Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 10/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Việt sử giai thoại: Chuyện Mỹ Lương, Văn Lan, Nghĩa Sơn và người vợ của Trương Trà Việt sử giai thoại: Chuyện Mỹ Lương, Văn Lan, Nghĩa Sơn và người vợ của Trương Trà , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Mỹ Lương, Văn Lan và Nghĩa Sơn là ba anh em ruột, quê ở làng Phổ Hành, huyện Khang Lộc (Thuận Hóa), không rõ họ và tên thật là gì, còn vợ của tướng quân Trương Trà, người họ Trần, quê ở làng Diêm Tràng, huyện Phú Vang (Thuận Hóa).

Trong chỗ đẩy đưa không ngờ của thế cuộc, năm Tân Mùi (1571), những con người này đã gặp nhau trong một câu chuyện đáng để cho hậu thế lưu tâm. Sách Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 28, tờ 29 và 30) ghi lại như sau: "Mỹ Lương và hai em là Văn Lan và Nghĩa Sơn, nhờ có công dâng thóc đóng góp cho họ Trịnh, nên được bổ làm quan, chuyên lo việc thu tô thuế. Sau, nhờ có công, Mỹ Lương được làm đến chức Tham đốc, còn Văn Lan và Nghĩa Sơn đều được làm tới chức Thự vệ.

Khi quân nhà Mạc vào cướp phá Nghệ An, đất Thuận Hóa cũng bị náo động. Mỹ Lương nhân đó, định đánh úp đất Vũ Xương (nay thuộc Quảng Trị - ND) rồi đem quân ra hàng nhà Mạc. Mỹ Lương sai em là Văn Lan và Nghĩa Sơn, đem quân mai phục ở Minh Linh (nay thuộc Quảng Trị - ND) còn mình thì lẻn theo đường núi đến khu Cầu Ngói ở huyện Hải Lăng (cũng thuộc Quảng Trị - ND), hẹn ngày cùng nhau đánh từ hai phía đánh lại. Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế (chỉ Nguyễn Hoàng - ND) biết rõ âm mưu của chúng, bèn sai Phó tướng là Trương Trà đi đánh Nghĩa Sơn, còn Gia Dụ thì tự mình thống lãnh quân lính, bí mật đến Cầu Ngói đánh úp Mỹ Lương, đốt hết doanh trại của chúng. Mỹ Lương chạy trốn nhưng bị Gia Dụ bắt được và đem chém.

Trương Trà đến Phúc Thị đánh nhau với Nghĩa Sơn, bị Nghĩa Sơn bắn chết. Người vợ của Trương Trà là Trần Thị, sôi sục căm thù, liền cải trang giả làm đàn ông, xông ra trận đốc chiến và bắn chết được Nghĩa Sơn. Bọn Văn Lan chạy trốn về được với họ Trịnh. Gia Dụ kéo quân về, phong Trần Thị làm Quận Phu nhân".

Lời bàn:

Phàm là người làm quan, nếu không do dùi mài kinh sử để rồi thi cử đỗ đạt và được bổ nhiệm, thì cũng phải là người có chút võ công trong trận mạc, may được triều đình biết đến mà ban ân huệ để rồi cũng được làm quan. Ba anh em Mỹ Lương, Văn Lan và Nghĩa Sơn thì nhờ nạp thóc cho chúa Trịnh mà được nhận quan tước, nào có vẻ vang danh giá gì đâu?

Thói thường, kẻ nhờ tiền của mà được chức tước thì thế nào rồi cũng dùng chức tước để kiếm thêm lợi lộc, cho nên, chuyện ba anh em Mỹ Lương, Văn Lan và Nghĩa Sơn, đang theo chúa Trịnh lại rắp tâm làm phản chúa Trịnh, chẳng có gì là khó hiểu cả. Lấy thóc gạo để đổi lấy chút hư danh thì họ sẵn lòng, còn như đổi mạng sống để lấy hư danh thì họ quyết không làm. Nhưng, kẻ thiển lậu thì lúc nào cũng thiển lậu, lòng họ gian manh mà mưu kế không đủ để thực hiện sự gian manh, cho nên, về với suối vàng mà chẳng kịp nhận ra vì sao lại về sớm đến vậy. Họ bị thua mà phải chết, nhưng kẻ thắng cũng chẳng vinh quang gì. Thời mà danh phận không rõ, thuận nghịch khó phân, thì kẻ thắng chẳng qua cũng chỉ là kẻ mạnh nhất thời mà thôi.

Vợ của tướng quân Trương Trà quả là đáng phục. Chỉ một lần xông trận, bà đã trả được thù nhà, khiến cho đối phương phải một phen khiếp đảm. Bà cải trang làm đàn ông, ắt là muốn cho quân sĩ tin cậy, nhưng, bà đã làm được việc mà đường đường là tướng quân như chồng bà là Trương Trà có làm nổi đâu. Trong trường hợp này, ai bảo đàn bà là phái yếu thì thật là sai lầm.

 (Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần)

                                           Nguồn Quehuongonline.vn

  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 15
Total: 69997465

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July