Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Chuyện đôi vợ chồng cứu sống gần 200 người Chuyện đôi vợ chồng cứu sống gần 200 người , Người xứ Nghệ Kiev
 

36 năm neo ghe trên dòng sông Sài Gòn, ông Ba Chúc là khắc tinh của thần chết. Ông đã đem lại sự sống cho gần 200 con người.


  Ngôi nhà của ông Ba Chúc
Ngôi nhà của ông Ba Chúc
 

Cặp vợ chồng ngồi trước mũi ghe nhâm nhi tách cà phê buổi sáng. Gương mặt người chồng thanh thản đến lạ lùng. Người vợ, thỉnh thoảng điểm một nụ cười nhìn ông bằng ánh mắt trìu mến...

Thảnh thơi cuộc sống

Chúng tôi bắt gặp hình ành này khi đến bờ sông Sài Gòn đoạn gần cầu Bình Lợi (P.13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM). Bà con ở đây cho biết, họ là 'đôi vợ chồng hạnh phúc nhất' – chí ít cũng nhất vùng này.

Ngày nào cũng thế, sau giấc ngủ muộn, cả hai ngồi bên nhau trước mũi ghe cùng uống cà phê nói chuyện... trên trời dưới đất. Không một chút gợn buồn, không một chút nghĩ suy.

Ông là Nguyễn Văn Chúc, dân quanh vùng thường gọi là Ba Chúc. Ông năm nay 56 tuổi và vợ là bà Nguyễn Thị Hinh kém 2 tuổi. Cả hai ông bà đều là người miền Bắc nhưng lại sống cuộc đời lênh đênh trên ghe như những thương hồ Nam bộ đã gần hết một đời người.

Cuộc đời ông, từ năm 8 tuổi đã theo cha đến bờ sông này neo đậu. Cha ông làm nghề chài luới trên sông. Thuở trước nơi đây tôm cá khá nhiều và chỉ cần một chút siêng năng là đủ sống một cách thoải mái.

Lớn lên, năm 20 tuổi ông lập gia đình với một người phụ nữ cũng thạo nghề sông nước. Cả hai chung tay trong những mẻ lưới, đồng lòng trong những chuyến đi và sau đó lần lượt 5 cô con gái ra đời cũng trên chiếc ghe này.

Sẽ không có gì đáng nói nếu cuộc sống của Ba Chúc chỉ biết gói gọn trong chiếc ghe với những bình dị trong cuộc sống...

Sông Sài Gòn nơi cầu Bình Lợi – cây cầu đã hơn 100 tuổi – bắt ngang có lòng sông rộng và rất sâu. Từ nhiều chục năm về trước, cầu Bình Lợi là nơi nổi tiếng về những rủi ro và cũng là nơi để nhiều người tìm đến cái chết.

Dù nạn nhân có rủi ro, hay cố tình, vợ chồng ông Ba Chúc vẫn ngày đêm quyết không để thủy thần cướp đi sinh mạng của những người có tình cảnh éo le và đáng thương.

Tôi bước lên ghe, cùng ông bà làm cữ cà phê sáng. Ông cười đôn hậu: “Thức trắng cả đêm rồi, giờ làm tí cà phê cho tỉnh”. Rồi ông kể cho tôi nghe câu chuyện một thanh niên mới đây trầm mình dưới lòng sông cách nơi ông neo đậu chỉ vài trăm mét.

23h30 đêm 29/5, vợ chồng ông đã chìm sâu vào giấc ngủ. Có tiếng gọi nhờ ông tìm giúp một thanh niên vừa nhảy cầu Bình Lợi 2. Bật dậy. Không chút đắn do, ông ra chiếc ghe nhỏ nổ máy đến vị trí có người bị nạn.

Đảo qua một vòng, ông phát hiện trên ụ chống va của cây cầu một thanh niên đang nằm sóng soài. Tiếp cận. Người này còn sống. Ông đưa lên ghe và qua người này ông được biết anh ta chỉ là người cứu bạn nhưng đuối sức.

Ông tiếp tục tìm người còn lại, giữa sông rồi dạo sát bờ.

Như một thói quen ông đảo mắt lên một bãi sình. Một mố nhấp nhô, ông tiến vào. Đúng rồi. Một thanh niên nằm ngửa còn thoi thóp. Trên mắt một vết bầm khá lớn.

