Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 09/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Những vị vua gắn liền với Văn Miếu – Quốc Tử Giám Những vị vua gắn liền với Văn Miếu – Quốc Tử Giám , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Tại nhà Thái học nằm trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện thờ ba vị vua anh minh là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông - những vị minh quân đã có công sáng lập, hoàn thiện và phát triển nơi này thành một trung tâm văn hóa hàng đầu của nước ta.

Lý Thánh Tông có công khai sáng nền giáo dục, nho học, là người đưa ra quyết định xây dựng Văn Miếu; Lý Nhân Tông là người mở mang nền giáo dục nho học, xây dựng Quốc Tử Giám; Lê Thánh Tông là người lập bia đá ghi công những người đã đỗ đạt Trạng Nguyên, Tiến sĩ, tạo dựng nền giáo dục và thi cử thịnh vượng nhất của Việt Nam


Vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072)


Vua Lý Thánh Tông mở đầu cho quốc hiệu Đại Việt hiển hách và là vị vua có công khai sáng, đặt nền móng cho nền giáo dục Nho học khoa cử Việt Nam. Năm 1070, vì muốn khai hóa văn hóa, ông cho lập Văn Miếu, làm tượng thờ Chu công, Khổng Tử và tứ phối (4 học trò xuất sắc của Khổng Tử được người đời thờ phụng bên Thầy bao gồm Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử) và 72 học trò mở đầu cho nền Nho học Việt Nam (hay còn gọi là Thất thập nhị hiền). Đây là khuôn mẫu để làm Văn Miếu và thờ tự theo nguồn gốc Nho học bắt đầu từ quê hương của Khổng Tử, việc mà các nước phương Đông mộ đạo thường có để tỏ lòng tôn kính với chữ nghĩa của Thánh hiền!

Là người đứng đầu muôn dân, vua Lý Thánh Tông đã nhận thức ra tầm quan trọng của việc tôn trọng chữ nghĩa bằng cách dựng đền thờ người có công khai sáng ra chữ nghĩa và cử người đến để tôi rèn trong nghiệp chữ nghĩa đặng mai sau trở thành hiền tài giúp dân trị nước. Ngài cũng đặt ra quy định người đầu tiên phải đến đây học là Thái tử.

Vua Lý Nhân Tông (1066 - 1127)

Vua Lý Nhân Tông con trai vua Lý Thánh Tông. Ngài là kết quả của mối tình tuyệt đẹp giữa ông vua cao tuổi hiếm con trai Lý Thánh Tông với Nguyên Phi Ỷ Lan tài sắc vẹn toàn. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông đã cho phép triều đình lập ra Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu, nơi này trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Sau đó, nhà vua chỉ thị cho việc tuyển sinh chọn quan viên văn chức những người biết chữ đưa vào học tiếp ở Quốc Tử Giám để cho trình độ được nâng cao hơn. (Việt sử thông giám cương mục. Nxb. Văn sử địa. 1957) chép: “Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó”. Quốc Tử Giám trở thành trung tâm học hành cao bậc nhất đất nước lúc ấy. Vua Lý Nhân Tông cũng là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075.

Vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

Vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành và là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê. Dưới thời Lê Thánh Tông, quốc gia Đại Việt phát triển ở mức cường thịnh nhất.

Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đã đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ông đưa vào thực thi bộ luật Hồng Đức được cho là rất tiến bộ thời bấy giờ.

Lê Thánh Tông cũng được xem là một bậc minh quân, một nhà văn hoá hết sức coi trọng hiền tài, người sáng lập ra Hội Tao đàn. Dưới thời vua trị vì, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đạt đến mức rực rỡ nhất: Mở rộng quy mô, hoàn thiện việc nâng cao chất lượng học hành thi cử và đều đặn 3 năm một lần thi hội ở kinh đô.

Việc học hành và thi cử dưới thời vua Lê Thánh Tông được đánh giá rất tích cực. Năm 1463, nhà vua định lệ 3 năm sẽ có một kỳ thi hội. Từ năm 1463 đến năm 1496, với 33 năm ấy nhà vua đã cho tổ chức được 12 khoa thi và lấy đỗ được 502 Tiến sĩ trong đó có nhiều người nổi tiếng như Lương Thế Vinh, Phạm Đôn Lễ, Vũ Tuấn Chiêu… Lê Thánh Tông cũng là người cho dựng bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (1484). Theo lệnh vua, tấm bia được dựng đầu tiên là tuyên dương những hiền tài đỗ đạt trong cuộc thi năm Nhâm Tuất Đại Bảo thứ ba tức năm 1442, đúng năm Lê Thánh Tông sinh ra. Nội dung bia do Văn thần Thân Nhân Trung phụng soạn, tấm bia này chứa một câu văn rất nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Từ đây về sau, những người đỗ đạt hiển vinh sẽ thành lệ được khắc tên lên đá, được xướng danh ghi tên trên bảng vàng, được vua ban mũ áo rồi cho lễ vinh quy về quê hương bái tổ.

Có thể nói, ba vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, và Lê Thánh Tông thuộc về ba triều đại khác nhau nhưng đều có công to lớn trong việc khai phá, xây dựng và phát triển Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Lấy sự học và những người có học làm thành gốc rễ của nghiệp dựng nước, những vị vua này xứng đáng được tôn vinh là những bậc minh quân trong lịch sử dân tộc.

(Theo Hanoitv)

Theo Quehuongonline


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 8
Total: 69958756

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July