Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Anh Văn - đại anh hùng dân tộc, người anh lớn trong suốt cuộc đời tôi! Anh Văn - đại anh hùng dân tộc, người anh lớn trong suốt cuộc đời tôi! , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Tôi được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau chiến dịch Biên giới năm 1950. Từ đó tôi được sống gần Đại tướng. Với tư cách là Phó ban Tuyên huấn của khu ủy kiêm Giám đốc các sở Thông tin tuyên truyền Tây Bắc và Việt Bắc, tôi được điều sang tham gia công tác tuyên huấn của Đảng ủy Mặt trận qua các chiến dịch cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

Sau một thời gian Đại tướng bảo tôi bỏ cách xưng hô trịnh trọng là Đại tướng mà gọi là Anh cho thân mật. Từ đấy về sau, trong suốt cuộc đời tôi, tôi gọi Đại tướng là Anh Văn. Tiếng “Anh” ấy đối với tôi không những thân thiết mà còn vô cùng thiêng liêng và thể hiện tinh thần ngưỡng mộ Anh từ đáy lòng tôi.

1. Trong thời kháng chiến chống Pháp

Trong những năm tháng ấy, anh Văn giao cho tôi làm nhiệm vụ phổ biến tin chiến thắng và kịp thời viết những bài ca ngợi chiến công lừng lẫy của quân dân ta.

Ngày ấy, Ban Tuyên huấn của Đảng ủy Mặt trận gồm 5 thành viên: Đồng chí Võ Hồng Cương là Trưởng ban, bốn Ủy viên khác là Thượng tướng Trần Văn Quang - Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Hoàng Tuấn, đồng chí Hoàng Xuân Tùy và tôi.

Anh Văn rất quan tâm đến vấn đề phổ biến tin chiến thắng, luôn luôn nhắc nhở đồng chí Lê Liêm hoàn thành tốt công việc này. Đồng chí Lê Liêm càng thúc giục tôi thực hiện nhiệm vụ nói trên. Đêm nào đồng chí cũng cho người xuống trải chiếu nằm bên cạnh tôi để đợi tôi viết xong thì mang bài về để đưa Anh xem.

Ngoài việc viết những tài liệu trên, tôi còn huy động cơ quan tôi trực tiếp tổ chức việc động viên nhân dân đóng góp gạo nuôi quân, cổ vũ các đoàn dân công chở lương thực ra tiền tuyến, nhất là động viên nhân dân địa phương phục vụ chiến dịch. Tôi đã xẻ nửa nhân viên và phương tiện của Sở thông tin Việt Bắc, đem đoàn văn công đi theo và xây dựng một cơ quan di động. Một bộ phận nhỏ theo tôi đi sát tiền tuyến và gần gũi Anh. Còn đại bộ phận ở cách xa tôi chừng 20km.

Cơ quan tôi là một trung tâm thu hút các văn nghệ sĩ. Về hội họa thì tập trung các họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Ngoạn, Nguyễn Văn Tỵ… Anh Tô Hoài thì lấy địa điểm tôi làm nơi trú chân, còn hằng ngày anh đi khắp miền Tây Bắc. Anh Lưu Hữu Phước thì ở hẳn với tôi, giúp tôi xây dựng các đoàn văn công phục vụ cho chiến trường. Đó là những ngày tôi được gần gũi các vị tướng lĩnh của Việt Nam khác như: Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Lê Quang Đạo, Nguyễn Chánh, Đặng Kim Giang…

Sau khi Lai Châu giải phóng, tôi được anh Văn cử đi theo đoàn tiếp quản Lai Châu. Tôi đã tập hợp các chị em trong đội múa xòe của thủ lĩnh cũ của Lai Châu là Đào Văn Long và tổ chức thành một đội múa xòe phục vụ cho tiền tuyến. Anh Văn tỏ ý vừa lòng và động viên tôi tiếp tục những công việc ấy.

2. Từ hòa bình lập lại trên miền Bắc

Anh Văn đã kiến nghị với Trung ương cử tôi đi học lớp lý luận dài hạn tại Học viện Mác - Lênin Trung Quốc.

Hai năm sau, trở về nước tôi lại tiếp tục được gần gũi Anh và giúp việc Anh xung quanh các vấn đề tư tưởng, văn hóa và khoa học.

Năm 1959, Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập, anh Văn có lần được cử làm chủ nhiệm Ủy ban. Tôi lại có dịp gần gũi Anh. Lúc đó, tôi là Ủy viên kiêm Thư ký Ban Khoa học Xã hội, giúp chủ nhiệm và cùng Tổng thư ký Tạ Quang Bửu, góp phần xây dựng một số viện đầu tiên của Khoa học Xã hội như viện: Văn học, viện Sử học, tổ Triết học, tổ Luật học, tổ Triết học,…

