Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Những phường thợ thành Thăng Long xưa Những phường thợ thành Thăng Long xưa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Thời Lý, toàn kinh đô có 61 phường, trong đó có nhiều phường thợ thủ công lành nghề, hoặc là thủ công nghiệp, mỹ nghệ, hoặc là thương nghiệp, dịch vụ. Tuy sống ở Kẻ Chợ nhưng họ vẫn gắn bó với nông thôn về nhiều mặt. Cũng có Đình, cũng thờ vị Thành Hoàng làng, có sinh hoạt cộng đồng với các tục lệ, các lễ hội dân gian.

Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi có nhắc đến một số tên phường như: Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, mâm võng, dù và lọng; Phường Yên Thái làm giấy; Phường Nghi Tàm và phường Thuỵ Chương dệt vải mịn và lụa; Phường Hà Tân nung đá vôi; Phường Hàng Đào nhuộm điều; Phường Tả Nhất làm quạt; Phường Thịnh Quang có long nhãn…

Đến triều Lê, Thăng Long có 36 phường. Sự hội tụ các phường thợ lành nghề từ khắp tứ trấn về Thăng Long đã tạo ra trên địa bàn kinh thành nhiều sản phẩm nổi tiếng. Một số đã đi vào tục ngữ như: “gốm sứ Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá…”

Gốm sứ Bát Tràng

Theo truyền thuyết ngày xưa, có một số người làng Bồ Bát (còn gọi là Bạch Bát, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đi thuyền ngược sông Hồng để buôn bán, gần đến Thăng Long thì thấy một bãi đất hoang phì nhiêu, họ bèn ghé bờ nghỉ đêm.

Đêm ấy có người mơ được vua Thuỷ Tề rước xuống thuỷ cung chơi, cảm thông cảnh nghèo khó nên khi khách về, vua sai một đoàn thợ đi theo và xây cho toà nhà lộng lẫy toàn bằng đất thó. Về sau, con cháu người này cứ cậy đất thó ra ăn mãi mà tường không đổ. Tỉnh dậy người này kể giấc mơ cho cả đoàn biết. Mọi người cho đây là điềm lành, bèn quyết định bỏ nghề buôn, ở lại cắm đất làm ấp, lập làng nghề Bát Tràng ngày nay.

Theo một truyền thuyết khác, nghề gốm sứ Bát Tràng đã có từ thời Lý, do 3 ông tổ truyền nghề cho dân 3 nơi, trong đó Bát Tràng và Thổ Hà là hai nơi nổi tiếng hơn cả.

Thời Lý, sử ghi rõ: Chùa Một Cột ở Thăng Long có dựng tháp sứ trắng (hoặc bằng lưu ly, tức đồ gốm có men). Khảo cổ cũng tìm thấy nhiều đồ gốm trang trí ở các di tích thời Lý có tráng men thanh.

Sách Dư địa chí của Nguyễn trãi viết: “ … ở đầu thời Lê, Nhà nước định lệ mỗi lần cống Trung Quốc, làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa…”. Như vậy, gốm sứ Bát Tràng đã xuất hiện từ thời Lý (Thế kỷ XI) và đạt chất lượng tới mức tinh xảo từ thế kỷ XIV.

Giấy dó lụa vùng Bưởi

Thời xưa, giấy dó là sản phẩm riêng của đất Kinh kỳ, ngày nay vẫn là đặc sản có tính nghệ thuật của Hà Nội.

Đầu thế kỷ XV, sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi từng nhắc đến phường làm giấy Yên Thái. Cảnh giã bột dó làm giấy nhộn nhịp ở đây còn sống mãi trong ca dao cổ: Mịt mù khói toả ngàn sương/Nhịp chèo Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Phường thợ giấy Yên Thái thuộc vùng Kẻ Bưởi, gồm bốn làng chuyên làm giấy là Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xá và Thọ Thôn. Gần đó, làng Nghè (Nghĩa Đô) cũng có nghề giấy.

Làng Nghè làm “giấy sắc vua”, tức loại giấy “Lệnh” để triều đình viết các sắc chỉ. Cao cấp là giấy dó lụa để in tranh và sách quý. Giấy bản để in các văn bản thông thường là loại giấy phổ biến hơn cả. Có loại giấy dai, mỏng, dễ cháy để làm ngòi pháo. Có loại giấy mịn, mỏng, dai, trắng làm giấy cốt dán quạt và làm hàng mã. Giấy xề làm bằng nguyên liệu tận dụng là “đầu mặt” của các tấm vỏ dó. Các loại giấy được bán buôn tại chỗ, sau đó toả đi khắp các vùng. Trong nội thành trước đây có phố Hàng Giấy, chuyên bán đủ các loại giấy của vùng Bưởi sản xuất.

Cho đến thế kỷ XVIII, giấy nội đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả nước, Chúa Trịnh đã ra lệnh cho sĩ tử và toàn dân đều dùng giấy nội, không dùng giấy của nước ngoài.

Hàng dệt tơ tằm

Tại đất Ba Vì có câu ca dao: Lụa này thật lụa Cổ Đô/Chính tông “lụa cống” các cô ưa dùng

Cho nên các cô khắp miền gần xa vẫn thường ước ao: Nhắn ai trảy chợ Kinh Thành/Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về

Các làng dệt vùng Bưởi như: Trích Sài, Bái Ân, Yên Thái, Nghĩa Đô nổi tiếng về dệt Lĩnh, vẫn lưu truyền câu chuyện xảy ra năm 1011. Một hôm, vua Lý Thái Tổ ngự thuyền rồng đến bến Giang Tân (gần chợ Bưởi ngày nay) thì thấy có căng tấm lĩnh dệt nổi hình con rồng. Vua lên bờ thăm hỏi nhân dân, được dân cho biết làng Dâu, xóm Bãi đã dệt tấm lĩnh kia để dâng mừng vua. Vua khen dân làng có nghĩa, bèn đổi tên làng Dâu thành Nghĩa Đô, xóm Bãi thành Bãi Ân, lại căn dặn dân làng cố gắng phát triển nghề dệt.

Vua Lý Thái Tông (1021- 1054) cho đón thợ dệt từ các vùng về kinh thành để dạy cung nữ kỹ thuật dệt. Chẳng bao lâu, số hàng dệt trong cung có đủ số lượng thay thế toàn bộ hàng gấm vóc mà trước đó hàng năm triều đình phải nhập của nhà Tống.

Đời vua Lê Thánh Tông, vùng Tam Giang (ngoại thành) cónhiều thợ thủ công giỏi, dệt được những hàng cao cấp như Mật Cầu dệt được thứ lụa mỏng, nhiều màu, có thể sánh ngang với lụa của Trung Quốc. Làng Bùng (tức Phúc Xá- Thạch Thất) nổi tiếng về nghề dệt Lượt. Nhân dân ở đây tôn trọng ông Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan) là ôngTổ nghề dệt của vùng này. Đền thờ Phùng Khắc Khoan ở làng Bùng còn lưu giữ được bức chân dung ông trên lụa.

Trong danh sách những làng dệt tài hoa còn phải kể đến Vạn Phúc (Hà Đông), Ỷ La, Trung Thuỵ, Đại Phùng, Triều Khúc. Làng Đại Mỗ (Từ Liêm) nổi tiếng về dệt lụa hoa (còn gọi là Vân) và thứ hàng cao cấp là Lĩnh. Về mặt hàng, ngoài Lĩnh, The, Lượt, Vân, Lụa… còn có Chồi, Láng, Thao.

(Người Hà Nội/Vietnam+)

 

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66043083

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July