Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Bố vợ nhà bác học Lê Quý Đôn và chuyến đi xứ ly kỳ Bố vợ nhà bác học Lê Quý Đôn và chuyến đi xứ ly kỳ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trong lịch sử Việt Nam, Lê Quý Đôn là một nhà bác học uyên bác và đa dạng. Ngoài đời, ông là một người hết sức cao ngạo, cậy tài. Thế nhưng, có một người đã khiến cho ông phải thay đổi suy nghĩ, bái làm thầy để học chữ.

Sau này, người thầy đó cảm mến tài năng của Lê Quý Đôn nên đã gả con gái cho.

Cao nhân tất hữu cao nhân trị

Nhân vật mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã bái làm thầy, xin học chữ chính là Quận công Lê Hữu Kiều (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Cụ Lê Hữu Kiều (1691 – 1760) sinh ra trong một gia đình khoa bảng, là con trai út của Hoàng giáp Lê Hữu Danh. Khi mới được 3 tháng tuổi thì mồ côi cha, lên 4 tuổi thì mồ côi mẹ, nên được bà ngoại là Hiến phó Phạm phu nhân và cậu ruột là Vệ Úy Lạc Sơn công đã đem ông về nuôi, dạy dỗ.

Thuở nhỏ, người ông gầy yếu nhưng lại rất thông minh, trí nhớ rất tốt. Lên 8 tuổi ông đã biết đọc sách, lên 10 tuổi thì được anh ruột là Lê Hữu Hỷ - khi đó vừa đỗ tiến sỹ và được bổ nhiệm làm quan, đem về nuôi. Thế nhưng tính tình của cụ Lê Hữu Kiều lại mải chơi, không chịu để chí vào việc học hành nên nhiều lần bị đòn roi. Sau đó, ông hối hận, chuyên tâm ôn luyện kinh sách, hy vọng một mai sẽ bảng vàng đề tên.

Khoa thi Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1718), Lê Hữu Kiều đỗ tiến sỹ dưới triều vua Lê Dụ Tông, được bổ làm Sát đề hình trấn Thanh Hoa, sau thăng Hiến sát xứ. Cuộc đời quan trường của ông từng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng, từng kinh qua chức thượng thư của cả lục bộ (là Lễ, Lại, Hộ, Công, Binh, Hình). Ông còn là thầy dạy học cho vua, khi mất, vua thương tiếc cho nghỉ 3 ngày chầu, phong làm Liêu quận công.


Toàn bộ kiến trúc nhà thờ cụ Lê Hữu Kiều tại làng Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) đều được xây theo lối hiện đại.


Bên cạnh những sử liệu chính thức, cuộc đời khoa bảng của quận công Lê Hữu Kiều còn tồn tại một giai thoại rất thú vị. Chuyện này được Phạm Đình Hổ (nhân vật nổi tiếng sống vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) chép trong sách Tang thương ngẫu lục. Chuyện kể rằng, lúc còn nhỏ, Lê Hữu Kiều là người phóng đãng, không chịu sự ràng buộc của khuôn phép.

Ông là học trò của Thám hoa Vũ Thạnh (ông này người phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, đỗ Thám hoa năm 1685, dưới triều vua Lê Hy Tông), được Thám hoa Vũ Thạnh rất yêu quý. Ông từng giao du với Phạm Viên Chân Nhân (đến nay không tra cứu được Phạm Viên Chân Nhân là ai). Nhưng tương truyền, Chân Nhân cũng là một người rất hay chữ, được chính Thám hoa Vũ Thạnh thử tài và công nhận rằng: “Người làm văn này phải là bậc thần tiên”.

Vì ngưỡng mộ tài danh của Phạm Viên Chân Nhân nên Thám hoa Vũ Thạnh nhiều lần sai người đón, mời tới đàm đạo, dạy học nhưng ông không chịu đến. Lê Hữu Kiều cũng vì ngưỡng mộ tài danh đó nên bỏ học để đi theo ông mấy tháng trời. Thế nhưng, do biết chí hướng của Lê Hữu Kiều là làm quan, trong khi mình lại muốn lánh xa thế tục nên Phạm Viên Chân Nhân đã khuyên ông trở về.

