(HNHN) Trước khi trở thành nhà nghiên cứu và truyền bá âm nhạc dân tộc Việt Nam trên thế giới, giáo sư Trần Văn Khê từng là sinh viên trường Thuốc tại Hà Nội. Chính Thủ đô là nơi để lại nhiều dấu ấn cho những thay đổi trong cuộc đời, sự nghiệp của ông.
- Lần đầu tiên giáo sư ra Hà Nội là bao giờ và cảm nhận của ông thế nào?
- Đó là năm 1938, khi tôi là một cậu học trò của trường Trương Vĩnh Ký (TP Hồ Chí Minh). Nhờ học giỏi nên tôi được trường thưởng một chuyến tham quan đi khắp miền đất nước. Ngày đầu đặt chân ra Hà Nội thấy ở đây khí hậu thật khác lạ. Người Hà Nội ăn mặc thanh lịch. Con gái Hà Nội cười duyên, mặt hoa da phấn chứ không ngăm đen màu bánh ít như con gái miền Nam.
Đặc biệt, Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng về văn hóa dân tộc. Đến năm 1941, tôi được ra Hà Nội học Đại học Y. Người miền Bắc ăn mặc thay đổi theo mùa nhưng lúc đó nhà tôi nghèo nên ngày đi chỉ có thể mua hai bộ đồ mặc mùa hè, mùa thu thêm cái áo khoác mùa đông.
Giáo sư Trần Văn Khê nghe nghệ sĩ Hải Phượng đàn tranh.
- Thưa giáo sư, có phải những năm tháng học tại Hà Nội là dấu ấn quan trọng trong việc truyền bá nhạc dân tộc Việt Nam sau này?
- Tôi sinh ra trong gia đình 4 đời làm nhạc sĩ, từ nhỏ đã tiếp xúc với âm nhạc. Học y tại Hà Nội, tôi tham gia hội cùng các nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ. Lúc đó trong trường, người Pháp chỉ huy dàn nhạc sinh viên bị bệnh xin nghỉ nên tôi được cử làm chỉ huy. Năm 20 tuổi, tôi được đứng trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội chỉ huy dàn nhạc tiếng Pháp, để sau đó giới thiệu chương trình dân ca ba miền. Ý thức giới thiệu nhạc dân tộc ra thế giới có trong tôi từ ngày đó. Năm 1944, nhóm nhạc của tôi xin nghỉ 6 tháng để vào miền Nam lập gánh hát. Sau 6 tháng trở lại Hà Nội thì có phong trào xếp bút nghiên về Nam kháng chiến, tôi lại quay về Nam cùng gánh nhạc đi khắp nơi giới thiệu nhạc kịch sinh viên. Đến khi tôi bị Pháp truy lùng phải chạy trốn. Sau đó tôi tìm cách qua Pháp để học tiếp.
- Hòa bình lập lại, năm 1976 lần đầu tiên trở về nước mà nơi đặt chân đầu tiên là Hà Nội, giáo sư cảm nhận ra sao?
- Lúc đầu tôi chỉ định ra nước ngoài hai năm cho tình hình tạm lắng lại về nước, nhưng biến cố cuộc đời buộc phải xa quê hương quá lâu. Khi đất nước thống nhất, UNESCO đề nghị sẽ tài trợ để tôi trở về quê hương ghi âm đĩa hát Việt Nam. Với nung nấu muốn quảng bá âm nhạc nước nhà từ trước nên tôi đã đồng ý ngay. Tha hương thấm thoắt 30 năm, ngày trở về, tôi thực sự bất ngờ trước một Hà Nội hoàn toàn khác lạ, trước kia còn là thuộc địa thì bây giờ tất cả đều là người Việt Nam làm chủ. Ngày trở về, Thủ đô còn nghèo lắm bởi tất cả phải hy sinh cho cuộc kháng chiến. Đi xa khi đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ác liệt, ngày trở về, tôi như nghẹn lại khi tận mắt nhìn những vết tích chiến tranh với những hố bom, chiến hào dọc đầy đường lộ…
- Giáo sư đã thực hiện đĩa hát để truyền bá nhạc Việt Nam ra thế giới như thế nào từ cuộc trở về này?
- UNESCO tài trợ cho tôi về nước với điều kiện ghi được cho họ một đĩa hát về âm nhạc dân tộc Việt Nam. Trong thời gian hơn một tháng tại Hà Nội, tôi làm việc với Hội Nhạc sĩ xin ghi đĩa âm nhạc. Thời đó cả Hà Nội không có lấy một phòng ghi âm, tôi đã thể nghiệm ghi âm trong phòng của Hội Nhạc sĩ nhưng tạp âm rất nhiều nên công việc tưởng chừng không thực hiện được. May mắn thay, Đài Tiếng nói Việt Nam mời tôi nói chuyện ba buổi và định trả thù lao bằng bức tranh sơn mài. Tôi đã từ chối và xin đổi bằng ba buổi được thu âm chương trình làm đĩa hát tại đài và họ đồng ý. Nhờ vậy tôi đã hoàn thành được 3 đĩa hát về ca trù, quan họ và hát chèo. Các đĩa được dán nhãn hiệu UNESCO và hơn 400 đĩa hát được gửi cho các trường đại học, trung tâm văn hóa tại Mỹ. Từ đó mỗi năm, Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp đã tài trợ cho tôi về nước mỗi năm hai tháng. Trong mười mấy năm sau đó tôi đi khắp ba miền Bắc - Trung - Nam để thực hiện nghiên cứu giới thiệu âm nhạc dân tộc.
