Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 11/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Gia đình làm gấm dâng vua ở làng lụa Vạn Phúc Gia đình làm gấm dâng vua ở làng lụa Vạn Phúc , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nói đến làng lụa Vạn Phúc rất nhiều người trong chúng ta biết đến thương hiệu nổi tiếng lâu đời về dòng sản phẩm lụa tơ tằm, thế nhưng ít ai biết được tại ngôi làng cổ này có một gia đình làm nghề truyền thống từng làm ra sản phẩm dâng vua.


Gia đình làm gấm
Gia đình làm gấm
 

Nhớ về thời dệt gấm xưa...

Theo những người cao niên ở trong làng lụa Vạn Phúc kể lại, nghe truyền tụng từ thời vua Lê, cả nước gần như chỉ có làng Vạn Phúc – Hà Đông là nơi dệt được những sản phẩm gấm. Từ thời vua Tự Đức cũng là lúc khởi nguồn nghề dệt gấm ở đây.

Tương truyền lúc đó ở làng Vạn Phúc có một người thợ dệt tài ba tên Đỗ Văn Sửu vào dịp vua Tự Đức làm mừng thọ 50 tuổi, người nghệ nhân đã tự tay làm một bức trướng dâng vua với dòng chữ thêu 4 chữ “Hoàng vương thọ khảo” được vua rất ưng ý và khen ngợi. Sau đó ông Sửu được vua tín nhiệm và dệt thêm những sản phẩm tấm khăn trải bàn, che võng và những vật dụng khác.

Tuy nhiên, những sản phẩm và bí quyết nghề nghiệp của nghệ nhân Đỗ Văn Sửu cũng theo ông qua đời sớm. Đến khoảng thời gian năm 1912, con trai cụ Sửu là cụ Đỗ Văn Ái đã mày mò nghiên cứu và tìm tòi, khôi phục lại nghề dệt gấm độc nhất của cha, nhưng do biến động lịch sử nghề gấm nói trên cũng bị mai một dần và không có người theo đuổi. 

Đến nay ông Đỗ Văn Thiện, chính là hậu duệ của cụ Đỗ Văn Sửu nhớ lại thời ông nội mình cũng đã làm ra những tấm gấm và đuôi mũ của quan cũng bằng chất liệu và họa tiết rất độc đáo. Mặc dù không còn khỏe mạnh nhưng ông Thiện vẫn rất say sưa và tự hào khi kể chuyện về tấm gấm trên.

Theo ông, tấm gấm to còn lại có niên đại khoảng gần 100 năm, dài khoảng 80 cm, rộng 55 cm, thuộc dòng gấm ngũ thể, với các họa tiết hoa văn chỉ dùng cho tầng lớp quan lại lúc đó như: Lư hương, chữ thọ, rồng mây có màu lam tím chủ đạo kết hợp với màu họa tiết đối xứng màu và khung chỉ bên ngoài màu vàng, một tấm gấm nhỏ hơn rộng và dài chừng 30 cm mang màu vàng chủ đạo và cũng với họa tiết chữ thọ nổi và chìm đan xen, đối xứng với họa tiết rồng mây... với dự đoán là vật dùng phủ trên các loại tráp đựng đồ trang sức hoặc vật dụng trang trí khác và một phần còn lại của đuôi mũ hoặc đai của các vị quan.

Những chứng tích còn lại của nghề dệt gấm cổ của gia đình trên được gia đình ông Thiện cung tiến ra đình cổ Vạn Phúc trưng bày nhưng do quá trình bảo quản còn hạn chế, qua nhiều năm đã cũ và một phần bị rách, ông sợ bị mất nên xin Đình cất giữ cẩn thận trong hộp gỗ đặt trang trọng trên bàn thờ tổ của dòng họ.

Cũng theo ông Thiện nhớ lại để làm ra được những sản phẩm gấm tinh xảo như trên, các cụ phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn tơ, ngâm tơ cho đến nhuộm trước khi dệt bằng thuốc riêng của nước Pháp chứ không giống như cách làm ngược lại của những sản phẩm dệt hiện đại.

