Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Giai thoại Việt Nam: Nhà văn Nguyễn Công Hoan: Chuyện vui và những kỷ lục Giai thoại Việt Nam: Nhà văn Nguyễn Công Hoan: Chuyện vui và những kỷ lục , Người xứ Nghệ Kiev
 


Nhớ về Nguyễn Công Hoan, bạn bè, đồng nghiệp thường nhớ về một con người thông minh, ưa hài hước, với những giai thoại vui trong đời thường và những kỷ lục văn chương...

 



Nhà văn Nguyễn Công Hoan (giữa) cùng ông Lê Tất Đắc và Đào Duy Kỳ trong kháng chiến chống Pháp.

Cách làm việc kỳ lạ...

Trước Cách mạng Tháng Tám, nghề chính của nhà văn Nguyễn Công Hoan là dạy học. Bởi vậy, dù khối lượng tác phẩm của ông có đồ sộ đến mấy, thì công việc sáng tác nhiều khi vẫn cứ phải tranh thủ kết hợp với một số công việc khác.

Theo như nhà văn Nguyễn Công Hoan kể lại trong cuốn hồi ký "Đời viết văn của tôi", bạn đọc hẳn sẽ lấy làm ngạc nhiên bởi cách thức làm việc của ông: Ông viết rất nhanh, nhưng nhiều lúc không hẳn đã tập trung vào chỉ riêng một việc. Ví như, ông có thể vừa viết tiểu thuyết theo "đơn đặt hàng" của tạp chí này thì đồng thời cũng lại viết truyện ngắn cho tờ báo kia. Thậm chí, có những khi vào dịp Tết ông vừa ngồi viết tiểu thuyết, vừa chầu rìa tổ tôm, đánh bài tam cúc…

Chính bởi cách làm việc như vậy, mà ở nhà văn đã xảy ra câu chuyện vui sau đây:
Khi cho đăng một truyện dài trên một tờ báo, không phải nhà văn đã viết xong toàn truyện, mà chỉ viết xong từng kì một, viết tới đâu, tòa báo cho người tới lấy in tới đó. Một lần, ông gửi cho tờ báo nọ hồi thứ nhất của câu chuyện, rồi khi tòa báo chưa kịp cho in, ông đã viết tiếp hồi hai. Đến khi viết, vì hồi thứ nhất đã gửi đi, nhà văn quên béng mất tên nhân vật, ông bèn để trống nhờ tòa soạn… điền hộ.

Về sức làm việc của Nguyễn Công Hoan thì quả là đáng khâm phục. Cuốn "Bước đường cùng" dày hơn 200 trang, ông hoàn thành trong có hai tuần. Cuốn "Tranh tối tranh sáng" dày hơn 300 trang ông hoàn thành sau 29 ngày. Sau này, tuổi đã cao, ông viết "chậm" hơn. Song những cuốn như "Đống rác cũ" dày hơn nghìn trang, ông cũng chỉ hoàn thành trong có 10 tháng.

Nhiều người đã biết, văn hào Pháp H. Banzắc được xem là người có sức viết khủng khiếp. Trong hơn hai mươi năm tập trung cho nghề văn, bình quân cứ khoảng 3 tháng ông hoàn thành một cuốn dày cỡ 300 trang in. Như vậy, với thời gian 29 ngày hoàn thành một cuốn dày hơn 300 trang của Nguyễn Công Hoan, ta cũng nên xem đó là một kỳ tích.

Trước Cách mạng Tháng Tám, trong các nhà văn ta, Nguyễn Công Hoan là người có số lượng đầu sách xuất bản lớn nhất. Nhà văn Tô Hoài từng có ý kiến như vậy và bản thân Nguyễn Công Hoan cũng tự nhận "Về số lượng sách, nếu tôi có thua, thì chỉ thua Lê Văn Trương thôi. Nhưng mà những tác phẩm đề tên tác giả là Lê Văn Trương, không thể biết cuốn nào là chính hiệu, cuốn nào là giả hiệu. Lê Văn Trương, khi mà tên tuổi đã được độc giả biết, thì anh ta có bao một số đàn em để họ viết truyện hộ".

