường nói : “Máu người không phải là nước lã”. Còn người Việt Nam thì nói : “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Những năm xung trận, chứng kiến những người lính từ hai phía phải đổ máu tôi thật sự xót xa, thương cảm. Tôi từng tự tay và cùng với những người khác đào bới rồi băng bó cho những người lính từ hai phía bị bom B.52 vùi lấp.

BW : Ông có từng mang theo súng cùng với đeo máy ảnh không? Nếu có ông có từng sử dụng súng không?

ĐCT : Tôi từng mang theo súng (súng ngắn K.59) để tự vệ nhưng chưa có dịp dùng tới. Ngay khi ở chiến trường tôi đã nghĩ : Nếu cần bắn tôi sẽ không bắn mà dùng máy ảnh để chụp, vì đối với tôi chụp ảnh quan trọng hơn.

BW : Ông có từng bị thương không? Những tình huống nguy hiểm nhất mà ông đã từng phải đối mặt là gì?

ĐCT : Tôi chưa từng bị thương nhưng nhiều lần bị sức ép của bom đạn khiến cho màng nhĩ trong tai của tôi bị tổn thương, cho đến nay nếu nghe tiếng động lớn là tôi bị nhức đầu. Những tình huống nguy hiểm nhất mà tôi gặp không có gì khác hơn là phải nằm dưới tầm bom B.52 khiến thân thể tôi có lúc như bị nhấc khỏi mặt đất rồi lại đập xuống. Đôi khi bị trực thăng vũ trang phóng rocket vào giữa đội hình khi đang vượt sông …

BW : Ông đã từng sử dụng những loại máy ảnh và phim nào? Những loại ống kính (lens) nào?

ĐCT : Tôi đã từng sử dụng những loại máy ảnh : Pratica (Đông Đức), Kiev (Liên Xô) và Canon. Tôi đã dùng các loại phim sản xuất tại Liên Xô và Đông Đức như Orwo, Tasma … Các loại ống kính đi theo máy (không có tele và góc rộng).

BW : Ông đã nhận thấy các phóng viên như Philip Jones Griffiths, Nick Ut tác nghiệp như phóng viên chiến trường bên cạnh quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở những đâu?

ĐCT : Với Nick Út và các phóng viên phương tây trong chiến tranh Việt Nam tôi không có dịp gặp họ vì chúng tôi ở hai đầu chiến tuyến khác nhau. Phải tới tận 35 năm sau chiến tranh tôi với Nick Út mới được gặp nhau tại Sài Gòn nơi tôi định cư. Dù không quen biết từ trước nhưng gặp nhau chúng tôi coi như những người bạn thân thiết. Giữa chúng tôi dù trước đây ở hai chiến tuyến đối đầu nhưng nay giữa chúng tôi không còn khoảng cách. Mỗi lần Nick về Việt Nam chúng tôi sát cánh cùng nhau ghi lại những hình ảnh trẻ em là nạn nhân chất độc da cam, những hoạt động nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh.

BW : Có ai trong số những người thân trong gia đình ông bị ảnh hưởng do chiến tranh không? Nếu có thì như thế nào? Họ sống ở đâu?

 

" Nắng dưới lòng đất"  một trong những tác phẩm của PV Đoàn Công Tính

 

ĐCT : Tôi và những người thân trong gia đình tôi đều ít nhiều bị ảnh hưởng sức khỏe do chiến tranh. Một người chị của tôi bị bệnh tâm thần vĩnh viễn vì bom Mỹ đánh vào nhà máy dệt nơi chị tôi làm việc. Hiện nay chị tôi đã vào nhà an dưỡng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chị đã 75 tuổi.

BW : Sau chiến tranh ông có tiếp tục nghề ảnh không? Nếu có thì ông đã được phân công những việc gì?

ĐCT : Sau chiến tranh tôi đã từ bỏ nghề phóng viên vì tôi nghĩ ở Việt Nam đã hết chiến tranh, không cần phóng viên chiến trường. Trước khi rời bỏ nghề tôi có đề nghị được đi làm phóng viên tại các điểm nóng trên thế giới nhưng không được chấp nhận. Tôi ra khỏi quân đội tới làm việc tại cơ quan lưu trữ tư liệu lịch sử.

BW : Có những bức ảnh được dàn dựng lại hoặc được sắp đặt để tạo hiệu ứng không? Có sự nhạy cảm chính trị nào mà ông phải cố gắng để vượt qua không? Nói một cách khác, ông có từng cố gắng để tạo ra một tác phẩm mang tính tuyên truyền không?

ĐCT : Là phóng viên chiến trường nhưng cũng có lúc phải dàn dựng để có những bức ảnh như ý nhưng chỉ có một hoặc hai lần duy nhất. Như bức ảnh “ Nụ cười bên thành cổ Quảng Trị”, để có nụ cười của tất cả những người lính ấy, tôi đã phải nói họ ra khỏi hầm trong giây lát để tôi chụp bức ảnh có hình bức thành đổ nát cùng với nụ cười.

BW : Làm thế nào ông duy trì được sự đúng mực của mình và giữ quan điểm ôn hòa trong cuộc sống cho dù đã chứng kiến những chuyện khủng khiếp đến như vậy trước đây?

ĐCT : Sau chiến tranh hàng chục năm vậy mà có đêm đang ngủ tôi bỗng giật mình hoảng hốt, lăn từ trên giường xuống đất và la to : “B.52!”. Cuộc sống của tôi luôn đi cùng với những bệnh tật liên quan đến bệnh thần kinh mất ngủ, tim mạch, bao tử v.v … Để tồn tại cho đến hôm nay tôi đã phải trải qua một cuộc chiến đấu thật sự gay go để khắc phục tất cả những điều nói trên. Bây giờ tôi thường xuyên tập bơi, khí công và thiền ./.

 

Nguồn * http://issuu.com/bandwmag/docs/109_b_w/c/sceeraw

 


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65104196

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July