Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1-1-1914/1-1-2014) Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Đời thường giản dị, nghĩa tình Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1-1-1914/1-1-2014) Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Đời thường giản dị, nghĩa tình , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

QĐND - Bốn mươi sáu năm đã qua, kể từ ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ra đi về cõi vĩnh hằng, trong lòng nhân dân, đồng chí, đồng đội khắp mọi miền đất nước vẫn còn ghi mãi hình ảnh anh, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta, một người chỉ huy mưu lược, tài trí, một cán bộ gương mẫu có lối sống rất trong sáng, giản dị, chân thành, đôn hậu, đã cống hiến trọn đời mình cho Đảng, cho nước, cho dân.

Anh là một cán bộ tài đức vẹn toàn, giàu tâm huyết, trí tuệ, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với mọi người, cả ở Thừa Thiên-Huế quê hương anh, ở miền Bắc, miền Nam ruột thịt, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (bên trái) tăng gia sản xuất tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, năm 1966. Ảnh tư liệu

Anh tham gia hoạt động cách mạng từ lúc còn trẻ, nhiều lần bị địch bắt, bị giam cầm, nhưng ra khỏi nhà tù, anh lại bắt tay ngay vào việc phục hồi cơ sở, phát triển phong trào cách mạng. Đầu năm 1938, anh được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Tháng 8-1945, anh thay mặt Đảng bộ Trung Kỳ đi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, với cái tên Nguyễn Chí Thanh. Lúc bấy giờ, ngồi cạnh anh là đồng chí Phạm Văn Đồng. Anh quay sang hỏi anh Đồng:

- Nguyễn Chí Thanh là ai?

Anh Đồng trả lời ngay:

- Đó là tên anh đấy, do Bác Hồ đặt cho.

Thế là từ hội nghị đó trở đi, Nguyễn Vịnh được mang cái tên mới là Nguyễn Chí Thanh.

Anh là nhà lãnh đạo cao nhất của tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đóng góp rất lớn, có tính quyết định tạo được bước ngoặt lịch sử cho tỉnh nhà. Anh đã góp phần lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám tại Thừa Thiên-Huế thành công. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, anh trực tiếp chỉ huy cuộc bao vây đánh địch 50 ngày đêm quyết liệt ở mặt trận Huế, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ luân lưu "Quyết chiến, quyết thắng". Đồng bào, đồng chí ở khắp vùng này đều thừa nhận anh là linh hồn, là ngọn cờ của những chiến công vang dội trong chiến đấu và xây dựng quê hương yêu quý.

Năm 1950, anh được điều vào quân đội, là Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951), anh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào Bộ Chính trị.

Anh đã có công rất lớn trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy bản chất cách mạng chiến đấu của các LLVT nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Anh có cống hiến lớn lao trong việc xây dựng các LLVT lớn mạnh, phát huy nghệ thuật quân sự tài tình của chiến tranh nhân dân, để lại dấu ấn của nhà chính trị-quân sự lỗi lạc, một vị tướng tài ba vào bậc nhất của thời đại Hồ Chí Minh.

Nét nổi bật ở anh là sự nhạy bén, sắc sảo trong mọi việc, sớm nắm bắt và đánh giá đúng thực chất của tình hình, tìm ra được nhân tố mới, có quyết tâm cao và những chủ trương biện pháp hữu hiệu tạo ra những chuyển biến về chất để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Anh sống chan hòa, giản dị, gần gũi với quần chúng nhân dân, với người lính bình thường. Bất kỳ ai một lần gặp và làm việc với anh đều không thể quên được một tâm hồn trong sáng đầy sức sống, một dáng hình khỏe khoắn, đôi mắt sáng, nụ cười đôn hậu, ấm áp.

Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, ở Huế-quê hương anh và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, để ghi nhớ tôn vinh anh, tên anh đã được đặt cho những đường phố to đẹp. Ở Trung tâm huyện Quảng Điền, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây một pho tượng lớn, với dòng chữ "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh-vị Chủ tịch đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".

Tôi rất có ấn tượng với câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về anh Thanh: "Anh như con đại bàng bay trên trời cao, có tầm nhìn xa, trông rộng, lại thấy được cả những cái rất cụ thể trên mặt đất".