Sau Lê Hữu Kiều nghe theo những lời khuyên này, về nhà tu chí học hành, làm nên công danh, sự nghiệp lẫy lừng và trở thành một tấm gương sáng ngời cho những người theo nghiệp bút nghiên. Lúc gần cuối đời, Lê Hữu Kiều rất đam mê đạo Phật. Ông thiết lập một cơ sở chuyên giảng đạo Phật, người đến nghe rất đông mà chủ yếu lại là những nhân vật tiếng tăm. Các chúa Trịnh Minh Vương (tức Trịnh Doanh), Trịnh Tĩnh Vương (tức Trịnh Sâm) ban chức hòa thượng cho nhiều vị sư, họ đều là học trò của ông.

Ông Lê Hữu Khoát (Trưởng tộc dòng họ Lê Hữu làng Liêu Xá) cho biết: “Bởi vì tiếng tăm lừng lẫy của cụ Lê Hữu Kiều nên một người kiêu ngạo, cậy tài như nhà bác học Lê Quý Đôn cũng phải đến xin làm học trò. Trong quá trình học như vậy, cụ Kiều cảm mến tài năng mà gả người con gái tên là Lê Thị Trang cho làm vợ. Vì vậy, nhà bác học Lê Quý Đôn trở thành con rể của dòng họ Lê Hữu chúng tôi”.


Nhà bác học Lê Quý Đôn là con rể của cụ Lê Hữu Kiều (tượng Lê Quý Đôn tại trường THPT Lê Quý Đôn, TP. HCM)


Sự trùng hợp cách xa vạn dặm

Ông Lê Hữu Khoát còn cho chúng tôi biết thêm một thông tin rất thú vị về cuộc đời của quận công Lê Hữu Kiều. Gia phả dòng họ Lê Hữu chép rằng, cụ Kiều là “đầu thai”, chuyển thế của một hòa thượng sư tổ bên Trung Quốc. Chuyện kể rằng, năm cụ Kiều 47 tuổi, khi đó đang giữ chức Thừa chỉ công bộ hữu thị lang thì được sung làm phó sứ đi Bắc quốc, năm Vĩnh Hựu thứ ba triều Lê (1738).

Sau hai năm công cán ở xứ người, đoàn sứ bộ của ta đã hoàn thành sứ mệnh và theo lệnh trở về Thăng Long. Trên đường trở về, đoàn sứ bộ dừng nghỉ chân tại Quý Châu, Trung Quốc. Quan lại địa phương ở đây thấy đoàn ngoại giao của An Nam trên đường về nước thì tiếp đón rất chu đáo. Ngoài thiết yến tiệc còn mời đoàn đi tham quan những thắng cảnh trong vùng.

Chiều hôm ấy, cụ Lê Hữu Kiều khi đi du ngoạn quanh vùng thì gặp một ngôi chùa cổ có phong cảnh rất u tịch nên tò mò muốn ghé vào thăm. Khi vào đến nơi, cụ thấy không gian nơi đây thoáng đãng, cây cỏ bát ngát, cửa thiền lộng lẫy nguy nga. Vị sư trụ trì chùa này cùng đoàn chư tăng đón tiếp rất thành kính và chu đáo. Khi đi tham quan xung quanh ngôi chùa, nhìn thấy mọi nơi đều sạch sẽ phong quang và ngăn nắp, cây cảnh, giò lan, khóm trúc đều như mới được chăm sóc cắt tỉa thì cụ Kiều tỏ ra rất thích thú và ngỏ lời khen ngợi.

Sư trụ trì chùa này nghe xong thì chắp tay mà thưa rằng: “Tối qua bần tăng vừa nằm chợp mắt thì thấy Đức Phật báo cho biết rằng, ngày mai sẽ có hòa thượng sư tổ về thăm chùa nên nhà chùa cần phải quét dọn sạch sẽ.

