Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  PGS.TS - Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu PGS.TS - Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu , Người xứ Nghệ Kiev
 

     Nhiều người cháu nội, ngoại của đại gia đình cũng thành đạt rất sớm. Trong đó, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (con trai của giáo sư Nguyễn Lân Dũng) và PGS. TS. Nguyễn Ngọc Lưu Ly (con gái của PGS.TS. Nguyễn Lân Trung) là những người trẻ nhất vừa được Nhà nước phong hàm PGS. PGS. Nguyễn Lân Hiếu hiện Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kiêm nhiệm công tác tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội. Anh cũng là một trong số ít bác sĩ ở Việt Nam thường xuyên được mời đi giải quyết những ca khó của bệnh tim mạch ở trong nước và nước ngoài. Nhiều người ngưỡng mộ và kính trọng anh không chỉ bởi tài năng mà còn bởi đức tình tận tụy, thương yêu bệnh nhân.

 

 

 

   Gia đình GS. Nguyễn Lân Dũng

Gia tộc danh giá

Đại gia đình GS. Nguyễn Lân có 8 người con đều là những trí thức lớn, chuyên gia đầu ngành:  Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất (vừa qua đời), nguyên Chủ nhiệm khoa Lý luận và Sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec - Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001); Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội; GS.TS.NGND. Nguyễn Lân Dũng, Đại biểu Quốc hội 3 khóa liền, Ủy viên Trung ương MTTQ Việt Nam 5 khóa liền, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Vi sinh vật học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài; PGS.TS Nguyễn Lân Cường, chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư kí các Hội các ngành Sinh học VN; PGS.TS Nguyễn Lân Tráng, giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; GS.TS. NGND Nguyễn Lân Việt - Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội. PGS. TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.Vợ của GS. Nguyễn Lân Tuất là Svetlana Kurbetova, PGS – nghệ sĩ công huân Liên bang Nga; chồng của TS. Nguyễn Tề Chỉnh là GS. Bùi Thế Kỳ, sinh thời là chuyên gia đầu ngành về tim mạch ở Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô; vợ của GS. Nguyễn Lân Dũng là Đại tá – PGS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Nhiều người cháu  nội, ngoại của đại gia đình cũng thành đạt rất sớm. Trong đó, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (con trai của giáo sư Nguyễn Lân Dũng) và PGS. TS. Nguyễn Ngọc Lưu Ly (con gái của PGS.TS. Nguyễn Lân Trung) là những người trẻ nhất vừa được Nhà nước phong hàm PGS.

PGS. Nguyễn Lân Hiếu hiện Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kiêm nhiệm công tác tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội. Anh cũng là một trong số ít bác sĩ ở Việt Nam thường xuyên được mời đi giải quyết những ca khó của bệnh tim mạch ở trong nước và nước ngoài. Nhiều người ngưỡng mộ và kính trọng anh không chỉ bởi  tài năng mà còn bởi đức tình tận tụy, thương yêu  bệnh nhân.

“Đó là nghề và cũng là trách nhiệm của một thầy thuốc”

Dù đang giữ nhiều trọng trách quan trọng, bận rộn với lịch làm việc, công tác, giảng dạy, nghiên cứu nhưng anh vẫn luôn dành thời gian cùng đội tình nguyện của Trường tổ chức những chuyến đi làm từ thiện, khám bệnh miễn phí cho hàng nghìn người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Giản dị trong chiếc áo blue trắng, anh ân cần đến với người bệnh, và coi việc chữa bệnh cho người nghèo cũng là một cách để góp phần cống hiến cho nền Y học nước nhà. Biết về anh, nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao ở anh lại có nhiều nhiệt huyết như thế, trên mỗi phương diện anh đều làm được một cách rất thành công? Vẫn với nụ cười hiền hậu, anh nói: “Đó là nghề và cũng là trách nhiệm của một thầy thuốc”.

Từng say mê, yêu thích và ước mơ trở thành họa sĩ, nhưng chính kỷ niệm buồn của tuổi thơ đã khiến anh có bước rẽ mới và chọn nghề y. Anh kể, năm 17 tuổi, chứng kiến cảnh bà ngoại bị ung thư phổi, vật vã trong đau đớn mà mọi người đành bất lực. Chính sự ra đi của bà đã thôi thúc anh phải làm gì đó để không phải nhìn thấy những người thương yêu đau đớn vì bệnh tật. Sau đó, anh chọn nghề Y, như là một sự lựa chọn của định mệnh.

