Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 10/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Giai thoại Việt Nam: Chuyện lạ về một khoa thi Giai thoại Việt Nam: Chuyện lạ về một khoa thi , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Ông Đoàn Tử Quang sáng dạ học giỏi nhưng lận đận trong thi cử, mãi đến năm 49 tuổi mới đỗ tú tài. Ông là một tấm gương về nghị lực học tập suốt đời, không kể tuổi tác để con cháu noi theo.

Khoa thi Hương trường Nghệ (Nghệ An) năm Thành Thái thứ 12 (1900) có một thí sinh râu tóc bạc phơ, dáng ngoài giống bậc lão niên, dự thi.

Hỏi ra mới biết người đó tên là Đoàn Tử Quang, sinh năm Mậu Dần, đời Gia Long thứ 17 (1818), người làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Hòa và Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Tính tuổi thì thí sinh này đã 82.

Chánh chủ khảo kì thi là Quốc tử giám Tế tửu Khiếu Năng Tĩnh, đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880) và Phó chủ khảo là Tham tán nội các Mai Đắc Đôn. Hai vị quan trường này thấy người học trò tuổi ngoài 80 mà vẫn đi thi thì lấy làm lạ, chưa hiểu gia thế người này ra sao, vì lẽ gì tuổi cao là vậy mà vẫn theo đuổi con đường cử nghiệp. Tìm hiểu, các vị mới hay thí sinh Đoàn Tử Quang là con thứ hai ông Đoàn Nhuyện (biệt hiệu là Liệt Giang cư sĩ) và bà Lê Thị Nậm. Ông Nhuyện mất khi bà Nậm mới tuổi 20, nhưng bà thủ tiết thờ chồng, nuôi con khôn lớn học hành, không chịu đi bước nữa và được vua ban biển ''tiết hạnh khả phong''.

Từ nhỏ Đoàn Tử Quang đã được mẹ dạy bảo, khuyến khích học hành, theo đuổi khoa cử để lập công danh thi thố với đời. Ông Đoàn sáng dạ học giỏi nhưng thi mãi cũng chỉ đỗ hai khóa tú tài: một khoá ở tuổi 49 và khóa thứ hai ở tuổi 66. Cũng cần nói thêm rằng, thể lệ thi cử thời xưa quy định khá nhiều điều lắt léo, đến mức phi lý. Chẳng hạn như khi làm bài, bắt buộc thí sinh phải tránh các tên húy của vua, hoàng hậu và cả một số trong hoàng tộc. Nếu quên thì bài làm hay mấy cũng bị đánh hỏng, thậm chí còn bị cấm thi suốt đời. Chả thế mà người thông minh, tài giỏi có tiếng như Phan Bội Châu mà hỏng thi 6 khoa liền, mãi đến năm 34 tuổi mới đỗ giải nguyên, cùng khoa thi Hương với ông Đoàn.

Lại nói, vợ cả của Đoàn Tử Quang là Nguyễn Thị San chẳng may mất trước khoa thi có mấy tháng. Hai con ông Đoàn cũng là sĩ tử, đều đã lọt qua các kì khảo hạch, nhưng phải để tang mẹ không được dự thi. Bà mẹ ông Đoàn lúc này đã 98 tuổi, vẫn áy náy trong lòng là con cháu mình học hành đến nơi đến chốn, mà chưa ai đỗ đạt cho rạng mặt cha ông. Nay vì tang gia, chịu bỏ lỡ một kì thi Hương thì thật đáng tiếc. Con cái phải để tang mẹ đã đành, còn chồng thì lễ giáo vẫn cho phép dự thi kia mà. Sợ con mình buồn phiền, không còn lòng dạ nào để làm bài, bà bèn lựa lời khuyên nhủ ông Đoàn cố gắng bớt sầu não, xếp việc riêng tư, thử đua tranh cùng thiên hạ phen nữa, may ra đỗ đạt mới thỏa lòng mong mỏi của bà bấy lâu, mà gia tông cũng được phần rạng rỡ. Họ hàng, làng xóm cũng xúm vào ủng hộ ý kiến của bà.

Đoàn Tử Quang vâng lời mẹ, thay hai con, quảy lều chõng đi thi. Quan trường thấy chuyện ông Đoàn ở tuổi đại thọ mà vẫn nuôi chí học hành thi cử, đều cho là chuyện lạ hiếm thấy và tỏ lòng bái phục, song ai cũng ái ngại phân vân. Người thì cho rằng ông Đoàn đã già yếu, nên ưu tiên xếp vào danh sách thứ nhất, gần nơi quan trường ở để dễ bề theo dõi, phòng khi ốm đau mới kịp thời giải quyết; kẻ thì nghi ngại ông trí óc đã già nua, lú lẫn, khó lòng làm nổi bài thi. Quan Chánh chủ khảo vừa cầm tay ông cùng đi, ngỏ lời động viên khen ngợi, vừa dò la xem sức lực, khả năng của ông ra sao bèn hỏi:

- Mắt cụ có mờ không?
- Dạ, hơi mờ ạ! Ông Đoàn thành thực trả lời
- Chân cụ có mỏi không?
Ông Đoàn tự tin đáp, giọng sang sảng:
- Dạ, còn có thể đi bộ, chạy, quỳ, đứng lễ bái được ạ!

(ST)

 

                               Nguồn Quehuongonline.vn

  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 31
Total: 70004795

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July