Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Khúc vĩ thanh của thời bình Khúc vĩ thanh của thời bình , Người xứ Nghệ Kiev
 

36 năm, kể từ sau cuộc đối đầu định mệnh đã cướp đi đôi tay và ước mơ được bay của phi công Nguyễn Hồng Mỹ, hai người lính già và cũng từng là kẻ thù không đội trời chung mới có cơ hội gặp lại nhau.


Hai người lính năm xưa hội ngộ trên đất Mỹ (ảnh do nhân vật cung cấp).
Hai người lính năm xưa hội ngộ trên đất Mỹ (ảnh do nhân vật cung cấp).
 

Nguyễn Hồng Mỹ - người đại diện cho chiến tuyến Việt Nam và Daniel Edwards Cherry - cựu lính lái không lực Mỹ - đã tái ngộ trong sự hòa trộn của biết bao cảm xúc. Nhưng tuyệt nhiên, giữa hai con người ấy không hề tồn tại sự than trách, oán hận. Họ cùng nâng ly chúc mừng, kể nhau nghe chuyện xưa, chuyện nay và cùng chung nỗi khát khao được bay...

Người mắc nợ ký ức


Nguyễn Hồng Mỹ sinh năm 1946, tại Nghệ An. Năm 1965, khi đang học năm thứ nhất Đại học Kinh tế, theo tiếng gọi của cách mạng, ông đã gia nhập đội huấn luyện bay tại Liên Xô trong suốt 3 năm liền. Lúc đó, ông mới tròn 19 tuổi. Hoàn thành khóa huấn luyện, Nguyễn Hồng Mỹ trở về Việt Nam và tham gia chiến đấu tại chiến trường Nghệ An. Với tài năng và sự nhanh nhạy, ngay sau lần thứ 2 xuất kích, ông đã rượt đuổi F-4 từ Hòa Bình đến tận Thanh Hóa và hạ gục đối thủ, trở thành lính phi công đầu tiên bắn rơi F-4 của Mỹ trong năm 1972.

Nhưng, 26 tuổi, ông đã phải chia tay với giấc mơ bay khi bị thương trong một trận chiến trên không phận vùng núi phía bắc. Khi ấy ông đang điều khiển chiếc MIG 21 thì bị 16 chiếc F-4 của địch quây kín. Một trong số đó đã bắn trúng máy bay của ông. Do bộ phận bảo vệ tay không làm việc nên ông Mỹ bị gãy cả hai tay và chỉ kịp dùng hết sức bình sinh lao ra ngoài, trước khi máy bay phát nổ. “Vừa thoát ra ngoài được vài mét, một ánh sáng chói lòa và tiếng nổ lớn vang lên đã đẩy cả tôi và chiếc dù văng ra xa. Máy bay địch vẫn đảo vòng quanh để dò la” - ông Mỹ nhớ lại.

Về sau, ông Mỹ được quân ta tìm thấy ở tận vùng núi Hoà Bình với đôi tay gãy nát. Lúc đầu khúc xương gãy được gắn bằng một chiếc nẹp sắt, nhưng khi bay trở lại, chỉ cần bẻ lái chiếc MIG quen thuộc là chiếc nẹp lại gãy làm đôi. Lần mổ thứ hai, các bác sĩ phải dùng một mảnh xương hông để nối 2 đoạn xương lại. Một giấc mơ bay không kéo dài, chỉ chừng mấy trăm giờ bay cộng với 3 năm huấn luyện để rồi cả phần đời còn lại sống trong niềm khát khao được làm chủ bầu trời khi cầm lái.

Ở chiến tuyến bên kia, giống như ông Mỹ, người lính phi công điều khiển chiếc F-4 bắn vào chiến đấu cơ MIG 21 của ông Mỹ luôn sống day dứt với câu hỏi về người lính, kẻ thù trên chiếc MIG 21 năm xưa bị ông hạ. Qua tìm kiếm từ nhiều kênh và nhận được sự trợ giúp từ nhiều phía, sau hơn một tháng nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng năm 2008, hai người lính già lần đầu tiên gặp lại nhau sau 36 năm đụng đầu trên không.

Đêm trước ngày gặp gỡ, Nguyễn Hồng Mỹ không sao ngủ được. Căn gác nhỏ đầy cây bỗng dưng trống trải. Những mảng tối loang lổ gợi ông Mỹ nhớ về giấc mơ bay, mùi khói cháy trong ngày bị bắn, gương mặt đồng đội hy sinh và những ước đoán về người đứng bên kia chiến tuyến. “Trong tôi, khi ấy có một cảm giác phân vân không lý giải được. Phải xác định thái độ với Cherry ra sao, hận thù hay bè bạn?”.