Bởi tinh thần lao động như thế, cho nên, như lời kể của nhà văn Tô Hoài: "Anh viết liên tiếp xong tiểu thuyết "Bước đường cùng" thì bị đau một bên bả vai. Anh làm liền một loạt truyện ngắn, in báo rồi in thành  tập "Đào kép mới". Viết xong, đứt kẽ mắt, bị sưng húp lên". Sau này, khi có tuổi, những "cố tật" ấy lại có dịp "tái xuất", khiến Nguyễn Công Hoan không ngồi cầm bút được lâu.

Không vướng bận với chức vị và... lời khen

Trong quan niệm của Nguyễn Công Hoan, cái quan trọng nhất đối với một nhà văn chính là tác phẩm. Mọi thứ vinh quang, chức vị... ông đều xem nhẹ và luôn ý thức sao để nó không vướng bận, cản trở việc viết của mình.

Chính vì vậy mà khi được anh em tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn, ông gọi là ông "bị bầu làm Chủ tịch...".
Ông từng tâm sự, đại để là từ bé ông quen sống tự do, không thích ăn mặc, nói năng gò bó, "nay làm Chủ tịch một hội quan trọng, là Hội Nhà văn, tôi vui mừng sao được?". Để thể hiện nỗi "lo lắng" trước công việc không quen này, ông làm mấy câu "tập Kiều", ghi vào sổ tay của nhà thơ Mộng Sơn:

Trăm năm trong cõi người ta
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Rày xem phỏng đã cam lòng hay chưa

Từ câu chuyện trên, tôi lại nhớ tới câu chuyện xảy ra với Nguyễn Công Hoan trước đó mà tôi từng nhắc tới trong một bài báo (bài báo sau này đã được nhà phê bình văn học Từ Sơn tâm đắc đưa in trong bộ "Toàn tập Hoài Thanh"):

Năm 1935 là năm nổ ra cuộc tranh luận khá quyết liệt về quan điểm văn nghệ của hai phái: Nghệ thuật vị nhân sinh (mà đại diện là Hải Triều) và nghệ thuật vị nghệ thuật (trong đó có Hoài Thanh). Điều đáng nói là cả hai phái đều lấy tập truyện ngắn "Kép Tư Bền" của nhà văn Nguyễn Công Hoan ra để biểu dương. Bên này khen tác giả đã biết quan tâm đến những người nghèo khổ, đã nêu bật được những cảnh bất công của xã hội. Bên kia thì bẻ lại "văn chương là văn chương", đồng thời khen Nguyễn Công Hoan ở tài quan sát và kể chuyện. Trong khi hai phái tranh luận với nhau dữ dội như vậy, Nguyễn Công Hoan vẫn điềm nhiên sáng tác, chẳng cần biết người ta có ý định "xếp" ông về phía nào.

Sau này nhà văn Nguyễn Công Hoan đã kể lại trong hồi ký "Đời viết văn của tôi": Một lần qua chơi Huế, ông tìm đến ở tạm nhà Hoài Thanh. Buổi chiều, khi đi dạo bên bờ sông Hương, qua hiệu sách Hương Giang (chỗ đầu cầu Tràng Tiền), chợt ông gặp Hải Triều đang ngồi bán sách ở đấy. Thấy ông, Hải Triều mừng rỡ gọi vào chơi, rồi tiện thể nhờ nhà văn cứ mỗi sáng sớm trong thời gian ông còn ở đấy, đến hiệu sách trực tiếp ký tặng những người mua sách của ông, cho bạn đọc được thỏa lòng ngưỡng mộ. Và bởi vậy mà đã xảy ra cái "nghịch cảnh" là trong khi hai nhà phê bình vẫn đang bút chiến với nhau thì nhà văn vẫn chơi bình thường được với cả hai ông.

( Theo cand.com.vn - còn nữa )

Nguồn Quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Van-hoc-nghe-thuat/Giai-thoai-Viet-Nam-/2015/05/59B52F17/


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65110431

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July