Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Gặp "ông Việt Cộng" buộc Dương Văn Minh đầu hàng ngày 30/4/1975 Gặp "ông Việt Cộng" buộc Dương Văn Minh đầu hàng ngày 30/4/1975 , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(NguoiViet.de) Hơn 30 năm trước, Trung tướng Phạm Xuân Thệ chính là người buộc Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào trưa 30/4/1975 lịch sử. 

Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nhớ lại ngày lịch sử 30/4/1975.
Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nhớ lại ngày lịch sử 30/4/1975.

 

Ký ức về những đồng đội ngã xuống trước giờ giải phóng

 

Chúng tôi đến gặp Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi ngày kỷ niệm chiến thắng lịch sử 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước cận kề.


Những ngày tháng hào hùng với bao nhiêu hy sinh, mất mát của đồng đội như vẫn còn hằn sâu trong tâm trí ông.


“Tôi cũng như bao người chiến sỹ khác với tinh thần đâu có địch là chiến đấu. Trách nhiệm rõ ràng là phải đánh thắng địch trong mọi tình huống” - Trung tướng Phạm Xuân Thệ bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.


Ngày ấy ông Thệ vào chiến trường khi đang ở cái tuổi đẹp nhất,  tuổi 19. Người thanh niên vùng quê chiêm trũng Hà Nam, tình nguyện vào Nam chiến đấu với mong ước miền Nam được giải phóng, non sông được thu về một mối, Nam Bắc một nhà. 

"Ngày đó, tôi cũng như bao người lính khác rất mong được cầm súng vào chiến trường. Tháng 8 năm 1967 tôi nhập ngũ. Sau 4 tháng huấn luyện trên Thái Nguyên, tôi hành quân vào chiến trường. Lúc đó những thanh niên như chúng tôi không mong gì trở thành anh hùng hay gì cả mà chỉ với một mục tiêu duy nhất là tiêu diệt địch..." - ông Thệ nói.

 

Sau 4 tháng huấn luyện Phạm Xuân Thệ được bổ sung vào Trung đoàn 66 - Sư đoàn 304 là đội quân thuộc lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2.


“Nhiệm vụ của chúng tôi là thực hành tiến công nhanh chóng vào nội đô thành phố Sài Gòn, với mục tiêu là đánh chiếm Dinh Độc Lập, Đài phát thanh và Bộ tư lệnh Hải quân của địch. Cụ thể, ngày 26 tháng 4, năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh nổ súng, đơn vị bạn đánh chiếm căn cứ Nước Trong và tổng kho Long Bình, đến ngày 28 thì làm chủ căn cứ Nước Trong. Ngày 29 binh đoàn thọc sâu của chúng tôi gồm có Trung đoàn bộ binh 66 thuộc sư đoàn 304, Lữ đoàn xe tăng 203 và một số đơn vị pháo binh của Quân đoàn II tiến vào Sài Gòn” - ông Thệ nhớ lại.

 

Chậm rãi, ông hồi tưởng lại ngày tháng máu lửa đó... Dường như trong khóe mắt ông vẫn còn hằn sâu nỗi đau về những người đồng đội đã hy sinh bên cầu Sài Gòn; nơi mà chỉ cách trung tâm không xa, hay nói đúng hơn họ đã chết trước giờ toàn thắng.


“Chúng tôi là những người may mắn được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, khi đó chúng tôi nghĩ, đã có nhiều đồng chí, đồng đội, đồng bào đã hy sinh dưới mưa bom lửa đạn của giặc. Giây phút mà các anh hy sinh chỉ cách có mấy tiếng là giành độc lập...” - Ông nhớ lại. 

 

Cuộc tổng tiến công Dinh Độc Lập như vẫn còn hằn sâu trong ký ức ông Thệ. Ông nhớ lại: “Bắt đầu 17h ngày 29 thì xuất phát, đến 21h chúng tôi vượt qua cầu Sông Buông, khi đó địch phá hỏng nên chúng phải khắc phục lại cho đến đến 23h mới đến được cầu Xa Lộ, vượt qua đầu cầu Xa Lộ đến Thủ Đức cũng đã 4h. Tại đây chúng tôi gặp địch. Địch chống cự quyết liệt, không ít đồng đội của tôi mãi mãi nằm lại đây...”.

 

“Khi vừa đến cầu Sài Gòn, chúng tôi lại gặp địch. Lập tức chúng tôi phải triển khai đội hình chiến đấu. Trong trận chiến này, lại có thêm những người đồng đội của chúng tôi ngã xuống... Thế trận giằng co, đến 7h sáng thì chúng tôi mới giải quyết xong cứ điểm này. Thông cầu Sài Gòn... không ai nói với ai, cả đơn vị của chúng tôi thọc thẳng vào nội đô thành phố...”. 
 