Nhưng, tất cả những ước đoán ấy đi qua rất nhanh, khi Cherry đến. Giờ, với Nguyễn Hồng Mỹ - viên cựu phi công Mỹ - người đã bắn rơi máy bay của ông hơn 30 năm về trước - không còn là kẻ thù. Với ông, Cherry là bạn.

Bay trên đất khách

Suốt thời gian sau đó, những dòng thư và các cuộc điện thoại miên man không muốn ngắt đã nối khoảng cách hai bờ châu lục giữa những người bạn gần thêm. Nhận lời mời của Dan Cherry, ông Hồng Mỹ đã có cuộc hành trình hơn 15 ngày (14/4 – 2/5/2009) sang Mỹ tham dự lễ khai trương công viên Aviation Heritage ở Bowling - nơi Cherry đã gửi lại chiếc phi cơ chiến đấu F-4 đầy duyên nợ khi xưa.

Trong một bức thư gửi cho ông Mỹ trước ngày lên đường, Dan Cherry viết: “Ở đây mọi người đều rất hào hứng về chuyến đi sắp tới của ông đến Mỹ. Rất nhiều người muốn gặp người phi công dũng cảm lái chiếc MIG 21 và nghe câu chuyện của ông (...). Vợ của tôi và tôi sẽ ra đón ông ở sân bay”.

 - 2

Hai người phi công già của 2 chiến tuyến gặp nhau lần đầu (năm 2008) sau hơn 30 năm xa cách (Nguyễn Hồng Mỹ - ảnh phải).

Đúng như những gì ông Cherry đã nói, cách tiếp đón nhiệt thành của những người bạn Mỹ khiến ông Hồng Mỹ đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Lịch trình 15 ngày đã được lấp đầy bởi những chuyến bay thăm các bảo tàng, tham gia các buổi hội thảo, nói chuyện về chiến tranh Việt Nam, về hàng không... Ông Mỹ say sưa đi và nói với những người bạn mới quen, với thế hệ trẻ nước Mỹ bao điều mà đồng đội đã gửi gắm và trải nghiệm của ông. Ông đang sống cháy rực và truyền lửa sang cả những người xung quanh. Giống như Cherry đã nói trong chương trình The History Channel: “Với tôi, anh ấy mới là anh hùng!”.

Điều đặc biệt nhất, niềm đam mê xưa sau khi đã đi qua quá nửa cuộc đời của ông Mỹ lại bất ngờ được nhóm lên. Giấc mơ bay được đánh thức khi ông được tự tay điều khiển chiếc máy bay du lịch nhỏ của Cherry. Viên phi công già thở phào sau khi “nối lại” chuyến bay đầu sau 36 năm không cầm lái. Trước mặt ông vẫn bầu trời trong vắt và ào ào gió, vẫn cái cảm giác lồng ngực ép chặt lại giữa không trung... Nguyễn Hồng Mỹ hướng tầm mắt qua đại dương xanh, vượt xa khỏi ranh giới đất Mỹ để nhìn về tổ quốc. Ông thấy mình trẻ lại. Tuy bay trên đất khách, nhưng ông không hề thấy hận thù hay khói lửa.

Lần sang Mỹ này, ông Mỹ cũng đã có cuộc hội ngộ bất ngờ với người phi công lái chiếc máy bay mà khi xưa trong một trận chiến năm 1972, ông đã bắn rơi. Đây là món quà bất ngờ mà Dan Cherry đã rất vất vả chuẩn bị cho ông trong lần đầu tiên thăm nước Mỹ. “Hồng Mỹ là một vị khách đặc biệt của nước Mỹ!” - không ít người đã thốt lên như vậy khi gặp ông.

Chiến tranh đã khép lại và lùi xa. Ký ức về nó giờ đây chỉ được góp nhặt lại qua các thước phim tài liệu, qua những câu chuyện của những cựu binh còn sót lại. Mỗi thước phim, mỗi câu chuyện đều khắc hoạ một góc cạnh khác nhau để tô vẽ nên một bộ mặt chiến tranh đã đi qua. Hướng tới một tương lai hòa hợp, yên bình là mong muốn của không chỉ những người như Nguyễn Hồng Mỹ, như tướng Daniel Edwards Cherry mà còn là của tất cả những người đã kinh qua nó. Cả hai người họ, đang viết nốt khúc vĩ thanh có hậu cho cuộc đời mình nhưng nó sẽ là khúc dạo đầu tươi sáng của những thế hệ sau này khi mà hận thù hay đau thương không còn hiện diện nữa.



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=595291#ixzz2S8gMMxGj 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 11
Total: 65165285

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July