- Là một người có công lao truyền bá âm nhạc truyền thống Việt Nam khắp thế giới, giáo sư có điều gì trăn trở trước thực trạng âm nhạc hiện nay?
- Âm nhạc truyền thống dần mai một, đó là điều đáng buồn! Vậy nên tôi mong muốn âm nhạc vào học đường nhiều hơn, không phải để dạy con người Việt Nam thành nhà nghiên cứu, thành nhạc sĩ mà để học sinh, sinh viên biết được âm nhạc truyền thống Việt Nam có cái gì, phải bảo tồn nó như thế nào? Thế nên từ năm 2002 tôi về nước định cư và mang toàn bộ sách nghiên cứu hơn 50 năm để thực hiện ý nguyện này. Bây giờ, tôi đã 93 tuổi, chỉ mong một điều, khi mất đi thì ngôi nhà của tôi sẽ trở thành thư viện để mọi người có thể tìm hiểu tài liệu về âm nhạc dân tộc. - Cảm ơn giáo sư, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam xin kính chúc ông khỏe mạnh!
- Tôi sinh ra trong gia đình 4 đời làm nhạc sĩ, từ nhỏ đã tiếp xúc với âm nhạc. Học y tại Hà Nội, tôi tham gia hội cùng các nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ. Lúc đó trong trường, người Pháp chỉ huy dàn nhạc sinh viên bị bệnh xin nghỉ nên tôi được cử làm chỉ huy. Năm 20 tuổi, tôi được đứng trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội chỉ huy dàn nhạc tiếng Pháp, để sau đó giới thiệu chương trình dân ca ba miền. Ý thức giới thiệu nhạc dân tộc ra thế giới có trong tôi từ ngày đó. Năm 1944, nhóm nhạc của tôi xin nghỉ 6 tháng để vào miền Nam lập gánh hát. Sau 6 tháng trở lại Hà Nội thì có phong trào xếp bút nghiên về Nam kháng chiến, tôi lại quay về Nam cùng gánh nhạc đi khắp nơi giới thiệu nhạc kịch sinh viên. Đến khi tôi bị Pháp truy lùng phải chạy trốn. Sau đó tôi tìm cách qua Pháp để học tiếp.
- Lúc đầu tôi chỉ định ra nước ngoài hai năm cho tình hình tạm lắng lại về nước, nhưng biến cố cuộc đời buộc phải xa quê hương quá lâu. Khi đất nước thống nhất, UNESCO đề nghị sẽ tài trợ để tôi trở về quê hương ghi âm đĩa hát Việt Nam. Với nung nấu muốn quảng bá âm nhạc nước nhà từ trước nên tôi đã đồng ý ngay. Tha hương thấm thoắt 30 năm, ngày trở về, tôi thực sự bất ngờ trước một Hà Nội hoàn toàn khác lạ, trước kia còn là thuộc địa thì bây giờ tất cả đều là người Việt Nam làm chủ. Ngày trở về, Thủ đô còn nghèo lắm bởi tất cả phải hy sinh cho cuộc kháng chiến. Đi xa khi đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ác liệt, ngày trở về, tôi như nghẹn lại khi tận mắt nhìn những vết tích chiến tranh với những hố bom, chiến hào dọc đầy đường lộ…
- UNESCO tài trợ cho tôi về nước với điều kiện ghi được cho họ một đĩa hát về âm nhạc dân tộc Việt Nam. Trong thời gian hơn một tháng tại Hà Nội, tôi làm việc với Hội Nhạc sĩ xin ghi đĩa âm nhạc. Thời đó cả Hà Nội không có lấy một phòng ghi âm, tôi đã thể nghiệm ghi âm trong phòng của Hội Nhạc sĩ nhưng tạp âm rất nhiều nên công việc tưởng chừng không thực hiện được. May mắn thay, Đài Tiếng nói Việt Nam mời tôi nói chuyện ba buổi và định trả thù lao bằng bức tranh sơn mài. Tôi đã từ chối và xin đổi bằng ba buổi được thu âm chương trình làm đĩa hát tại đài và họ đồng ý. Nhờ vậy tôi đã hoàn thành được 3 đĩa hát về ca trù, quan họ và hát chèo. Các đĩa được dán nhãn hiệu UNESCO và hơn 400 đĩa hát được gửi cho các trường đại học, trung tâm văn hóa tại Mỹ. Từ đó mỗi năm, Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp đã tài trợ cho tôi về nước mỗi năm hai tháng. Trong mười mấy năm sau đó tôi đi khắp ba miền Bắc - Trung - Nam để thực hiện nghiên cứu giới thiệu âm nhạc dân tộc.
- Âm nhạc truyền thống dần mai một, đó là điều đáng buồn! Vậy nên tôi mong muốn âm nhạc vào học đường nhiều hơn, không phải để dạy con người Việt Nam thành nhà nghiên cứu, thành nhạc sĩ mà để học sinh, sinh viên biết được âm nhạc truyền thống Việt Nam có cái gì, phải bảo tồn nó như thế nào?
Thế nên từ năm 2002 tôi về nước định cư và mang toàn bộ sách nghiên cứu hơn 50 năm để thực hiện ý nguyện này. Bây giờ, tôi đã 93 tuổi, chỉ mong một điều, khi mất đi thì ngôi nhà của tôi sẽ trở thành thư viện để mọi người có thể tìm hiểu tài liệu về âm nhạc dân tộc.
(Theo hnm)
|