Trong thời gian học tập tại Pháp, lại đúng là lúc công nghệ về can thiệp tim bẩm sinh đang phát triển nhất. Quá trình du học đã giúp anh rất nhiều trong việc nâng cao trình độ chuyên môn. Về nước, anh đem kiến thức của thành tựu y học hiện đại này áp dụng ngay vào thực tiễn nước nhà, và anh cũng là một trong những người đầu tiên thực hiện can thiệp tim bẩm sinh ở Việt Nam. Đánh giá về trình độ chuyên môn ấy của nước ta hiện nay, anh cho biết: “Có thể nói mình không bị chậm so với thế giới. Số lượng bệnh nhân được can thiệp hiện đang đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á”.

Trong công việc của một giảng viên, anh Lân Hiếu cho rằng việc giảng dạy ở trường Y khác hẳn với việc giảng dạy ở những môi trường khác, bởi số lượng sinh viên ít hơn, việc giảng dạy cũng phải chuyên sâu hơn.

Anh từng đến Ấn Độ để hỗ trợ chuyển giao công nghệ can thiệp tim bẩm sinh cho nhiều tỉnh ở nước này. Anh cũng thường xuyên nhận nhiều đồng nghiệp trẻ từ Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Philippines, cũng như nhiều đồng nghiệp từ các bệnh viện trong cả nước đến thực hành tại Trung tâm Tim mạch Đại học Y Hà Nội.

Sức người có hạn, song số lượng bệnh nhân lại quá lớn. Sau khi thực hành thành thạo tại Trung tâm Tim mạch Đại học Y Hà Nội, nhiều đồng nghiệp của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đã khai trương những Trung tâm can thiệp tim mạch ở địa phương, tạo nên những cánh tay nối dài, góp phần giải quyết hiện trạng số lượng bệnh nhân đổ về quá tải tại các bệnh viện ở trung ương. Anh tự hào nói: “Sau khi về nước tới nay, tôi đã hỗ trợ trực tiếp, chuyển giao công nghệ cho hơn 10 Trung tâm tim mạch trên khắp các vùng miền. Hiện nay, hơn một nửa trong số các Trung tâm đó đã có thể tự giải quyết được các công việc chuyên môn”.

Mặc dù còn khá trẻ (sinh năm 1972), nhưng bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là một trong những bác sĩ tim mạch được bệnh nhân tin tưởng và tìm đến nhiều nhất. Họ tìm đến anh không chỉ vì anh giỏi về trình độ chuyên môn mà còn bởi cách anh hỏi chuyện, thăm khám một cách thật ân cần, chu đáo, cởi mở và gìn giữ y đức một cách thật tự nhiên.

Đức tính này, anh đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ chính người mẹ - vốn là một bác sĩ Nhi khoa –Đại tá - PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Không ít lần chứng kiến cảnh mẹ trăn trở, thao thức trước những ca bệnh nặng, cách mẹ chăm sóc những bệnh nhi một cách chu đáo, ân cần, hơn ai hết, anh cảm nhận được bài học từ bà về lòng yêu thương và từ đó ý thức được tình cảm cần có của người thầy thuốc đối với bệnh nhân.

“Mỗi lần cứu chữa được cho một cháu bé, hay là làm được một việc từ thiện nào đó tôi đều cảm thấy thật thoải mái và rất hạnh phúc. Đấy chính là động lực lớn nhất của tôi”, bác sĩ Lân Hiếu mỉm cười nói.

Bước chân thầm lặng

Sau nhiều năm chứng kiến hiện trạng số bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh tái khám sau phẫu thuật vẫn còn quá ít so với thực tế. Có lẽ khó khăn lớn nhất trong việc kết nối các em với các cơ sở y tế vẫn là vấn đề tài chính từ phía gia đình bệnh nhân. Xuất phát từ trăn trở đó, nhiều năm nay, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cùng với bạn bè của mình đã góp tiền mua máy siêu âm xách tay, thành lập “Bệnh viện dã chiến” cùng với nhóm Chia sẻ tình thương (Chiasetinhthuong.org) đến các địa phương làm từ thiện, khám bệnh miễn phí và điều trị sau phẫu thuật đối với trẻ em nghèo bị bệnh tim.

Qua các đợt khám bệnh miễn phí tại các địa phương, tình trạng bệnh nhân đã được các bác sĩ trong đoàn sàng lọc một cách kỹ càng, sau đó tư vấn và gửi bệnh nhân đến các bệnh viện cho phù hợp giữa điều kiện chuyên môn với tình trạng bệnh nhân, giữa tình trạng kinh tế của mỗi gia đình với sự hỗ trợ từ các quỹ từ thiện… Do vậy, chưa bao giờ bác sĩ Lân Hiếu để tình trạng bệnh nhân nào đã gặp vì quá nghèo mà không được chữa trị, cũng chưa bao giờ có bệnh nhân nào vì không có tiền mà phải chờ chết hoặc phải mổ mở lồng ngực như trước đây (do chi phí thấp hơn).