Bắt Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện!

 

Ông Thệ kể, trước khi tiến qua cầu Sài Gòn, thậm chí ông và các đồng đội còn chưa biết đường dẫn vào Dinh Độc Lập. 

"Tiến vào Dinh Độc Lập, chúng tôi phải hỏi thăm đường, được người dân chỉ đường đến ngã tư Hàng Xanh, rồi qua cầu Thị Nghè, Thảo Cầm Viên, cứ thế tiến thẳng là sẽ tới Dinh Độc Lập. Xe tăng và xe cơ giới chở bộ binh của ta phát huy hết tốc lực rầm rập tiến công vào nội đô Sài Gòn...” - ông Thệ nói.

 

Chúng tôi hỏi ông: “Trước khi tiến vào Dinh Độc Lập quân đội ta có biết chính quyền Dương Văn Minh đang ở đây không?

 

“Khi đó chúng tôi không hề biết nội các Dương Văn Minh trong Dinh Độc Lập. Nhiệm vụ của chúng tôi khi đó là giải phóng, nên mục tiêu là phải nhanh chóng cắm cờ làm chủ chiến trường...” - Trung tướng Phạm Xuân Thệ cho biết. 
 

Gap
Nội các Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập.
Gap
Giải Dương Văn Minh ra Đài phát thanh.

 

Nhớ lại giây phút huy hoàng đó ông tự hào cho biết: "Khi đến cổng Dinh Độc Lập, xe tăng thứ nhất do anh Bùi Quang Thận chỉ huy húc vào cánh cổng bên trái của cổng chính Dinh Độc Lập và mắc kẹt vào đó. Xe tăng thứ hai do anh Lê Đăng Toàn chỉ huy đâm bật tung cánh cổng chính tiến vào sân...

 

Chiếc xe Jeep của chúng tôi theo xe anh Toàn đi vào. Vừa đặt chân đến tiền sảnh tầng 1 của Dinh Độc Lập, xe dừng lại. Chúng tôi bước xuống thảm cỏ rồi tiến nhanh vào Dinh Độc Lập để cắm cờ. Lên hết cầu thang tầng 1, chúng tôi gặp một người cao to, mặc áo cộc tay, ông ta giới thiệu: "Tôi là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá cho tổng thống Dương Văn Minh, toàn bộ nội các chính quyền ông Minh đang ở đây, trong phòng họp..." - ông Thệ kể.

 

“Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh dẫn chúng tôi đi khoảng hơn 10m, đến một cửa phòng lớn, ông Hạnh giới thiệu đây là phòng Tổng thống Dương Văn Minh. Đến lúc này tôi mới biết ông Dương Văn Minh, trước đó chỉ nghe trên đài nói là ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn, nhưng chưa hề biết mặt mũi ông Minh như thế nào...” - ông Thệ nhớ lại.

 

Khi đó quân giải phóng đã chiếm được Sài Gòn, những tiếng súng nổ ăn mừng khắp Dinh Độc lập, khiến cho nội các của Dương Văn Minh lo sợ, không dám ra Đài phát thanh để đọc lời đầu hàng.

 

Nhưng bản lĩnh người lính cụ Hồ và nhận thức chính trị nhạy bén đã giúp đại úy Phạm Xuân Thệ cùng các đồng đội có quyết định sáng suốt, kiên quyết bắt Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra Đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện nhằm kết thúc nhanh chóng cuộc chiến.

 

Tướng Thệ kể: "Khi đó Dương Văn Minh nói: Ra đài phát thanh sợ không đảm bảo an toàn. Có lẽ Dương Văn Minh thấy súng nổ vang trời khắp mọi nơi nên sợ..."  

"Tuy nhiên, chúng tôi nhất quyết buộc Dương Văn Minh phải ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Tôi nói: "Chúng tôi đã làm chủ Sài Gòn và sẽ đảm bảo an toàn cho ông..."  - Tướng Thệ nói tiếp -  Rồi chúng tôi đưa Dương Văn Minh lên xe Jeep đưa ra Đài phát thanh...". 
 

“Tôi Đại tướng Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện…” - Đó là những gì mà Dương Văn Minh đã đọc trên Đài phát thanh. Giây phút lịch sử đó đã cách đây hơn 30 năm rồi, nhưng tôi luôn có cảm giác như nó vừa mới chỉ diễn ra ngày hôm qua..."

 

Lê Thanh


(Theo VTC News)

 


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66011242

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July