Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Tố Nga - Vầng trăng không viên mãn Tố Nga - Vầng trăng không viên mãn , Người xứ Nghệ Kiev
 
Người mà tôi kể trong phần tiếp theo này đó là Tố Nga. Tố Nga đi B cùng đợt với mấy anh chị bạn đại học của tôi. Tố Nga hăng hái nhiệt tình trong mọi việc, suốt trong chuyến đi ròng rã bốn năm tháng trời, như muốn chứng minh cho người đời biết, cái cô gái hơi một tí đã khóc hồi cấp 2-3 ở trường 24, chẳng qua là người hay xúc động thôi, không phải là biểu hiện của yếu đuối, mềm lòng, tiểu tư sản nên không được vào Đoàn đâu.

Bà Tố Nga đọc chứng thư tại Tòa án công luận Quốc tế (Pháp-2009). ảnh: Daniel Frydman.
Bà Tố Nga đọc chứng thư tại Tòa án công luận Quốc tế (Pháp-2009). ảnh: Daniel Frydman.

Phải nói Tố Nga có đôi mắt đẹp, lúc nào cũng long lanh nước, long lanh cười. Cười đấy mà cũng khóc đấy. Nên thế nào người ta cũng nói được. Nói chuyện mà nhìn thẳng vào mắt con trai là có ý quyến rũ người ta. Đi mà nhìn lên trời là tự kiêu, nhìn xuống là điệu… Chị đã viết như vậy khi nhớ lại những ngày xa vắng ấy. Còn Ngô Ngọc Bích Tiên, bạn chị thì nhận xét, lần đầu nhìn thấy Nga đã nhận ra ngay Nga có đôi mắt ướt đầy ma mị. Dưới quan điểm giai cấp thì không chỉ Nga mà cả bọn chúng tôi đều bị xếp vào loại tiểu tư sản trí thức.

Học cấp 3 Nguyễn Trãi, quả thật đôi mắt đẹp của chị đã làm không ít người, cả thầy và bạn học, không chỉ một mà nhiều, nhiều phút… xao lòng.

Cha mất sớm, mới chín tuổi (1951), để che mắt địch, cô bé Tố Nga xinh như mảnh trăng non đã theo mẹ đi hoạt động, được tổ chức giao cho việc đưa thư liên lạc cho phong trào Bảo vệ Hòa bình ở nội thành Sài Gòn - Gia Định. Mẹ chị, bà Nguyễn Thị Tú, người chiến sĩ cách mạng đã nuôi chị khôn lớn cả thể xác lẫn tâm hồn và tinh thần cách mạng để sau này, ra Bắc học tập và trở về Nam, vẫn xứng đáng với truyền thống cách mạng của gia đình.

Học cấp 3 Nguyễn Trãi, quả thật đôi mắt đẹp của chị đã làm không ít người, cả thầy và bạn học, không chỉ một mà nhiều, nhiều phút… xao lòng.

Tố Nga phải mất gần 6 tháng mới vào đến R, được điều làm ở bộ phận tư liệu rồi làm phóng viên Thông tấn xã Giải phóng, đến đưa tin, viết bài tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn miền lần II, Đại hội quốc dân bầu Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam VN. Tinh thần hăng hái nhiệt tình của chị không xốc nổi mà bền bỉ, vững vàng nên Nga còn được phân vào đội du kích vũ trang cơ quan. Ở nơi làm việc thì khẩu K44 dựng bên cạnh, đi họp thì khẩu súng trong lòng, tựa vào vai phải. Với nam giới thì súng là vợ, đạn là con. Với Nga thì súng là chồng - anh Kiều Xuân Long, cùng lớp 9A cấp 3 Nguyễn Trãi, cùng khoa Hóa Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng đã đi B trước Nga một năm. Tố Nga cũng tham gia chống càn trong chiến dịch Jonhson city. Tận mắt trông thấy xe tăng, xe thiết giáp giặc tràn vào. Tất nhiên, khẩu K44 của chị không thể bắn nó ở cự li ấy, mà là nhiệm vụ của hỏa lực SKZ, DKZ ở tầm xa, và gần là của B40, B41 kia.

 Tố Nga (ôm súng) dự Đại hội thi đua miền

Tố Nga (ôm súng) dự Đại hội thi đua miền.

Là nữ sinh trường Tây (Marie Curie), vốn tiếng Pháp, tiếng Anh khá, được ôn luyện thêm càng thạo. Lại thông thuộc lòng đường phố Sài Gòn, có khả năng giao tiếp, vận động nên năm 1972 chị được điều vào làm cán bộ nội đô Ban trí vận mặt trận Sài Gòn - Gia Định. Dù rất hiếm hoi, nhưng anh chị cũng được tổ chức bí mật bố trí gặp nhau (anh đã được phái vào trước đó 2 năm). Ngày 10/8/1974 chị bị địch bắt khi mang thai cháu thứ 3 - Kiều Việt Liên 4 tháng. Địch khám nhà, tìm được thư tay của ông Tám Cần, trưởng ban. Người em họ làm giao liên bị bắt cùng đợt bị tra tấn dã man không khai. Chị bị trói hai tay treo lên để hỏi cung, vừa hỏi vừa bị đánh. Một người chạnh lòng đẩy chiếc giày cao gót lại cho chị đặt chân, chị hất đi để tỏ ra mình vẫn cứng cỏi chứ không mềm yếu nhận bố thí thương xót của các người. Sau mấy ngày bị tra tấn, chúng không khai thác được gì. Hai mẹ con chết thì thôi. Và rồi qua không biết bao thử thách với những thủ đoạn đê hèn nhất chị đã chiến thắng.

