Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Ai là vua Quang Trung giả thời Tây Sơn? Ai là vua Quang Trung giả thời Tây Sơn? , Người xứ Nghệ Kiev
 

Sự tồn tại của triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, do đó mà nhiều sự kiện, nhiều nhân vật lịch sử không kịp ghi vào sử sách. Muốn tìm hiểu thời kỳ Tây Sơn, triều đại Tây Sơn, chúng ta chỉ còn cách tìm trong những ghi chép cá nhân (dã sử) hay nhặt nhạnh những ghi chép có liên quan đến triều đại Tây Sơn của các sử gia nhà Nguyễn (như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện) hay những tư liệu, thư từ ngoại giao còn lưu lại. Chính vì vậy mà nhiều sự kiện lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử còn chìm trong bí ẩn. 

Lý do cần phải có Quang Trung giả

Năm 1789, sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu, uy thế của triều đại Tây Sơn lên cao chưa từng thấy. Tuy nhiên, như vua Quang Trung từng nhận định:“Chúng là nước lớn gấp mười nước ta, sau khi bị nhục một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân” (Hoàng Lê nhất thống chí). Để tránh một cuộc binh đao “không bao giờ dứt” đó, đường lối ngoại giao của nhà Tây Sơn là khôn khéo, mềm dẻo, nhún nhường, linh hoạt. Nguyên tắc đặt ra là tránh những căng thẳng ngoại giao không cần thiết, có thể thỏa mãn những tiểu tiết, nếu điều đó không ảnh hưởng đến chủ quyền dân tộc, lợi ích quốc gia.
 
Chân dung vua Quang Trung giả do họa sĩ cung đình nhà Thanh vẽ năm 1790.
Chân dung vua Quang Trung giả do họa sĩ cung đình nhà Thanh vẽ năm 1790.


Về phía nhà Thanh, sau trận thua đau mùa xuân Kỷ Dậu, không khỏi hổ thẹn, nuôi chí phục thù. Tuy nhiên, đối với các quan lại địa phương sát biên giới nước ta (như Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp. . .), họ đã thấy rõ sức mạnh của Tây Sơn, rất “ngán” một cuộc đụng độ tiếp theo. Một cuộc đối thoại hòa bình dù sao cũng còn tốt hơn nhiều một cuộc đối đầu trực tiếp. Đó là điều mà hai bên có thể đi đến tiếng nói chung. Tuy nhiên, điều mà vua Càn Long nhà Thanh đặt ra là vua Quang Trung phải sang triều cận vua Thanh để tỏ ý “thần phục”. Đây thực chất là nhằm chữa thẹn cho vua Càn Long và triều đình nhà Thanh trước bàn dân thiên hạ của họ mà thôi.
Trong thư của Phúc Khang An, viết theo lệnh của Càn Long, cũng thường nhắc tới yêu cầu này, coi như điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ hai nước: “Chú ngươi (tức vua Quang Trung- PDK chú) đều có thiên lương và cũng là người hiểu biết. Phải nên muôn phần cảm kích, vui mừng, nếu không tự mình tới kinh để chiêm ngưỡng thiên nhan, khấu đầu cảm tạ ơn lớn thì lấy gì bày tỏ lòng sợ trời thờ nước lớn, thành kính cung thuận?” (Trích thư của Phúc Khang An gửi Nguyễn Quang Hiển tháng 5/1789) (Lịch triều tạp kỷ). Và “Mùa xuân sang năm, bản đường ở trong cửa quan đợi Quốc trưởng để cùng vào triều cận, cúi đầu lạy chỗ cung khuyết nhà vua, giãi bày lòng thành thực (Đại Việt quốc thư)

Thế nhưng, đối với vua Quang Trung thì điều đó là không thể được. Bởi vì, từ xưa chưa có một vị vua nào của nước ta lại chịu sang chầu vua một nước khác. Từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến bây giờ đều thế. Đây là nguyên tắc ngoại giao, là thể diện quốc gia. Vì vậy cần phải có một “vua giả” sang chầu là điều mà các nhà thương thuyết của cả hai bên sớm đi đến thống nhất.

Tại sao đoàn sứ bộ lại phải có hai cha con Vua Quang Trung?

Trong đoàn sứ bộ Tây Sơn sang triều cận vua Thanh nhân bát tuần đại khánh (mừng thọ 80 tuổi) của vua Thanh ta thấy có “vua giả” do Phạm Công Trị đóng 1.
Đoàn còn có Hoàng tử Nguyễn Quang Thùy (thật). Võ thần có Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, văn thần có Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn. . . Tổng số thành viên trong đoàn có 159 người. Tuy nhiên, khi mới đi hết địa phận Lưỡng Quảng thì Nguyễn Quang Thùy bị ốm, không đi tiếp được phải về nước dưỡng bệnh. Trong số những người tháp tùng Hoàng tử về nước dưỡng bệnh có Phạm Công Trị. Điều này sứ đoàn ngoại giao của ta đã có tâu báo với vua Càn Long, và đích thân Càn Long đã ra chỉ dụ, trong đó viết: “Nguyễn Quang Thùy ít tuổi, người yếu, đi xa muôn dặm lại thêm phần khó nhọc, lũ Phúc Khang An cho phái bồi thần nước ấy là Đặng Văn Chân cùng cháu gọi vua nước ấy bằng cậu là Phạm Công Trị đi kèm để ra khỏi cửa quan, dặn phải điều trị cho khéo, điều đó là rất phải” (Đại Việt Quốc Thư, tr.271). Đây chính là điều làm nhiều nhà nghiên cứu thắc mắc, cho rằng Phạm Công Trị đã về nước theo Nguyễn Quang Thùy rồi, đâu còn ở lại trong đoàn mà đóng vai “vua giả”.
Tác giả Nguyễn Thế Long trong cuốn Bang giao Đại Việt triều Tây Sơn (Nxb VHTT,2005, tr.69) sau ghi sự kiện này, cũng đi đến kết luận:“Trong tờ dụ này có nói đến cháu vua là Phạm Công Trị cùng đi trong đoàn và khi Nguyễn Quang Thùy ốm thì cùng với Đặng Văn Chân đưa về, vì vậy , từ xưa đến nay đều nói người đóng giả vua Quang Trung là Phạm Công Trị có lẽ không đúng”. Tác giả Tạ Chí Đại Trường trong cuốn Việt Nam thời Tây Sơn, Lịch sử nội chiến (Nxb CAND, 2007) cũng đặt vấn đề nghi vấn: “Theo Liệt truyện thì vua giả là Phạm Công Trị , người có mặt ở Gia Định năm 1783. Rắc rối là trong sứ bộ năm 1790 lại có tên Phạm Công Trị đã đến Quảng Tây mà vì Nguyễn Quang Thùy bị bệnh, phải hộ tống trở về”.
 Vậy thì tại sao lại có sự lạ lùng như thế? Muốn hiểu điều này, chúng ta lại phải trả lời câu hỏi: -Tại sao vua Càn Long chỉ yêu cầu có một mình vua Quang Trung sang chầu mà Quang Trung lại “thật thà” và “quá sốt sắng” đi cả hai cha con?”. Trả lời câu hỏi này cũng chính là làm rõ vì sao có Phạm Công Trị về nước theo Nguyễn Quang Thùy.
(Còn tiếp)
PDK
1. Theo Quốc sử quán triều Nguyễn thì vào tháng 10 Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung cũng cho Phạm Công Trị đóng vai Quang Trung giả ra Thăng Long nhận sắc phong của vua Thanh. Như vậy đây là lần thứ hai, Phạm Công Trị đóng vai Quang Trung giả.

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65979141

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July