Vì vậy màu rất bền và bằng chứng tấm gấm còn lại sau gần 100 năm chất màu vẫn lì, xỉn xuống một ít, chứ chất màu thì không phai, không thay đổi. Cộng thêm với khung dệt phải được làm bằng tre già, khi dệt phải cần đến hai người, một ngưòi ở trên cao kéo hoa còn một người ở dưới đưa thoi...cả ngày có khi chỉ làm ra được một vài tấc, nhưng sản phẩm ra lò rất tinh xảo và bền chắc. Đến nay, khi ở cái tuổi “gần đất xa trời” sức khỏe cũng không còn minh mẫn tuy nhiên ông Thiện vẫn đau đáu về nghề dệt gấm cổ và mong muốn khôi phục lại.

Nối tiếp truyền thống...

Tâm huyết và đau đáu một ý thức gìn giữ vốn nghề cổ không kém người cha, anh Đỗ Văn Hiển đang tiếp bước truyền thống của gia đình làm nên những sản phẩm lụa làm rạng danh cho gia đình và dòng tộc. Thực tế, với ý chí và tâm huyết, anh là người đầu tiên sáng tạo ra công nghệ corel Draw giảm công đoạn thiết kế mẫu lụa bằng tay mất thời gian đến hàng tháng bằng công nghệ thiết kế trên máy tính chỉ mất 3-5 ngày.

Theo ông Nguyễn Hữu Chỉnh - chủ tịch hiệp hội làng nghề Vạn Phúc, thì anh Đỗ Văn Hiển con trai của ông Đỗ Văn Thiện đang là nhân tố số một trong sự phát triển kinh tế tại làng nghề Vạn Phúc, đồng thời cũng là người có nhiều đóng góp cho làng nghề. Cho đến nay, anh Hiển đã làm ra được trên 200 mẫu lụa phục vụ sản xuất cho bà con tại làng nghề, mà theo các cụ cao niên cùng với một số lượng mẫu như vậy nếu làm thủ công thì cả đời người thợ chắc cũng không làm hết, chưa kể việc áp dụng “số hóa” vào làm mẫu, độ chính xác ở mức độ gần như tuyệt đối.
Lụa sản xuất theo công nghệ hiện đại
Lụa sản xuất theo công nghệ hiện đại

Không dừng lại ở đó, năm 2006 anh Hiển đã phối hợp cùng với Viện kinh tế kỹ thuật dệt may Việt Nam làm ra máy đục bìa cat tông tự động để tiết kiệm tối đa thời gian sản xuất lụa cũng như thay thế dần sức người. Tuy nhiên, sau khi sáng tạo thành công viện thử nghiệm đã để gia đình anh dùng thử một năm rồi lấy lại.

Chưa hết, đối với kỹ thuật làm ra sản phẩm gấm cổ mà tổ tiên anh làm ra, anh cũng đang rất muốn người cha truyền lại kỹ thuật cũng như chuẩn bị công tác khôi phục lại một nghề làm gấm cổ và độc nhất.

Tuy nhiên cả hai dự định của người nghệ nhân tài ba vẫn đang dừng tại chỗ vì lý do kinh phí cần tới vài trăm triệu cho một dự định, hơn nữa đối với dự định khôi phục nghề dệt gấm cổ lại không có giá trị về kinh tế trong thời hiện đại mà chỉ mang nhiều giá trị về văn hóa và truyền thống.

Thiết nghĩ cùng với những dự án phát triển và bảo vệ thương hiệu làng lụa Vạn Phúc hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chính quyền địa phương nhất là UBND TP Hà Nội nên quan tâm nhiều hơn đến việc khôi phục nhất là với nghề dệt gấm cổ như của gia đình truyền thống của cụ Đỗ Văn Thiện.


Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=707853#ixzz2es4q9ocv 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 28
Total: 70020924

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July