Tôi xin kể những câu chuyện có thật, trong đời thường của anh-"những chuyện rất cụ thể trên mặt đất" mang đậm phong cách Nguyễn Chí Thanh!

Chậu cảnh với... hai cây su hào     

Hồi cuối năm 1954, từ căn cứ địa Việt Bắc chuyển về Hà Nội, sức khỏe anh kém sút, hay sốt về buổi chiều, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch kiểm tra đã thấy những mảng mờ trong phổi anh, giai đoạn đầu của bệnh lao phổi. Trung ương bố trí cho anh ở ngôi nhà số 2 đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên ngày nay). Ngôi nhà này của ông chủ lò gạch cạnh hồ Trúc Bạch khá đẹp và thoáng mát, phù hợp với tình hình sức khỏe của anh. Nhiều bạn đến thăm cứ ngắm nhìn và khen đẹp như biệt thự, nhưng anh không thấy vui.

Có hôm anh Lê Tử Đồng, Trung tướng, bạn cùng quê đến thăm, anh bảo: "Đồng ơi, đi ra phố chơi, ở đây "bí quá". Anh Đồng hỏi lại: “Đi đâu, đi bằng cách gì?”. Anh Thanh bảo: “Hai đứa mình đạp xe đi, phải đi nhanh kẻo thằng Chắt (người bảo vệ của anh) biết, nó không cho đi đâu”. Thế là hai người lấy hai xe đạp phóng ra vườn hoa Con Cóc, cạnh Hồ Gươm. Vừa ngồi được một lúc, thì cậu Chắt hốt hoảng chạy đi tìm.

- Anh đi đâu mà không cho tôi biết?-Chắt hỏi.

- Thì bọn mình đi thay đổi không khí, một tí thôi mà!

Anh nói "bí quá", nhưng thực chất, anh thấy kháng chiến vừa thành công, mọi người đều còn rất khó khăn thiếu thốn, mình ở sang trọng sao đang, sao khỏi sự dị nghị, sự xa lánh của bà con, anh em, đồng chí, đồng đội.

Vào dịp giáp Tết năm 1956, gia đình anh Thanh chuyển về số nhà 34, phố Lý Nam Đế. Anh Nguyễn Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý giáo dục, Bộ Tổng Tham mưu đến gặp tôi, bàn việc đưa bộ bàn ghế, chiếc tủ và giường đến cho gia đình anh Thanh. Tôi nghĩ, chỗ ở và làm việc của anh Thanh còn tuềnh toàng lắm, như vậy cũng hợp lý. Tôi cũng biết tính anh sống rất giản dị, luôn quan tâm đến đời sống của mọi người và gần đây anh cũng phàn nàn về tình hình còn rất khó khăn thiếu thốn của cán bộ, bộ đội và bà con nhân dân, nên đề nghị anh Sơn trực tiếp nói chuyện với anh Thanh. Anh Sơn hơi chựng lại một lúc, rồi nói: "Ừ thì mình thăm anh ấy luôn, hồi cùng trong Tỉnh ủy, anh em thường gặp nhau".

Anh Thanh đang làm việc ở tầng trên, biết anh Sơn đến, bước xuống với nụ cười thân tình. Sau khi hỏi thăm sức khỏe và kể vài chuyện trong quê Thừa Thiên-Huế, anh Sơn nói:

- Anh Thanh ạ, sắp Tết rồi, nhà anh lắm khách, mà mọi thứ còn thiếu thốn. Chúng tôi đã đóng được bộ bàn ghế, cái tủ đem sang để anh tiếp khách và gia đình dùng.

- Ấy khoan. Anh Thanh đưa mắt nhìn trong nhà và nói: Bọn mình ăn ở như thế này là tạm được rồi, hiện nay bộ đội và nhân dân còn khổ lắm. Tôi cảm ơn anh, nhưng chưa thể làm vừa lòng anh được.

Anh Sơn cố nài, nhưng anh Thanh dứt khoát và hỏi lại:

- Tình hình cán bộ, anh chị em trong cơ quan ta ăn ở ra sao?

