(Baonghean) Trong truyện ngắn "Cầu An Hạ" của nhà văn Khuất Quang Thụy đăng trong tập Truyện ngắn chọn lọc của Chi hội Nhà văn Quân đội (NXB Quân đội nhân dân) năm 2002, có đoạn: "... cầu An Hạ thuộc ngoại vi thành phố Sài Gòn từng là nơi mà những chiếc xe tăng của Anh hùng quân đội Đoàn Sinh Hưởng và đồng đội quần nhau với một bầy xe tăngđịch. Người ta nói rằng đó là một trong những trận chiến xe tăng oanh liệt nhất trong lịch sử quân đội ta...". Những ngày cuối tháng Tư lịch sửnày, chúng tôi đã tìm gặp ông để nghe lại kỷ niệm một thời trận mạc.
Trong những ngày diễn ra trận tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột (3/1975) nằm trong chiến dịch Tây Nguyên, chiếc xe tăng 980 do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đã dẫn đầu mũi đột kích thọc sâu, tung hoành ngang dọc, tiến công vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23, quân đội Sài Gòn, rồi tiến ra sân bay Hòa Bình.
Tác giả và Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng.
Lúc đó, ông Hưởng là Đại đội trưởng Đại đội 9 Xe tăng thuộc Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3, được giao nhiệm vụ đánh thọc sâu vào Sư bộ 23. Đại đội 9 củaĐoàn Sinh Hưởng được tăng cường cho Sư đoàn 320 tiến đánh Cheo Reo. Trong trận đánh đó, xe số hiệu 980 đã nhiều lần lập công xuất sắc, hiện nay mô hình chiếc xe chiến thắng mang số hiệu 980 đang được dựng làm biểu tượng chiến thắng ở khu vực ngã 6 - TP Buôn Mê Thuột. Sau khi giải phóng Buôn Mê Thuột, đại đội 9 đánh xuống Phú Yên (vào 1/4), quay về Tuy Hòa, Nha Trang, sau đó về Buôn Mê Thuột tập kết theo đường 14 (qua đoạn Đăk Lăc, Đắk-Nông), chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh đã bước sang giai đoạn cuối. Lúc đó đoàn tăng gồm một trung đoàn với gần 100 chiếc xe tăng.
Chuẩn bị để tiến về Sài Gòn theo hướng của đại đội chỉ có một con đường độcđạo, quân chủ lực của ta phải qua cứ điểm ở khu vực cầu An Hạ (giáp ranh giữa hai huyện Hóc Môn và Củ Chi nằm trên Quốc lộ 22 ngày nay). Đại đội 9 xe tăng thuộc Lữ đoàn 273 vừa có nhiệm vụ đánh chiếm cầu, và giữ vững chiếc cầu này. Nếu cầu An Hạ bị địch phá gãy, chúng ta có thể chậm trễ, đánh mất thời cơ lịch sử. Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng được giao nhiệm vụ thọc sâuđánh vào cầu An Hạ để quân ta vượt cầu này, nếu cầu này bị sập quân ta sẽkhông tiếp tục hành tiến được. Mệnh lệnh của Chính ủy sư đoàn 10 Lữ Ngọc Châu lúc đó đưa ra là phải giữ bằng được cầu An Hạ.
Nhận lệnh đánh và giữ cầu An Hạ lúc khoảng 1h sáng ngày 29/4, cần người dẫn đường mà không kịp có nên đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng quyết định tựtìm đường. Đi qua đường sang Củ Chi, lúc đó đội hình chỉ có 4 xe đi hướngĐông, gặp hàng trăm tên địch ngăn lại. Đơn vị quyết định nổ súng bằng hỏa lực trên xe tăng (pháo 75mm, 100mm). Trên đường hành tiến có rất nhiều sắc quân (dân vệ, bảo an, quân chủ lực) và đủ loại hỏa lực của địch đánh chặn, phải vừa đi vừa đánh.
Đến Củ Chi lại tiếp tục gặp địch. Địch dùng DKZ bắn, ném lựu đạn vào xe, quân ta trên xe lấy lựu đạn ném lại. Lúc tiến đến cầu phát hiện có một đoàn xe tăng bọc thép của địch, Đoàn Sinh Hưởng cho anh em dừng lại, đưa vào phòng ngự gấp. Lúc này, ông tự nhủ, cần phải bình tĩnh, giữ vững sự sắc sảo của người chỉ huy.
