Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Trần Duy Hưng - Một trí thức vì dân Trần Duy Hưng - Một trí thức vì dân , Người xứ Nghệ Kiev
 

 QĐND - Sau ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà bác sĩ Trần Duy Hưng và đề nghị ông đảm trách cương vị người đứng đầu chính quyền thủ đô Hà Nội. Bác sĩ Trần Duy Hưng nói: "Cảm ơn Cụ". Rồi bác sĩ đề nghị Bác Hồ chọn người xứng đáng hơn, vì ông cho rằng mình "chỉ biết khám chữa bệnh, không quen làm lãnh đạo". Bác Hồ nói: "Bản thân tôi cũng chưa bao giờ lãnh đạo một đất nước, chúng ta phải vừa làm, vừa học thôi". Từ câu nói chí tình đó của Bác Hồ, Hà Nội đã có vị chủ tịch đầu tiên mà tác phong, đạo đức, tư duy quản lý của ông sẽ sống mãi trong lòng dân Thủ đô. 

Người trí thức giàu lòng yêu nước, thương dân

Khi được Bác Hồ mời ra giữ trọng trách trong bộ máy chính quyền, đó không phải lần đầu bác sĩ Trần Duy Hưng từ chối lời mời tham gia bộ máy hành chính. Trước đó, ngay sau ngày phát xít Nhật đảo chính Pháp, chính quyền bù nhìn Bảo Đại đã mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên nhưng ông từ chối.

Từ chối lời mời của Bác Hồ nhưng Trần Duy Hưng không phải là người từ chối sức hấp dẫn kỳ diệu của Cách mạng Tháng Tám. Từ trước khi Hà Nội khởi nghĩa, giành chính quyền thành công, bác sĩ Trần Duy Hưng đã tích cực tham gia các phong trào xã hội và có uy tín trong giới thanh niên, nhân sĩ, trí thức thời đó. Ông là thủ lĩnh của phong trào Hướng đạo sinh ở Bắc Kỳ dưới sự dẫn dắt của cụ Hoàng Đạo Thúy. Với cây đàn vi-ô-lông, ông cùng nhiều trí thức của Hà Nội về các chợ quê biểu diễn những bài ca cách mạng và diễn thuyết về Mặt trận Việt Minh, về Bác Hồ. Vì vậy, sau khi nhận lời khuyên của Bác Hồ, bác sĩ Trần Duy Hưng đã đem hết nhiệt tình, tài năng của người thanh niên trí thức phụng sự cách mạng, phục vụ nhân dân. Thành công lớn nhất của bác sĩ Trần Duy Hưng trên cương vị Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội  giai đoạn 1945 - 1946 là tập hợp được các tầng lớp nhân dân Thủ đô dưới ngọn cờ của Việt Minh. Việc đầu tiên mà chính quyền Hà Nội lúc đó làm là cứu đói, thứ hai là những chương trình củng cố chính quyền và một trong những chương trình quan trọng trong đó là bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Ông Trần Tiến Đức, con trai bác sĩ Trần Duy Hưng kể rằng: "Ngày thường, nếu không quá bận, ai cần cũng có thể gặp cha tôi. Ông có một cuốn sổ ghi lại hầu hết những cuộc gặp với từng người dân và những nguyện vọng của họ, cùng những ký hiệu đánh dấu về các trường hợp đã hoặc chưa giải quyết”.

Hồi những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều đêm, Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Trần Duy Hưng cùng cán bộ phụ trách bình dân học vụ đạp xe đến từng lớp học xem người ta dạy và học thế nào. Ông thường không hỏi han gì, chỉ ngồi ở cuối lớp, quan sát việc học tập để thu nhận cho mình những vấn đề của thực tiễn. Nhiều đêm, khi nghe có điện thoại báo nước sông Hồng lên mức báo động cấp 3, lập tức, ông cùng con trai đi kiểm tra điếm canh đê ở Đông Anh, Từ Liêm...

Bác sĩ Trần Duy Hưng trong ngày về tiếp quản Thủ đô 10-10-1954. Ảnh tư liệu

Những ngày cuối năm 1972, Hà Nội bị B52 rải thảm, phố Khâm Thiên trở thành chứng tích bi thương về tội ác của đế quốc Mỹ, Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng đến tất cả những nơi có nhà đổ, người chết, cùng băng bó cho những người bị thương. Ông bảo: “Nhiều người có thể làm việc này nhưng nhìn tôi làm, người dân sẽ thấy được sự chia sẻ”.  

Ấp ủ về một Hà Nội tương lai 

Bác sĩ Trần Duy Hưng sinh ngày 16-1-1912, là người đứng đầu chính quyền (Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố) đầu tiên và cũng là người giữ cương vị này lâu nhất trong lịch sử Hà Nội mới. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 1977 rồi viết đơn xin nghỉ hưu. Ông là trí thức Hà Nội gốc, quê tại Hòe Thị, nay thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Ông Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, cùng sát cánh công tác với ông Trần Duy Hưng trong hàng chục năm liền, nói rằng: Thời ông Trần Duy Hưng làm chủ tịch là thời kỳ Hà Nội "đi đầu cả nước trong chiến đấu và sản xuất".

Theo lời kể của ông Trân, thời ông làm Bí thư Thành ủy và ông Hưng làm chủ tịch Ủy ban hành chính, Hà Nội đã từng có  những chính sách đột phá mạnh mẽ. Những năm 60 của thế kỷ XX, Nhà nước có chính sách phân phối nhà cho công chức, Hà Nội đã triển khai bán căn hộ cho cán bộ theo cách trả dần để thành phố thu được ít tiền mà người sử dụng thì có quyền sửa chữa cho đẹp hơn. Trong thời kỳ chiến tranh, hàng hóa khan hiếm, Hà Nội là địa phương mạnh dạn cho các hộ tư nhân sản xuất thủ công một số mặt hàng thiết yếu trở lại...

Khoảng năm 1968, trong một lần cùng đi bộ trên đê sông Hồng, Chủ tịch Trần Duy Hưng là người đầu tiên tỏ ý băn khoăn với các nhà kiến trúc: Vì sao Hà Nội lại quay lưng về phía sông Hồng? Vì sao chúng ta chưa mạnh dạn làm mới Thủ đô bằng cách để con sông Hồng to rộng, mang đầy trầm tích văn hóa đó trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa của Thủ đô...

Đến nay, sau hơn 40 năm, Thủ đô Hà Nội đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Sông Hồng đang dần trở thành một thực thể văn hóa được đầu tư, phát triển, hứa hẹn một tương lai rực rỡ, đúng như những gì bác sĩ Trần Duy Hưng đã ấp ủ. Tên của vị chủ tịch đầu tiên, Trần Duy Hưng, cũng đã được đặt làm tên của một con đường to rộng, nối Hà Nội phát triển rộng dài về hướng Tây. Người dân Thủ đô sẽ mãi mãi ghi nhớ công đức của ông, đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: "Một con người của nhân dân, vì nhân dân; là một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức cả hôm nay và mai sau học tập, noi theo".

Hoàng Nam 


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66031905

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July