Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Phạm Ngọc Thảo - Oanh liệt trong thầm lặng - Kỳ 4: Luận về quân tử - tiểu nhân Phạm Ngọc Thảo - Oanh liệt trong thầm lặng - Kỳ 4: Luận về quân tử - tiểu nhân , Người xứ Nghệ Kiev
 

Những bài báo “gây sốc” của Phạm Ngọc Thảo đã tạo một tiếng vang lớn. Chúng được giới quân sự, chính trị ở Sài Gòn cũng như các chuyên gia CIA và tình báo nước ngoài rất quan tâm. Họ “soi” rất kỹ để biết Phạm Ngọc Thảo là ai. Ngay cả cấp trên của ông Thảo cũng hồi hộp lo lắng về nước cờ cao nhưng liều lĩnh của ông.

Phạm Ngọc Thảo - Oanh liệt trong thầm lặng - Kỳ 4: Luận về quân tử - tiểu nhân
Phạm Ngọc Thảo (phải) lúc làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa - Ảnh: LIFE

Nước cờ cao này sẽ khiến cho những kẻ chống cộng tầm thường nghĩ ông là cộng sản nằm vùng, dù bọn họ là số đông, nhưng ông không quan tâm, họ không phải là đối tượng để ông gửi thông điệp. Thông điệp mà Phạm Ngọc Thảo muốn gửi tới là Ngô Đình Nhu và bộ tham mưu cao cờ của ông Nhu, đặc biệt là Trần Kim Tuyến.

Quả nhiên những bài báo đó không lọt khỏi “mắt xanh” của Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến. Đây chính là thứ mà họ Ngô cần. Muốn xây dựng một quân đội thực sự là “quân đội quốc gia” thì không thể không dựa trên lý luận quân sự được trình bày trong những bài báo của Phạm Ngọc Thảo. Thông điệp mà Phạm Ngọc Thảo gửi tới phù hợp với đường lối chiến lược của anh em họ Ngô: Muốn chiến thắng cộng sản, muốn xây dựng một quân đội, một chế độ độc lập thì phải làm theo cách của Việt Minh. Lịch sử “Đệ nhất cộng hòa” sau này cho thấy, họ Ngô tuy nhận viện trợ của Mỹ nhưng không nghe lời Mỹ, không để người Mỹ can thiệp quá sâu vào chế độ, vì vậy mà bị Mỹ đạo diễn lật đổ.

 

 
 

Nếu tôi chỉ cho chính quyền bắt những đồng đội cũ của tôi, thì tôi là kẻ tiểu nhân đáng khinh bỉ. Liệu những người quân tử như tổng thống và anh Nhu có thể trọng dụng được kẻ tiểu nhân đáng khinh bỉ như vậy không?

 

 Lời Phạm Ngọc Thảo nói với Ngô Đình Nhu

 

 

Và Phạm Ngọc Thảo bắt đầu được trọng dụng. Ông gia nhập đảng Cần Lao và được đưa vào Ban Tuyên huấn đảng này, được thăng quân hàm thiếu tá, rút về làm việc tại Sở Nghiên cứu chính trị - xã hội (cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống) do Trần Kim Tuyến làm giám đốc, văn phòng ông nằm ở cánh trái Phủ Tổng thống, bên cạnh Văn phòng cố vấn Ngô Đình Nhu.

Việc Phạm Ngọc Thảo được trọng dụng khiến cho không ít nhân vật cao cấp trong chính quyền tức tối. Tướng Mai Hữu Xuân, Giám đốc An ninh quân đội, không những nghi ngờ mà còn quả quyết cho rằng Phạm Ngọc Thảo chính là cộng sản, rằng “cộng sản đang lũng đoạn Phủ Tổng thống”. Sau này ông ta nói với các thuộc cấp: “Mỗi lần vào Dinh Độc lập, tôi thấy cánh trái của dinh ửng lên đỏ loét”. Những báo cáo về Phạm Ngọc Thảo của các cơ quan an ninh, cảnh sát đều bị bỏ ngoài tai. Ông Diệm, ông Nhu có cái lý của mình, hạng như Mai Hữu Xuân thì biết gì!

