Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Chuyện về “Bế Văn Đàn” của Đảo Mắt anh hùng Bài 3: Không quên những người anh hùng Chuyện về “Bế Văn Đàn” của Đảo Mắt anh hùng Bài 3: Không quên những người anh hùng , Người xứ Nghệ Kiev
 

QĐND - Thứ tư, 30/07/2014 | 15:52 GMT+7

QĐND - Mờ sáng, chúng tôi ra bến tàu ở Cửa Hội (Nghệ An) để tham gia hải trình ra Đảo Mắt. Sau gần 3 giờ đồng hồ vượt sóng, phía trước mũi tàu là Đảo Mắt như một chiếc yên ngựa xanh thẫm phía chân trời. Ở cầu cảng, bộ đội trên đảo đã hàng ngũ chỉnh tề để đón tàu từ đất liền ra thăm. Chúng tôi cảm nhận thấy trên gương mặt những người lính trẻ măng nhưng đầy niềm tự hào, sự tự tin, rắn rỏi. Trên vách đá nổi bật dòng chữ: “Vững ý chí, chắc tay súng, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương”. Đảo Mắt anh hùng đây rồi!

Đại úy Trần Văn Thảo, Chính trị viên Tiểu đoàn Hỗn hợp Đảo Mắt giới thiệu về tấm bia chiến công cho các chiến sĩ mới.

Hai mặt bia, hai khẩu đội anh dũng

Vừa đưa tay kéo chúng tôi từ tàu lên cầu cảng, Đại úy Trần Văn Thảo, Chính trị viên của đảo vừa hồ hởi nói: “Biết có gia đình của bác Hồ Sĩ Châu ra thăm, anh em ở đảo đã mong ngóng từ sáng”. Anh Thảo cho biết, đối với cán bộ, chiến sĩ Đảo Mắt thì tấm gương chiến đấu của bác Hồ Sĩ Châu và khẩu đội 12 ly 7 chẳng khác nào một huyền thoại.

Đoán được tâm lý của anh Hồ Sĩ Đào-con trai bác Hồ Sĩ Châu, sau mấy phút nghỉ ngơi, anh Trần Văn Thảo liền dẫn chúng tôi đi lên phía đỉnh của hòn đảo, nơi có đặt tấm bia. “Tấm bia ấy đã ở trên đảo hàng chục năm nay, nhân ngày truyền thống của đảo hằng năm, chúng tôi thường đưa cán bộ, chiến sĩ lên thắp hương để giáo dục truyền thống. Nay, biết được bác Hồ Sĩ Châu vẫn còn sống, chúng tôi ai cũng mừng”-anh Thảo nói.

Con đường lên đỉnh đảo len lỏi dưới những vòm cây rợp mát. Mặc dù bước khá vội trên các bậc đá, nhưng chúng tôi vẫn kịp nhìn thấy những khẩu hiệu chữ vàng trên nền đỏ được in trên các tấm bia dọc đường: “Đảo là trái tim, biển là mạch máu”, “Xứng danh anh Bộ đội Cụ Hồ trên quê hương Bác”. Và ấn tượng nhất là biểu tượng dải đất chữ S của Tổ quốc, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo ven bờ được xây nổi trên một phiến đá lớn. Trên đó có dòng chữ: “Đất mẹ linh thiêng, máu đào Tổ quốc”. Dường như, với mỗi cán bộ, chiến sĩ nơi đây, tình yêu và trách nhiệm với Tổ quốc đã thấm sâu vào máu, in đậm trong từng hơi thở.

Cầu tàu của Đảo Mắt

Sau một đoạn dốc dựng ngược, chúng tôi đến một bãi đất khá rộng, với các hầm chiến đấu. Ngay bên cạnh hầm chiến đấu ấy là một tấm bia lớn được xây bằng xi măng, quét vôi trắng. Mặc dù, có vẻ như nó mới được quét vôi, tô chữ lại cách đây chưa lâu, nhưng hơi muối khắc nghiệt của biển, đảo đã khiến tấm bia vẫn lộ ra những mảng sẫm của thời gian. Tấm bia có hai mặt. Một mặt ghi chiến công của khẩu đội Đinh Bá Thông trong trận quyết chiến đầu tiên của đảo với máy bay Mỹ và đã bắn hạ một chiếc: “Trận đầu tiên 31-3-1965, khẩu đội Đinh Bá Thông đã anh dũng chiến đấu. Phút cuối cùng, đồng chí Hồ Kim Giao hy sinh vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, cùng đơn vị bắn tan xác một máy bay F105 của đế quốc Mỹ”.

