Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Sinh tồn giữa đảo nổi Sinh tồn giữa đảo nổi , Người xứ Nghệ Kiev
 

Sông Gianh qua địa phận huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) có một cảnh trí kỳ lạ với 20 hòn đảo giữa lòng sông. Đó là khu vực trải dài hơn mười cây số, quanh năm nước mặn bủa vây.


Xã đảo Quảng Hải đã có chiếc cầu hiện đại.
Xã đảo Quảng Hải đã có chiếc cầu hiện đại.
 

Đây là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất miền Trung. Thế nhưng trong khó khăn đó, cư dân trên các đảo đã có những kỹ năng tuyệt vời để duy trì cuộc sống, họ xem đó là gia tài đáng giá nhất truyền lại cho con cháu đời sau cách sống sót với tự nhiên sông nước.

Cảnh quan khắc nghiệt

Từ Quảng Thuận đến Quảng Tiến, Quảng Trung, Quảng Minh, Quảng Hải, Quảng Lộc... (Quảng Trạch) sông Gianh đi qua đã bồi đắp thành các đảo phía giữa dòng. Người bạn của chúng tôi lớn lên ở một trong những hòn đảo ấy nói trong chiều dài hơn 20km có 20 hòn đảo lớn nhỏ được hình thành. Người dân địa phương quen gọi là cồn nổi. Trong số 20 hòn đảo này có 8 hòn đảo có cư dân sinh sống với địa giới hành chính thôn, một hòn đảo hơn 5km2 hình thành địa chính xã Quảng Hải. Số còn lại là các đảo nhỏ với diện tích từ 5ha trở xuống, không có người ở nhưng có dân ra khai hoang mưu sinh mùa màng.

Về với các hòn đảo này vào mùa hè hoặc sang thu, chúng tôi được trải nghiệm một cảnh quan khắc nghiệt đến kỳ lạ. Nước sông Gianh đi qua các đảo nhỏ không đủ mạnh để nguồn ngọt của nó xua đi nước mặn từ biển dâng vào. Tứ bề phủ nặng nước muối mặn mòi của biển, hệ thống nước ngọt ở đây chủ yếu cung cấp từ các tàu bán nước của người dân hai bên bờ với mỗi khối nước ngọt lên đến 750.000 đồng. Người dân vẫn bấm bụng mua bởi không còn cách nào khác khi sống ở vùng khô khát. Sự khắc nghiệt của nước uống là một phần, đi lại ở đây với thế giới bên ngoài phải cách đò trở giang. Ngàn vạn đời nay ở các đảo nổi này, cách thức cổ xưa còn tồn tại khi muốn ra bên ngoài làm việc, giao dịch đều phải đi đò từ các bến sông quê. Nay chỉ một đảo nổi duy nhất có cầu, ấy là xã đảo Quảng Hải có chiếc cầu Quảng Hải được hoàn thành sau sự kiện chìm đò làm chết 42 người vào năm 2008.

Sự khắc nghiệt không dừng lại ở đó, giữa dòng sông này, con người muốn bám trụ được, phải qua một cửa ải thiên tai hàng năm, đó là lũ lụt. Nếu hai bờ sông Gianh ở nhà nền cao, mỗi năm chỉ gặp một hai trận lũ thì vùng đảo nổi giữa sông mỗi năm đối mặt với 5 trận lũ lút nhà. Ông Nguyễn Thành Trung ở đảo nổi Cồn Nâm nói: “Ở đây hạn hán có khi kéo dài đến cả trăm ngày không mưa và lụt lội phải năm đến bảy trận mỗi mùa ông trời mới tha”.

Khổ cũng là quê hương

Khó khăn của tự nhiên đưa đến gần như là vô biên. Thiệt thòi khi sống ở các hòn đảo này là có thật. Nhưng người dân vẫn tự hào họ có một vùng đảo là nơi chôn nhau cắt rốn, họ cũng tự hào khi tổ tiên đã có mặt từ cách đây hơn 400 năm trước để xác lập vùng đất phên dậu biên viễn. Ông Nguyễn Khắc Tâm ở Cồn Nâm kể: “Ngày xưa trên các đảo này là vùng lau lách rậm rạp, nhiều thế kỷ trước khi biên giới Đại Việt dừng lại ở Đèo Ngang thì sông Gianh được coi là phên dậu. Khi chinh phạt được Chiêm Thành, có một vị tướng tên là Nguyễn Phu Quân (quê ở An Lá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) xin vua vào trấn thủ đất Ô Châu (Quảng Bình ngày nay). Con cháu họ tộc theo ông vào định cư dọc suốt sông Gianh này”. Lần lượt những đảo nổi đã có tên như Cồn Nâm, Cồn Két, Cồn Quan, Cồn Ngựa, Cồn Cưỡi, Cồn Xuân....

Giờ giữa vô biên khắc nghiệt, các đảo nổi hiện nay là bản quán của 15.000 người dân với đủ thành phần lứa tuổi. Họ sống cộng đồng, yêu thương nhau như một phương cách giữ gìn sự tồn lưu trên những hòn đảo giữa sông Gianh này.