Tuy nhiên, trong khi Ngô Đình Diệm hoàn toàn tin tưởng Phạm Ngọc Thảo, thì Ngô Đình Nhu vốn là một con cáo già về chính trị, nên dù trọng dụng ông song chưa phải là hoàn toàn tin tưởng. Một lần, ông Nhu rủ ông Thảo đi chơi bằng ca nô trên sông Cửu Long, ông Nhu đột ngột hỏi: “Nhiều cán bộ Việt Minh sau Hiệp định Genève về làm việc cho quốc gia, họ chỉ cho quốc gia bắt được nhiều cán bộ cộng sản nằm vùng quan trọng. Anh Thảo về làm việc cho quốc gia được một thời gian rồi, sao chưa thấy anh Thảo chỉ bắt được ai?”. Câu hỏi thật hắc búa, nhưng Phạm Ngọc Thảo không hề lúng túng. Ông bình thản nói: “Trước đây đi kháng chiến tôi hợp tác với người cộng sản dưới ngọn cờ Việt Minh đánh Tây để giải phóng Tổ quốc. Nay đất nước chia đôi, miền Bắc giao cho cộng sản, miền Nam giao cho quốc gia. Tổng thống và anh Nhu là người quốc gia yêu nước, muốn kiến thiết lại xứ sở sau bao nhiêu năm bị chiến tranh tàn phá, nên tôi đem hết sức lực làm việc cho tổng thống. Tôi nghĩ tổng thống và anh Nhu là những người quân tử, dùng người theo cách của người quân tử. Nếu tôi chỉ cho chính quyền bắt những đồng đội cũ của tôi, thì tôi là kẻ tiểu nhân đáng khinh bỉ. Liệu những người quân tử như tổng thống và anh có thể trọng dụng được kẻ tiểu nhân đáng khinh bỉ như vậy không?”. Ngô Đình Nhu đuối lý nhưng rất thích câu trả lời đó, bảo chỉ hỏi đùa vậy thôi và xin lỗi ông Thảo.

Tại các cuộc họp của đảng Cần Lao, trong khi những người khác chỉ nói theo, không ai dám làm trái ý Ngô Đình Nhu thì Phạm Ngọc Thảo lại rất thẳng thắn. Sự thẳng thắn đó làm Ngô Đình Nhu rất hài lòng. Một lần ra hành lang cuộc họp, Ngô Đình Nhu nói với những người thân cận về Phạm Ngọc Thảo: “Thằng này đúng là thằng dân tộc chủ nghĩa đậm chất Nam bộ”, lời nhận xét đó được một cơ sở của ta nghe được và nói lại với ông Mười Hương.

Phạm Ngọc Thảo còn phản đối những hành vi vô nhân đạo trong chính sách tố cộng của Ngô Đình Diệm. Họ Ngô đề cao chính sách thân dân mà hành xử thì lê máy chém sát hại người yêu nước. Ông nói với Đức cha Thục rằng việc chống cộng kiểu này là thua cộng sản, rằng chống cộng càng tàn bạo bao nhiêu càng khiến cho dân chúng thấy Việt Minh nhân ái hơn bấy nhiêu. Ngô Đình Thục tán đồng ý kiến này và thuật lại với Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm thấy có lý. Đó là một trong những lý do Phạm Ngọc Thảo được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) vào đầu năm 1961, nơi đang diễn ra cuộc Đồng khởi lịch sử. Lúc này ông được thăng hàm trung tá. Nhiều người cho rằng vì họ Ngô còn nghi kỵ Phạm Ngọc Thảo nên mới đưa ông đến Kiến Hòa là để thử thách lòng trung thành, nhưng theo chúng tôi thì không thể như vậy, không người cầm quyền nào đem sự thành bại của chế độ ra mà thử thách thuộc hạ. Ngô Đình Diệm muốn Phạm Ngọc Thảo áp dụng chính sách “thân dân” của ông ngay trong vùng nước sôi lửa bỏng.

Về làm tỉnh trưởng một thời gian, ông Thảo thả hơn 2.000 tù chính trị, trong đó có ông Võ Viết Thanh (sau này là Chủ tịch UBND TP.HCM), nói là thực hiện chính sách thân dân của Ngô Tổng thống, bất chấp những lời tố cáo ông liên tục gửi về Sài Gòn. Theo tài liệu ghi chép lại của ông Sáu Trí, Trưởng ty Công an Kiến Hòa lúc đó đã báo cáo với thiếu tướng Nguyễn Văn Là, Tổng giám đốc Công an cảnh sát như sau: “Ông tỉnh trưởng này khả nghi quá. Những cuộc hành quân bố ráp của ngành an ninh trong vùng cộng sản mới chiếm đã bắt nhiều người đem về để rà soát tìm những tên đầu sỏ nhằm tiêu diệt lực lượng cộng sản từ cơ sở, nhưng chúng tôi chưa kịp thẩm vấn ai, chưa kịp làm gì thì ổng cho thả gần như 99%. Không cơ quan an ninh nào muốn làm việc nữa. Nếu hành quân đem về buổi chiều, ổng bảo đem số người bị bắt vào dinh ổng nghỉ tạm, mấy bà già và phụ nữ lớn tuổi ổng đem lên lầu ở, số còn lại ở bên dưới. Ban đêm nấu cháo gà đãi, sáng ra ông cho tập hợp lại, đến nói chuyện chính trị, tuyên truyền chính sách thân dân của Ngô Tổng thống, xong rồi cho thả về hết, có người còn được cấp tiền xe…”. Thiếu tướng Là cắt ngang, ngao ngán: “Tổng thống khen Phạm Ngọc Thảo hết lời, bảo tỉnh trưởng các tỉnh toàn quốc đến Kiến Hòa học cách làm của trung tá Thảo”.

Hoàng Hải Vân

(Còn tiếp)


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65169713

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July