Ở mặt còn lại của tấm bia ghi chiến công của trận đánh ngày 17-8-1965 của khẩu đội Trương Văn Thủ mà bác Hồ Sĩ Châu đã biến thân mình thành giá súng: “Trận 17-8-1965, toàn khẩu đội Trương Văn Thủ, Nguyễn Ngọc Linh, Phạm V. Lưu, y tá Hồ Sĩ Châu, tên lửa địch bắn vào trận địa, người bị thương, chân súng bị gãy. Hồ Sĩ Châu lấy thân mình làm giá súng. Khẩu đội tiếp tục chiến đấu đến phút cuối cùng bắn tan xác một máy bay AD6 của đế quốc Mỹ lập thành tích kỷ niệm ngày 19-8”.

Chúng tôi đứng lặng hồi lâu trước tấm bia. Theo Chính trị viên Trần Văn Thảo, tấm bia hai mặt nói trên được lập vào khoảng cuối năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất. Lúc ấy, cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã trồng vườn cây Bác Hồ, lập tấm bia tưởng nhớ công ơn của Người. Cùng với đó, đảo cũng đã lập tấm bia có hai mặt để ghi chiến công hai trận đánh oanh liệt mà quân và dân trên đảo đã tiêu diệt máy bay Mỹ. Tấm bia được xây dựng ngay tại vị trí trận địa của hai khẩu đội.

Nhìn tấm bia, tôi chợt nhớ đến hình ảnh của bác Hồ Sĩ Châu, một cựu chiến binh gầy yếu, hiện nay đã sức tàn lực kiệt. Tôi chợt tự hỏi, sức mạnh nào khiến con người nhỏ bé lại có thể hành động mạnh mẽ và quả cảm đến thế? Phải chăng, hành động đó xuất phát từ sự bất khuất của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Lòng yêu nước, sự căm thù giặc đã tôi luyện họ thành những con người thép.

Điều đáng phục hơn nữa là những con người đã lập nên những chiến công hiển hách như vậy lại không kể cho ai biết chiến công của mình. Hết chiến tranh, họ lặng lẽ trở về với cuộc sống đời thường, với mảnh ruộng nơi thôn quê, với cuộc sống bần hàn và những cơn đau buốt do những vết thương từ thời chiến tranh. Chất anh hùng, sự phi thường của anh Bộ đội Cụ Hồ không chỉ bởi hành động dũng cảm trong chiến đấu. Mà còn bởi, họ coi chuyện chiến đấu xả thân là bình thường.

Đảo Mắt nhìn từ xa

Không thể nào quên

Tổng kết trong cả cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, quân và dân Đảo Mắt đã đánh 297 trận với máy bay Mỹ, 64 trận đánh tàu chiến Mỹ. Đảo đã phải hứng chịu một lượng khổng lồ bom, đạn, tên lửa hủy diệt. Nhưng nhờ sự mưu trí, dũng cảm nên quân, dân trên đảo đã bắn rơi 15 chiếc máy bay Mỹ, bắn bị thương 8 chiếc khác, bắn cháy 10 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm, 1 tàu biệt kích. Nhờ hệ thống hầm hào kiên cố và cách đánh sáng tạo, bộ đội ta giảm được tối đa thiệt hại. Suốt những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, cả đảo có 9 liệt sĩ.

