Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 06/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Có một khúc tráng ca sau cửa ngục Chí Hòa Có một khúc tráng ca sau cửa ngục Chí Hòa , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trở về phòng giam các chị bàn bạc với nhau và quyết định vẫn để tang Bác 7 ngày nhưng hát Quốc ca và Chiêu hồn tử sĩ thì 5 ngày.

 


 Các chị đang hát bài “Hãy nhớ lấy lời tôi” của nhạc sĩ Vũ Thành tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi ở nhà giam Chí Hòa.
Các chị đang hát bài “Hãy nhớ lấy lời tôi” của nhạc sĩ Vũ Thành tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi ở nhà giam Chí Hòa.
 

Chẳng hiểu kẻ nào nghĩ ra một trò rất mất dạy là trong lúc chị em đang đọc thơ và hát những bài về Bác Hồ thì chúng lùa bọn thanh thiếu niên nghiện xì ke ma túy nhưng không mặc quần áo tràn vào khu OB. Các chị, các má lớn tuổi đang quét dọn ngoài sân thấy vậy liền la ó và cầm gậy, cầm chổi hoặc gạch đá xông vào đánh đuổi. Bị ăn đòn, bọn chúng vội vàng chạy mất.

Sang đến ngày thứ ba, ban quản đốc trại mời đại diện các phòng ban lên gặp quản đốc tên là Tấn. Quản đốc Tấn hỏi các chị đại diện: "Các chị định để tang Cụ Hồ mấy ngày?". Chị em nói là sẽ để tang Bác 7 ngày. Quản đốc Tấn tái mặt rồi năn nỉ: "Tôi biết, Cụ Hồ mất, mấy bà thương, mấy bà tiếc, mấy bà để tang Cụ bao lâu cũng được. Nhưng có điều tôi xin mấy bà đừng có hát Quốc ca, hát Chiêu hồn tử sĩ. Mấy bà hát chúng tôi sợ lắm. Tôi chỉ yêu cầu vậy thôi, mấy bà tính sao?".

Đại diện các buồng giam trả lời rằng việc này phải để bàn bạc cụ thể chứ những người ở đây không có quyền quyết định. Tên Tấn lại xuống giọng năn nỉ: "Thôi xin mấy chị giúp chúng tôi đừng hát Quốc ca nữa, chúng tôi biết dù là thường phạm hay chính trị, khi nghe hát Quốc ca thì xúc động lắm".

Trở về phòng giam các chị bàn bạc với nhau và quyết định vẫn để tang Bác 7 ngày nhưng hát Quốc ca và Chiêu hồn tử sĩ thì 5 ngày. Cũng trong thời gian để tang Bác tại Chí Hòa, phía bên các tù chính trị nam giới cũng tổ chức lập bàn thờ Bác trong phòng và làm lễ tưởng niệm. Chẳng hiểu sao các anh lại kiếm được nến cho nên cứ đến tối là các phòng giam của các anh lại sáng rực ánh nến trên bàn thờ Bác.

Cũng trong những ngày chị em để tang Bác thì ở tầng trên của khu B có một số lính Mỹ bị bắt nhốt vào đây vì tội phản chiến đã bày tỏ lòng kính trọng đối với chị em bằng cách viết thư rồi ném xuống. Khoảng nửa tháng sau ngày Bác mất thì chị em nhận được Bản Di chúc của Bác từ bên ngoài gửi vào. Ban lãnh đạo các phòng giam tổ chức cho chị em học thuộc lòng Di chúc của Bác rồi tự kiểm điểm xem rằng mình đã thực hiện di chúc của Bác như thế nào trong đấu tranh đối với kẻ địch.

Tháng 11/1969, kẻ địch đưa tất cả nữ tù đi Côn Đảo. Bài điếu văn trong lễ truy điệu Bác được giấu trong thùng quần áo và mang theo ra Côn Đảo. Nhưng khi ra ngoài đó bị chúng tra tấn, đàn áp dữ dội quá, bản điếu văn cũng bị chúng lấy mất. Sau này, bài điếu văn tại lễ truy điệu Bác Hồ ngày 7/9/1969 được các chị Trương Mỹ Hoa, Hồng Nhật và một số chị khác đã từng tham gia soạn thảo chép lại theo trí nhớ.

Cũng vào năm 1976, các cựu nữ tù từng bị giam ở các buồng giam Khu OB, được Viện Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bảo tàng TP HCM mời vào nhà giam Chí Hòa để dựng lại một số hình ảnh trong buổi lễ truy điệu Bác.

Lời kết:


Khi viết về lịch sử khám Chí Hòa trong những năm tháng chống Mỹ, không thể không nói đến tấm gương hy sinh oanh liệt của Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi. Vì năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm 45 năm ngày anh Trỗi hy sinh, nên chúng tôi sẽ dành phần viết về sự hy sinh của anh trong dịp đó.

Trong khi đi thăm Trại giam Chí Hòa, chúng tôi có một thiển ý rất mong được Ban giám đốc Công an TP HCM xem xét, đó là nên mở một lối đi vào khu đất từng là nơi anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh, hiện đang có một đài tưởng niệm và dựng ở đây một tượng đài về anh Trỗi. Được như vậy, thì mọi người có thể dễ dàng vào thắp hương, tưởng nhớ đến anh.

Chứ để như hiện nay, mọi người muốn vào thắp hương cho anh cũng khó, và như vậy ý nghĩa giáo dục về truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay cũng bị hạn chế phần nào.

Anh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang ở pháp trường. 

Lúc ra thắp hương tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi và các cán bộ quản giáo cùng đi đã hết sức xúc động khi thấy các chị đứng trang nghiêm hát ca ngợi Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.

Giai điệu của bài hát này lần đầu tiên tôi được nghe và lời bài hát có những câu: “Đời anh theo những gương anh hùng trước như hướng dương hoa càng tươi. Lời anh như cánh chim bay càng xa đến khắp nơi bốn phương trời. Cả thế giới đều ngợi ca tấm gương ngời sáng. Hãy nhớ lấy lời anh giết lũ Mỹ trả thù chung, chúng tôi đã sẵn sàng... Anh Trỗi ơi cuộc đời của anh ngời sáng hơn sao”.

Chờ các chị hát xong tôi mới hỏi về bài hát. Chị Hoa cho biết, đây là bài hát của nhạc sĩ Vũ Thành và các chị đã tập hát từ khi còn ở trong tù. Hỏi ra mới biết, bài hát này cũng có một lịch sử hết sức ly kỳ. (Chúng tôi sẽ dành viết về lịch sử bài hát này trong một dịp khác).

Chắc chắn là trong thời gian không xa nữa, vì sự phát triển của TP Hồ Chí Minh, Trại giam Chí Hòa sẽ được chuyển đi một nơi khác. Tuy nhiên, có một việc cần phải được nghiên cứu và tiến hành khẩn trương đó là xây dựng một "nhà bảo tàng" về Chí Hòa ngay tại đây. Lịch sử đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha ông tại khám Chí Hòa cần phải được lưu giữ cẩn trọng và tôn vinh xứng đáng, để làm bài học cho con cháu hôm nay và mai sau.



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=646673#ixzz2YAD9HeZI 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66356757

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July