Do còn 4 chiếc xe tăng, ông chỉ huy anh em dồn đội hình lại, chiếm giữ vị tríđịa hình có lợi nhất. Chờ cho đoàn xe của địch đi qua hết cầu rồi mới nhả loạtđạn đầu tiên, chiếc xe đi đầu bốc cháy. Loạt đạn tiếp theo bắn cháy chiếc cuối cùng. Cái đầu và cái cuối bị cháy đã gây tắc đường giam chân địch ngay trong tầm bắn của mình làm "tắc" khả năng chống đỡ của chúng. Sau gần 1 giờđồng hồ chiến đấu, 4 xe tăng của ta đã bắn cháy 12 thiết giáp của địch. Địch hoảng loạn không còn khả năng chiến đấu, các chiến sĩ Đại đội 9 xông ra áp sát đoàn xe của địch tiêu diệt những tên còn lại, tịch thu 12 chiếc xe tăng. Sau đó, đoàn xe đại đội tiến vào trại huấn luyện Quang Trung, tại đây bắt sống thêm 2 đại tá, giải giáp 1 tiểu đoàn (ngày 29 tháng 4). Lúc đó, có mệnh lệnh khẩn từ cấp trên, yêu cầu đại đội 9 dừng lại ngã tư Bảy Hiền để đánh vào BTL không quân, Bộ tổng tham mưu ngụy. Để rồi, ngày 30/4 lịch sử, đoàn xe tăng của đại đội 9 đã cùng đại quân tiến vào Sài Gòn, hòa chung niềm vui chiến thắng.
Nheo lại đôi mắt một thời trận mạc, tướng Đoàn Sinh Hưởng kể rằng :"Đây là một trận đánh kinh điển trong lịch sử quân đội ta, bởi chúng tôi chỉ có 4 tăng,đấu với 24 tăng của địch, và đã diệt 12 chiếc và bắt sống 12 chiếc". Trận cầu An Hạ bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng ngày 29/4/1975 và kết thúc vào lúc 10h20phút cùng ngày. Sau này, có một người bạn Nga gặp lại ông sau 20 năm đã thừa nhận, đây là một trận đánh quan trọng, có hiệu quả ở tầm thế giới, bởi chỉ 4 xe tăng mà tiêu diệt và khống chế 24 xe tăng địch thì hầu như rất hiếm, vì tương quan lực lượng quá chênh lệch. Trận cầu An Hạ là trận tao ngộ chiến oanh liệt.
Trận chiến cầu An Hạ còn có tính hiệu quả ở chỗ, quân ta không có cháy xe, không có thương vong, chỉ bị thương nhẹ hai người. Dù không cân sức nhưng phần thắng đã thuộc về ta, giải quyết được mục tiêu cấp trên giao phó, bảo vệđược cầu Bông (Cầu An Hạ) - cây cầu đóng vai trò chiến lược quan trọng, đảm bảo được thời cơ cho chiến dịch. Đây là trận đánh tiêu biểu trong hoàn cảnh "bất ngờ gặp địch".
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng nhớ lại: "Trưa 30/4, sau khi đại đội 9 tham gia cùng các đơn vị bạn chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưuđịch, chúng tôi đã ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Rồi tôi lên ngồi trên chiếc tăng thân yêu để nghĩ về đồng đội đã rađi, nghĩ về gia đình, bố mẹ và anh chị ở quê hương. Thoáng trong lòng tôi có một chút thanh thản, tự hào khi đã làm xong nhiệm vụ cao cả của người lính".
12 tháng 9 năm 1975, đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng được phong Anh hùng LLVTND lúc mới 23 tuổi, mang quân hàm thiếu úy, cùng với 6 cá nhân và 59đơn vị.
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng sinh năm 1949 (quê gốc xã Bình Ngọc, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). Năm 1966 khi tròn 17 tuổi, ông nhập ngũ vào Đạiđội 9, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3. Năm 1975 lúc mới 26 tuổi,đang mang quân hàm thiếu úy, ông vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Những trận chiến đấu ở chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) màđặc biệt là trận đánh ở Buôn Mê Thuột đã làm nên tên tuổi của người lính "bộđội cụ Hồ" - Đoàn Sinh Hưởng. Sau này, ông dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học quân sự và có bằng Tiến sỹ. Và ông trở thành Tư lệnh Tăng thiết giáp rồi Tư lệnh Quân khu 4 cho tới khi trở về đời thường năm 2009.
Trần Hải
|