Ngày 30/4/1975, Sài Gòn được giải phóng, chị được giải thoát khỏi nhà tù. Vui chung, vui riêng òa ra. Mẹ con Nga sung sướng vô vàn trong vòng tay đồng đội và những người thân… Nhưng… Ai bị địch bắt giam đều bị đặt những dấu hỏi về lòng trung thành, đều ít nhiều bị nghi ngờ. Chị cũng không là ngoại lệ. Chả thế chị đã phải ngồi ở phòng bảo vệ, làm thường trực cho cơ quan một thời gian. Đã có lần chị phải bộc bạch với bạn bè, dù có dư luận, có dấu hỏi về mình, nhưng Tố Nga không hề phản bội, luôn thủy chung và nhất là luôn yêu quý biết ơn các bạn đã cùng đồng cam cộng khổ, đã hiểu, đã tin, đã thương mình, và cả những bạn quen biết nhưng chưa hiểu, chưa tin, chưa thương mình. Một câu nói như thế, một cách nghĩ như thế thật là nhân hậu, là rất Tố Nga. Chị đã mất không ít thời gian để chứng minh cho lòng trong sạch của mình. Cách đây nhiều năm, Tố Nga có đưa tôi xem văn bản công an xác minh cho chị, sau khi đã thẩm tra hồ sơ lưu trữ địch để lại.

Vẫn vẹn nguyên nét duyên thiếu nữ thời chiến. ảnh: tư liệu

Vẫn vẹn nguyên nét duyên thiếu nữ thời chiến. ảnh: tư liệu.

Không học sư phạm, nhưng sau đó chị cũng được điều về công tác trong ngành giáo dục Thành phố, lúc này đang rất cần những người vững vàng cầm trịch. Tôi có ghé vào tìm chị, lúc ấy đang là hiệu trưởng trường THPT Marie Curie. Rồi sau đó… thông tin ra ngoài Hà Nội, anh chị đã chia tay nhau.

Có ai trong hai người, một lúc nào đó hát về thời hoa đỏ của mình?... Mỗi mùa hoa đỏ về/ Hoa như mưa rơi rơi/ Cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi/ Như nuối tiếc một thời trai trẻ/ … Bao tháng ngày ta đang dại khờ, ta nhìn sâu vào trong mắt nhau…/ Trong câu thơ của anh, em không có mặt/ Câu thơ hát về một thời yêu thương/ Câu thơ buồn và chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say…

Chia tay hoàng hôn, giữa trưa, thậm chí cả trong buổi bình minh cuộc hôn nhân là chuyện bình thường. Vì vậy tôi phải xin lỗi người thứ ba, thứ tư nào đó khi tôi nghĩ về câu chuyện của hai người bạn quý của mình, nếu vì thế mà làm tổn thương họ. Cho mãi tới mấy năm trước, Kiều Xuân Long có ra Hà Nội dự một cuộc gặp mặt lớn. Anh bỏ tiệc chiêu đãi trọng thị ngồi sau xe máy tôi, ăn bún ngan trên vỉa hè vào buổi tối (Hà Nội, thế là quá bình thường) với tôi, rồi về nhà Nguyên Đoàn Thăng. Gần chục bạn học miền Bắc đang sốt ruột chờ. Nhiều bạn có mặt bởi đây là lần đầu gặp lại anh, sau gần nửa thế kỷ xa anh, và… nói thật là rất muốn biết quãng đời xa chúng tôi, anh sống thế nào, càng muốn biết hơn lí do cuộc chia tay của hai người mà mỗi khi nhắc đến chúng tôi cứ ngùi ngùi. Không biết đằng sau lời giải thích của anh còn có lí do gì nữa không, chỉ biết nó cũng làm chúng tôi nhẹ lòng đi một chút.

Sau khi nghỉ hưu, nhờ vốn tiếng Pháp, tiếng Anh, Tố Nga làm du lịch lữ hành quốc tế, văn phòng ở Pari mang tên công ty du lịch Liên Hồng. Làm du lịch nên chị có điều kiện đi về, thế là như một lẽ tự nhiên, chị thành cầu nối tình cảm giữa nhân dân hai nước Việt – Pháp bằng những việc làm cụ thể: 40 trẻ mồ côi VN được 40 gia đình Pháp nhận làm con nuôi. Hơn 400 trẻ em (cả người lớn) được đoàn bác sĩ Pháp vá môi hở hàm ếch. Trường mù Nguyễn Đình Chiểu, trường mồ côi ở cả Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế nhận được nhiều tấn thuốc, dụng cụ y tế do chị vận động các tổ chức bên Pháp ủng hộ. Một đoàn hơn 300 cựu tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ đã được dự tổ chức thăm lại chiến trường xưa. Các cựu binh hai nước là kẻ thù trên chiến trường giờ xúc động trào nước mắt khi thắp hương cho những người đã nằm lại vĩnh viễn ở đây, khép lại một quá khứ đau buồn. Thế là chị trở thành đại diện Hội Cựu chiến binh Đông Dương của Pháp. Họ gửi chị những đồng lương hưu để làm đường, cầu cống cho một trường học ở TP Điện Biên và một ngôi trường ở Tuyên Quang (trong đó có một lớp tiếng Pháp để học vi tính và tiếng Pháp), ở Cao Bằng. Hơn 10 năm qua, lương hưu của Tố Nga cũng được ủng hộ cho các cụ ở P10 Q. Phú Nhuận…


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65123762

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July