3h sáng, cả hai được đưa vào bờ và được cứu sống. Ông bàn giao lại cho công an địa phương rồi trở về chiếc ghe thân yêu tìm lại giấc ngủ...

Cứu sống gần 200 người

Chuyện vợ chồng ông Ba Chúc cứu người trên sông không còn là chuyện lạ. Ở đoạn sông này ai cũng biết và thầm phục cách sống của ông bà.

Dù là đêm hay ngày, dù là mưa gió hay nắng gắt hễ có tin có người rơi xuống sông là tức tốc đi ngay.

cứu nạn, ông Ba Chúc, cầu Bình Lợi, sông Sài Gòn, ghe nhỏ

Ông Ba Chúc dùng ghe của mình tự lái đưa các chiến sĩ cứu nạn tìm kiếm thi thể người đàn ông bị tàu húc rơi xuống sông sáng 3/6

Người ông cứu đưa vào bờ được bà chăm sóc tận tình. Những phụ nữ, những cô gái nằm bất động thì do bà Hinh hô hấp nhân tạo. Tỉnh dậy, bà cho ăn, cho uống phục hồi lại sức khỏe.

Trong một đêm tháng 4, vào khoảng 0h, bà nghe tiếng kêu cứu từ cầu vọng lại. Bà lay ông dậy. May mắn thay, chỉ giật một lần máy nổ. Ông tức tốc chạy đến. Nạn nhân đang... giã gạo đến lần thứ 3.

Không chần chứ, ông cột sợi dây tay dính vào ghe nhảy ngay xuống nước. Một cô gái trẻ. Ông ôm gọn cô gái dìu đưa lên ghe.

Thì ra cô gái nhảy từ cầu Bình Lợi 1 trôi về đến cầu Bình Lợi 2 cách nhau gần 200m.

“Số cô gái chưa chết”, ông nói. Bình thường máy phải giật vài lần mới nổ nhưng lần này chỉ một lần đủ thời gian để ông tiếp cận.

Bà Hinh làm đủ các động tác sơ cứu. Cô gái tỉnh lại. Trước mắt ông bà, một cô gái khoảng 25 tuổi rất đẹp. Bà hỏi sơ qua lý do tìm đến cái chết, cô gái nức nở cho biết từ Vũng Tàu lên đây học nghề rồi yêu. Rồi gặp tình duyên trắc trở...

Không thiết sống nhưng sau khi được cứu cô mới thấy được giá trị của sự sống. Cả ông bà cũng đã tìm lời khuyên giải, động viên và cô gái đã lấy lại được niềm tin, hứa với ân nhân sẽ không làm điều gì dại dột nữa.

36 năm neo ghe trên dòng sông Sài Gòn, ông Ba Chúc là khắc tinh của thần chết. Từ ngày ông sinh sống trên ghe đến nay, không ghi chép cụ thể các trường hợp nhưng nhẩm lại tính trung bình mỗi năm có khoảng 5 trường hợp được ông cứu sống.

Như vậy, 36 năm, ông đã đem lại sự sống cho gần 200 con người.

Nhìn ông bà vui vẻ bên nhau ở vào cái tuổi về chiều mà lòng thầm ngưỡng mộ. An nhàn, thư thái.

Bí quyết nào vậy? Ông mỉm cười: "Tôi làm việc này xuất phát từ cái tâm. Người được cứu không phải tốn cho tôi một đồng nào dù đó là nghĩa cử tạ ơn.

Làm sao mà nhận được? Người ta tìm đến cái chết là lâm vào ngõ cụt. Mình không thể làm cái việc thất đức, ngửa tay lấy đồng tiền cho dù đó là đồng tiền xứng đáng. Hãy để lòng thanh thản hãy để phúc đức lại cho con cháu. Thế cho nên tôi rất thoải mái, dù rất nghèo".

Cả cuộc đời gắn liền với dòng sông, ông bà vẫn chưa có ý định lên bờ. 3 đứa con đã thành gia thất sẵn sàng đón cha mẹ về chung sống.

Nhưng ông nói, không nỡ bỏ dòng sông này, bỏ một nơi mà công việc cứu người khiến cho lòng ông vui.

Ông chỉ muốn cuộc sống ngày ngày càng tươi đẹp hơn, để không ai còn chán sống, để giấc ngủ trong đêm của ông bà được trọn ven...



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=623807#ixzz2Vjx0N8e3 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 9
Total: 65165642

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July