- Thì anh đã biết rõ, hòa bình mới lập lại, ở đâu cũng khó khăn lắm.

Anh Thanh cười và tiếp: Anh nắm cụ thể tình hình của anh chị em trong cơ quan Bộ, theo tôi Tết này ta nên có cái quà thiết thực cho các đồng chí thương binh, bệnh binh, cho anh chị em thuộc diện quá khó khăn và các đồng chí trực ngày Tết.             

Đối với cán bộ sống ở cơ quan, đề nghị các anh sớm cấp cho cái tủ để đầu giường, để có gì cất vào đấy được.

Tôi đang ngẫm nghĩ là, bày vẽ tốn kém tuy khó mà dễ, còn sống tiết kiệm giản dị như anh Thanh, mà tổ chức cho được cái Tết là khó. Bỗng anh Thái Đình Hàn, Trưởng phòng Hậu cần của tổng cục đến, theo sau có mấy chị em trong cơ quan, mang theo hai cây su hào, củ to, lá tốt xanh rờn, được trồng vào hai chậu khá đẹp. Anh Hàn nói: "Mình biết tính anh Thanh từ hồi trong tù, biếu anh "hai chậu cảnh" này vào dịp Tết chắc anh vui lắm".

Quả thực anh Thanh rất thích món quà Tết đó, ngày nào cũng qua lại nhìn ngắm với chiều sâu thẳm của tâm hồn mình.

Chuyện đi phép của bộ đội

Đầu năm 1955, trong một chuyến công tác vào Vĩnh Linh-Quảng Trị, do chiến tranh vừa kết thúc, nên đường sá, cầu cống bị phá hỏng. Đến Gián Khuất-Ninh Bình, chúng tôi cũng như bao người khác phải ngồi lại đợi chuyến phà qua sông.

Chợt anh Thanh bắt gặp một chiến sĩ trẻ đang vừa đi vừa nói lẩm bẩm, vẻ khá bực bội. Anh liền tiến lại gần và thân mật hỏi chuyện. Hơi bất ngờ và cũng chưa biết rõ người hỏi mình là ai, nhưng người lính ấy vẫn nói ngay nỗi niềm của mình: "Cứ cái cung cách này, thì tôi phải quay trở lại đơn vị thôi, từ Tây Bắc về đây đã đi mất bảy ngày rồi. Giờ đường sá như thế này, có về đến quê nhà Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì cũng đã hết phép".

Khi cậu ta định quay người bỏ đi, anh Thanh đã gọi lại, và nói: "Mình ở Bộ tổng, cậu đưa mình xem giấy phép".

Rồi anh ngồi xuống và ghi: "Cho nghỉ phép ở nhà 10 ngày, không tính thời gian đi-về", ký tên: “Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị”, và nói tiếp: "Cậu cứ yên tâm đi phép, mình sẽ điện cho Ban Chỉ huy Sư đoàn ở Mộc Châu, nói rõ chuyện này. Khi trở lại đơn vị, nhớ xin xác nhận của địa phương đã nghỉ được 10 hôm đấy nhé".

Anh lính trẻ: "Dạ, xin vâng!" và vui vẻ bước nhanh xuống phà.

Dọc đường đi, anh Thanh nhắc tôi: “Về cơ quan, nhớ sớm đưa vấn đề này ra bàn trong cuộc giao ban tổng cục gần nhất, để sửa cái lối cho nghỉ phép máy móc như thế này. Và cũng từ thời gian đó, chế độ nghỉ phép đã giải quyết được phù hợp hơn.

(Còn nữa)

Thiếu tướng ĐẶNG VĂN DUY - Nguyên thư ký của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

 Tin, bài liên quan

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với hoạt động CTĐ, CTCT trong Quân đội

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và những câu chuyện trong lao tù

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh- Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Quân đội ta

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở chiến trường

 Chú Sáu Di là người thầy lớn 

Triển khai thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Ký ức không quên nơi chiến trường Đông Nam Bộ

 Vị cứu tinh bình dị, người khởi nguồn “Gió Đại Phong” 

Nhớ mãi lời khen của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh 

Khắc ghi lời dặn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

 

Nguồn QDND.VN


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65135543

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July