Với một mạng lưới với đội ngũ tình nguyện rộng khắp, bác sĩ Lân Hiếu và đồng nghiệp đã kịp thời phát hiện, xác minh khá nhiều những hoàn cảnh khó khăn, sau đó liên hệ, tìm kiếm các nhà hảo tâm, đồng thời tham gia phẫu thuật cứu sống nhiều bệnh nhi nghèo mắc bệnh tim ở các vùng sâu, vùng xa.

Làm tình nguyện, đối với bác sĩ Hiếu đó là sở thích từ bé. Anh luôn quan niệm, làm từ thiện phải có cái tâm, chứ không phải là do sự hối thúc của bất kỳ ai. Mỗi khi làm được một điều gì đó giúp đỡ các cháu bé có hoàn cảnh khó khăn anh cảm thấy rất vui. Cách đây không lâu, anh gặp một cháu bé 16 tuổi ở Hà Tây (cũ) mắc bệnh tim, cần phải tiến hành phẫu thuật. Ngoài tiền bảo hiểm đã hỗ trợ, gia đình phải trả thêm 20 triệu cho chi phí ca mổ. Song, hoàn cảnh gia đình em này rất khó khăn, để có được số tiền đó là điều quá sức đối với gia đình. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đã gọi điện cho một người bạn đang ở nước ngoài, “xin” được 25 triệu tiền mặt, giúp gia đình em vượt qua ngay được cơn khó khăn này.

Trong chuyến tình nguyện, khám bệnh miễn phí cho trẻ em nghèo tại Lai Châu, cả đêm bác sĩ Lân Hiếu bị đau răng, không ngủ được, lại vừa phải di chuyển bằng xe khách rất vất vả. Anh nói, dù rất đau, nhưng nghĩ tới nụ cười của trẻ, giọt nước mắt hạnh phúc của gia đình bệnh nhân, anh lại có thêm động lực. Sau đó, anh phải dùng tới biện pháp ngậm nước trà xanh không độ để giảm đau. Nhớ lại kỉ niệm khó quên, anh cười nói: “Đến bây giờ cứ nhìn thấy chai trà xanh là tôi lại cảm thấy rùng mình”.

Biết có đoàn tình nguyện của bác sĩ Lân Hiếu và đội Chia sẻ tình thương về huyện Kiến An khám bệnh miễn phí cho trẻ em, ngay từ sáng sớm, vợ chồng chị Cao Thị Kim Phượng (ở xã Bát Trang, huyện An Lão, Hải Phòng) đã lục tục chuẩn bị đưa cậu con trai mới 10 tháng tuổi tới khám. Chị cho biết, hơn một tháng nay, con chị đang chập chững tập đi nhưng nhiều lần cháu bị va đập mạnh, khóc đến ngất đi hoặc ngừng thở tới khoảng vài giây. Sợ con có vấn đề về tim, anh chị rất lo lắng, đúng lúc hay tin có đoàn bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đến khám từ thiện, nên chị đem con đi ngay.

Chị vui mừng khi bác sĩ thông báo là con chị không bị bệnh tim, sức khỏe hoàn toàn bình thường, chỉ do thần kinh bị kích động, nên cháu mới bị ngất. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy có đoàn bác sĩ đến khám bệnh miễn phí ở Hải Phòng. Đến đây, được bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cùng với đoàn từ thiện đón tiếp niềm nở, tận tình, chu đáo, thăm hỏi, động viên tạo sự thân thiện với các cháu và gia đình, chúng tôi cảm thấy rất vui và thoải mái. Được khám ở đây chúng tôi cảm thấy thật yên tâm”.

Sinh ra trong một dòng họ danh giá, không ỷ thế vào gia đình, TS. BS Nguyễn Lân Hiếu đã tự mình dựng nên sự nghiệp khoa học riêng. Trong chiếc áo blue trắng, cuộc sống hàng ngày của anh là niềm vui khi đem đến hạnh phúc và niềm hy vọng sống cho bệnh nhân và người thân của họ.

Những bước chân thầm lặng của anh vẫn ngày ngày đến với bệnh nhân, tiếp tục nghiên cứu, học hỏi thêm các thành tựu mới để đóng góp vào sự phát triển của nền Y học nước nhà, viết tiếp huyền thoại của một đại gia đình Nguyễn Lân tài hoa, danh giá./.

 

 

 

Tác giả bài viết: Minh Hoa - Kim Anh

 Nguồn Tacphammoi.net


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65118823

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July