Tỉnh dậy, bần tăng đã cho chúng đệ tử trong chùa quét dọn, chuẩn bị mọi thứ để nghênh tiếp vị hòa thượng sư tổ đó. Thế nhưng, chúng tôi chờ từ sáng mà không thấy ai tới, mãi bây giờ đã xế chiều mới thấy võng lọng của quý quan hạ cố. Thật là vinh dự cho chúng tôi và chắc là ứng vào lời Phật tổ đã báo cho biết trước vậy”.

Cụ Kiều nghe vậy thì lấy làm ngạc nhiên, không hiểu sự việc thế nào. Tuổi trẻ cụ vốn là người ham chơi, tính tình lại hiếu thắng và đặc biệt rất ghét đạo Phật. Bởi thế, nghe vị sư trụ trì nói vậy thì tính tò mò lại càng nổi lên. Sau khi dâng hương lễ Phật xong, cụ xuống thăm nhà tổ và đi vãn cảnh xung quanh chùa.

Khi đến một ngọn tháp cao to, cụ Kiều đọc bia ghi trong tháp thì giật mình thấy tên hiệu của vị sư tổ chùa này là Tốn Trai, trùng với tên hiệu của mình. Đọc kỹ nữa thì thấy tên húy cũng giống y hệt mình là Lê Hữu Kiều.

Liên hệ với câu chuyện mà sư trụ trì vừa kể với sự việc trùng hợp tên hiệu một cách lạ lùng này, cụ Kiều nghĩ mãi mà không thể luận ra được những lẽ huyền bí bên trong đó như thế nào. Liệu mình có đúng là “đầu thai”, chuyển thế của vị sư thờ ở trong tháp kia không?

Không biết có phải vì lý do này hay không mà khi về nước, từ một người bài xích đạo Phật, cụ Kiều quay sang nghiên cứu những giáo lý đạo Phật và lập một cơ sở chuyên giảng đạo Phật. Cụ Kiều ngay khi còn sống đã cho tạc tượng mình với y phục như một nhà tu hành, nét mặt thanh tú, chòm râu lưa thưa, đôi mắt hiền từ, trên đầu đội khăn nhiễu màu tím quấn hình chữ nhân, mình mặc chiếc áo dài màu nâu, xổ vắt chéo kiểu áo nhà chùa chứ không mặc áo mão, cân đai kiểu triều phục.

Sau khi cụ mất, bức tượng ấy được đặt trong khán thờ, trước khán thờ có khắc hai chữ Tốn Trai thiếp vàng. Hàng năm, cứ ngày 12 tháng Giêng là cả tổng làm lễ tế xuân ở nhà thờ cụ rất linh đình.

Tuy nhiên, vẫn theo ông Khoát thì khi cuộc kháng chiến chống giặc Pháp diễn ra, nhà thờ cụ Kiều trở thành nơi trú ẩn của Việt Minh và du kích kháng chiến. Họ đã giấu tài liệu truyền đơn trong khán thờ dưới tượng cụ. Bởi thế, khi bọn giặc Pháp càn quét tìm thấy, chúng đã sai lính chất rơm rạ vào nhà thờ rồi châm lửa đốt. Toàn bộ hai lớp nhà thờ cùng tượng thờ với bao hoành phi, câu đối và đồ tế khí đã tồn tại mấy trăm năm phút chốc trở thành tro bụi, không còn lưu giữ được chút gì. Nhà thờ cụ Kiều hiện nay mới được xây dựng lại bằng gạch mà thôi.

Cụ Lê Hữu Kiều đã gặp được một “chân nhân”


Phạm Đình Hổ viết về người mà cụ Lê Hữu Kiều đã rất muốn bái làm thầy như sau: “Nếu chẳng có lời khuyên của Phạm Viên Chân Nhân thì ắt là Lê Hữu Kiều chẳng thể nào qua cầu khoa cử để được hưởng vinh hiển suốt một đời. Mới hay, Phạm Viên Chân Nhân quả đúng là“chân nhân”!”.

Theo NĐT

 


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65118169

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July