Tuy đi lại khó khăn và thời tiết khắc nghiệt nhưng cuộc sống cư dân trên đảo vẫn sung túc.

Kỹ năng mưu sinh điêu luyện

Về với các đảo nổi biệt lập này, thời gian như ngưng đọng lại. Làng Tiên Xuân ở đảo Cồn Cưỡi, cả làng chỉ có một chiếc xe đạp, một cử nhân đại học và chẳng có con đường bê tông nào. Đường làng ra đồng ở chút mút đảo là một lối mòn 15cm, người làng đi bộ riết thành quan, và lối mòn đó đi lâu thành đường. Nhưng mảnh làng này có nghề cào chắt chắt, một loại nhuyễn thể sống trong lớp vỏ can xi, được gọi là hến nhỏ, còn tiếng bản địa là chắt chắt. Đây là nghề có mấy trăm năm ở ngôi làng hẻo lánh thuộc xã Quảng Tiên. Nghề giản đơn, phụ nữ, trẻ em, đàn ông, người già của làng đều dầm mình ven sông cào chắt chắt bằng cái dầm nhỏ, họ cào cả ngày cũng kiếm được mớ gạo mưu sinh đắp đổi. Trồng trọt với họ dường như là xa xỉ, đất không có nhiều, nên kế mưu sinh của họ đặt cược cả vào nghề cào hến nhỏ bán cho các thương lái ở Ba Đồn hoặc Đồng Hới.

Lúa nước và các loại cây lương thực khác cũng có mặt trên các đảo này từ 400 năm trước. Những kỹ năng đó được truyền lại từ người khai canh ở Nam Định vào. Tuy nhiên lúa nước chỉ được một vụ, nhỏ lẻ, thường không đủ ăn. Ông Nguyễn Văn Mán ở thôn Minh Hà trên đảo Cồn Nâm nói: “Lúa ở đây phải canh ngày canh tháng, vụ chiêm chỉ tát nước ngọt tích trong đoạn hói cuối xóm được ba lần, mỗi lần cách nhau vài chục ngày. Sau ba lần là nước mặn ngoài sông tràn vào”. Kỹ năng canh nước ngọt khỏi nước mặn là một kỳ công mới có lúa thu hoạch. Nhưng cư dân ở đây kể, ngày trước trồng một vụ không đủ ăn, họ tính toán mãi hai vụ không ra vì tứ bề ngập mặn. Cuối cùng, những bô lão trên các cồn đảo này đã đưa kỹ năng trồng mè, ớt vào mùa khô hạn, vậy mà được việc. Ông Nguyễn Khắc Tâm cho biết: “Một tạ mè ở đây thu được 8,5 triệu đồng, gần gấp đôi tạ lúa, đó là cách để đương đầu với khắc nghiệt ở trên đảo này”.

Sống trên sông nước, người vùng cồn đảo còn có nghề chài lưới. Ở làng Tiên Xuân, ông Nguyễn Văn Hiệu cho biết, ngày xưa cha ông có cách câu cá bằng xương heo, những cái xương to bản được cắt gọt khéo léo như lưỡi câu và đi bắt cá trên sông để duy trì cuộc sống. Ngày nay, nghề sông nước đã tạo ra nhiều công cụ hơn để người dân chìm nổi cùng dòng sông đánh bắt các thứ cá của sông Gianh cung cấp cho cả vùng Quảng Bình và một phần Hà Tĩnh.

Nhưng kỳ lạ nhất, cách bờ biển hơn 30km có một ngôi làng giữa đảo từ bỏ cuộc mưu sinh với dòng sông Gianh mà vươn ra biển lớn làm ăn. Họ thành thạo kỹ năng đi biển, điêu luyện với máy móc hiện đại, sừng sỏ với các mẻ lưới hàng tấn cá. Ấy là làng Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc. Ông Nguyễn Cương, trưởng thôn, nói: “Chúng tôi có 60 tàu đánh bắt xa bờ, mỗi tàu công suất từ 450 - 800CV, lượng cá đánh bắt được nuôi cả làng và nhiều hộ phất lên làm giàu”.

Sống trên các hòn đảo giữa sông Gianh, ban đêm nhìn từ bờ sông qua, tưởng như họ cô đơn nhưng không phải, những điệu dân ca, dân vũ đặc sắc hát múa khu biệt cùng bao đồng dao và ca dao, dân ca sông nước họ truyền ngôn, đã tạo ra kỹ năng sáng tác dân gian tuyệt vời. Với tôi hay ai về với các hòn đảo nơi đây, họ còn thể hiện tình mến khách với nhiều món ăn bản địa rất ngon. Giữa tứ bề nước mặn, người dân của các làng đảo đã dạy cho tôi rất nhiều về cách sống cùng tự nhiên, nương tựa tự nhiên, lấy cái khó khăn của tự nhiên như một túi khôn nghĩ ra công việc, lao động để mưu sinh và duy trì nòi giống qua các thế hệ của hôm qua, hôm nay và cả tương lai.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=714316#ixzz2fVQ3h7Ke 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65156803

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July