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Trần Hồng

3.Việc gì cũng tận tâm

Năm 1980, Anh được giao trách nhiệm tổ chức kỷ niệm long trọng 500 năm ngày sinh của Anh hùng dân tộc và nhà văn hóa lớn: Ức Trai Nguyễn Trãi. Để chuẩn bị cho bài phát biểu chính thức của Đảng và Nhà nước, Anh yêu cầu một số các nhà khoa học trong giới Văn - Sử ghi những ý kiến cần nêu lên về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Trên cơ sở bài viết của mình, Anh bổ sung thêm một số ý kiến do đóng góp của các học giả, rồi đưa bài viết ấy cho anh em xem lại và góp ý thêm. Qua cách làm việc đó, tôi học được tính thận trọng, nghiêm túc của Anh trước khi đưa những bài viết của mình ra công chúng. Đối với việc chuẩn bị Lễ kỷ niệm và cuộc Hội thảo về Nguyễn Trãi, tôi lại được theo Anh đi kiểm tra các bộ phận có trách nhiệm về các việc như: Nội dung các bài tham luận, chương trình buổi lễ và thể thức tiếp khách quốc tế…

Về việc nghiên cứu sự nghiệp và cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh chịu trách nhiệm biên soạn một công trình về tư tưởng của Người để đưa ra Hội đồng nghiệm thu. Tập thể Hội đồng có công văn đề nghị Bộ Chính trị cử một ủy viên chủ trì. Bộ Chính trị vì bận công việc đã giao tôi nhiệm vụ chủ trì buổi nghiệm thu đó. Với tinh thần trách nhiệm cao, tôi và Hội đồng nghiệm thu đã đọc kỹ và đánh giá cao công trình nghiên cứu, chỉ đề nghị tác giả bổ sung thêm một số điểm về nhân cách Hồ Chí Minh mà chỉ những người gần gũi Bác Hồ như Anh mới nắm được.

4.Bao giờ cũng lạc quan, biết vượt lên khó khăn:

 Trong thực thi công việc, Anh Văn từng nói với tôi: “Hồ Chủ tịch đã dạy chúng ta: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù cũng đánh thắng. Chúng ta đã từng vượt qua mọi khó khăn, từng đánh thắng mọi quân thù thì Đảng giao cho công việc gì cũng nhất định phải làm tốt việc ấy. Hãy bắt tay vào làm đi”.

Ở mọi hoàn cảnh, Anh lúc nào cũng bình tĩnh, lạc quan. Mọi sự không hay trong quan hệ xã hội Anh luôn vươn lên trên những cái tầm thường ấy để hướng vào những điều lớn lao của dân tộc và nhân loại. Anh luôn luôn sống một cuộc đời khiêm tốn, giản dị, theo cách sống của Bác Hồ. Anh không chỉ được nhân dân trong nước yêu quý mà còn được đông đảo các danh nhân và các nhà khoa học trên thế giới ngưỡng mộ.

Anh là một lãnh đạo cao cấp giản dị và khiêm tốn, là một người có công lao lớn nhất trong sự nghiệp chiến thắng quân thù và giải phóng đất nước nhưng Anh lại muốn che bớt đi ánh sáng rực rỡ của Anh. Tài năng và đức độ của Anh không bao giờ Anh tự nói ra nhưng đã được ghi lại bởi hàng trăm, hàng nghìn bài báo và bút ký của đông đảo tướng sĩ trong quân đội, của các cán bộ Đảng và Nhà nước, của các nhà báo và của các nhà khoa học.

Nhận biết được tinh thần ấy, tôi đã viết tặng Anh 10 chữ như sau:

Võ công truyền quốc sử

Văn đức quán nhân tâm

Có nghĩa là: Sự nghiệp to lớn của Anh sẽ mãi mãi lưu truyền trong lịch sử. Còn văn hóa và đạo đức của Anh thì trùm lên lòng con người ở cả trong nước và ngoài nước.

Hôm nay, với Báo QĐND, tôi chỉ tóm tắt một số quan hệ thân mật giữa Anh và tôi. Những điều cụ thể hơn, tôi đã ghi trong cuốn Hồi ký của tôi sẽ có dịp ra mắt bạn đọc.

Anh Văn ơi!

Anh mất đi là một tổn thất lớn của đất nước, là nỗi đau xót của 90 triệu đồng bào toàn quốc và cũng là nỗi tiếc thương của hàng triệu con người hâm mộ Anh trên toàn trái đất.

Hôm nay toàn quốc khóc Anh như đã khóc Bác Hồ. Tôi còn khóc Anh nhiều hơn nữa. Anh là Vị Tướng của toàn dân, là hồn thiêng của sông núi. Đối với tôi, Anh còn là tài sản vô giá của đời tôi. Tôi khóc Anh mấy ngày hôm nay, đứt từng khúc ruột. Tôi nhìn lên tường, đọc lại những lời Anh viết tặng tôi năm tôi 90 tuổi: “Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách mạng, một chiến sĩ anh hùng, năm nay thọ 90 xuân”.

Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là Anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp?.

Mấy hôm nay ngồi khóc viết mấy lời trên. Trên bầu trời cao Anh có thấu hiểu lòng tôi?.

GIÁO SƯ VŨ KHIÊU

Nguồn: Qđnd


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65157702

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July