Bác Vinh kể, do sự bố trí hỏa lực dày đặc, gồm nhiều loại súng, nhiều tầng bắn, nhiều vị trí mà đối với kẻ thù, Đảo Mắt cứ như một con nhím tua tủa gai. Máy bay giặc thường phải cắt bom vội, khó trúng mục tiêu. Hơn nữa, do địa hình cao, dốc đứng của đảo nên nhiều quả bom bị trôi tuột xuống phát nổ dưới chân đảo. Không chỉ bảo vệ đảo, trong chiến tranh, bộ đội trên đảo còn đánh giải vây cho 3.210 lượt tàu, thuyền, cứu 137 ngư dân bị nạn trên biển. Trước những thành tích xuất sắc, ngày 11-1-1973, Đảo Mắt được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Nói lại chuyện khẩu đội 12 ly 7, điều đáng tiếc là chúng tôi cũng chưa tìm được tin tức về những người còn lại ở trong khẩu đội là Trương Văn Thủ, Nguyễn Ngọc Linh, Phạm V. Lưu. Họ không nằm trong danh sách các liệt sĩ hy sinh trên đảo. Vậy sau khi rời đảo, họ tiếp tục chiến đấu ở chiến trường nào, còn sống hay đã hy sinh? Hiện đang ở đâu? Hoàn cảnh gia đình ra sao? Đơn vị trên Đảo Mắt hiện nay không biết thông tin về họ. Chúng tôi đã gặp một số bác trong Hội Đồng hương cựu chiến binh hai đảo Mắt-Ngư bao gồm những người đã từng chiến đấu ở Đảo Mắt vào thời điểm ấy, nhưng cũng không ai nắm được tin tức về những người trong khẩu đội anh dũng năm nào. Bác Châu nhớ Khẩu đội trưởng Trương Văn Thủ có dáng người mảnh khảnh. Có người thì nhớ, hình như sau đó đồng chí Thủ về nghỉ hưu ở Hà Tĩnh hay Quảng Bình…

Tháng 6 vừa qua, một số bạn chiến đấu của bác Hồ Sĩ Châu tại Đảo Mắt bao gồm các bác: Trần Thanh Tâm, Hồ Công, Đoàn Văn Vinh, Đinh Sĩ Tiến, Nguyễn Văn Hứa đã lên thăm bác tại nhà ở xóm Đồng Nại, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Hôm ấy, nhà bác Châu vui như Tết. Họ hàng, hàng xóm kéo sang chúc mừng bác. Không ai nghĩ, bác lại có một quá khứ hào hùng đến vậy.

10 năm chiến đấu và công tác ở chiến trường B5 Quảng Trị, vùng bị Mỹ rải chất độc da cam nên cách đây hai năm, bác Châu được hưởng chế độ dành cho người nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, dù bị rất nhiều vết thương trong trận chiến ở Đảo Mắt, nhưng suốt mấy chục năm qua, bác chưa được hưởng chế độ thương binh. Bác nhớ, sau khi kết thúc đợt điều trị ở tiểu đoàn quân y, họ cấp cho bác một giấy ra viện, trong có ghi rõ về tình trạng những vết thương. Nhưng vì trải qua nhiều chiến trường, giấy này đã bị thất lạc. Công tác trong ngành y nhưng bác chưa bao giờ giám định thương tật để được hưởng chế độ thương binh. Bác nghĩ đơn giản là trong chiến tranh, cái chết cận kề, bị thương mà bình phục quay trở lại đơn vị đã là hạnh phúc lắm rồi. Thời gian ở Đảo Mắt, máy bay địch đánh suốt ngày đêm, luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, không còn thời gian để nghĩ về việc riêng. Khi hòa bình lập lại, do mất hết giấy tờ, bác cũng không đi làm lại vì chẳng biết đồng đội cũ nay ở đâu, đơn vị mới thì không biết mình, đường sá thì xa xôi, cách trở, đi lại rất khó khăn, sức khỏe thì yếu…

Anh Võ Mạnh Hậu, Bí thư chi bộ xóm Đồng Nại cho biết, xóm đang thu thập, rà soát thông tin về những người có công theo hướng dẫn của cấp trên. “Chúng tôi sẽ đưa hồ sơ của bác Hồ Sĩ Châu lên cấp trên xem xét. Chính sách của Đảng và Nhà nước là không để sót những người đã có công với đất nước"-anh Hậu nói.

Khi rời Đảo Mắt, ấn tượng trong tôi là hình ảnh người chiến sĩ trẻ đứng gác, tĩnh lặng hướng ra biển. Phía trên, sau lưng anh là cờ Tổ quốc bay phần phật và dòng chữ trên vách đá: “Vững ý chí, chắc tay súng, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương”. Đó là mệnh lệnh của trái tim! Mệnh lệnh ấy, tình yêu ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ của bác Châu, bác Thủ, bác Linh, bác Lưu, và rồi các chiến sĩ trẻ ngày nay, tiếp nối nhau sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Và chắc chắn, Tổ quốc, nhân dân sẽ không bao giờ quên công lao của họ.

Bài và ảnh: HỒ QUANG PHƯƠNG – LÊ ANH TẦN

 Bài 1: Lấy thân mình làm giá súng, bắn rơi máy bay Mỹ

Bài 2: Hành trình tìm về câu chuyện anh dũng

 Theo QDND.VN


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65114301

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July