Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 09/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Gặp người anh hùng mở đường ra đảo Cồn Cỏ Gặp người anh hùng mở đường ra đảo Cồn Cỏ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Gặp người anh hùng mở đường ra đảo Cồn Cỏ

Giữa những năm tháng chiến tranh ác liệt ở Quảng Trị, có những người lính đã dũng cảm vượt mưa bom bão đạn vận chuyển lương thực, đạn dược từ đất liền tiếp tế cho đơn vị ở đảo Cồn Cỏ.


Cửa Tùng Lập - sông Bến Hải những năm tháng chiến tranh ác liệt (Ảnh tư liệu)
Cửa Tùng Lập - sông Bến Hải những năm tháng chiến tranh ác liệt (Ảnh tư liệu)
 

Một trong số những người sống sót trở về mà chúng tôi gặp lại hôm nay là ông Lê Văn Ban (SN 1933, ở thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Phải vất vả lắm chúng tôi mới tìm được nhà ông Ban, căn nhà nấp sâu trong con hẻm gần bãi biển. Nơi đây khi xưa là tiêu điểm bắn phá của địch trong đợt chiến tranh phá hoại của kẻ thù, đặc biệt đây cũng là địa bàn gần giới tuyến và đảo Cồn Cỏ nên mật độ ném bom cũng dày đặc hơn.

Vững vàng nơi tuyến lửa

Nhấp chén nước trà, ông bắt đầu kể về những năm tháng chiến tranh ác liệt và quá khứ hào hùng của đời mình. Tuy giọng nói có chút già yếu nhưng những chiến tích năm xưa vẫn khắc ghi trong tâm trí ông. Ngày ấy, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Đảo Cồn Cỏ cách vĩ tuyến không xa nên chịu sự bắn phá ác liệt của kẻ thù. Vì là địa phương nằm gần nhất với đảo, ông cùng một số người được đơn vị giao trọng trách tiếp tế lương thực, đạn dược phục vụ đồng đội ở ngoài đảo.

Ngày 5/8/1964, quân Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc bộ nhằm lấy cớ tấn công miền Bắc. Đảo Cồn Cỏ cũng bị bắn phá hết sức dữ dội. Tình hình hết sức nguy cấp khi tàu của ta không thể tiếp cận được với đảo để tiếp tế lương thực và đạn dược. Ngoài biển luôn có tàu tuần tiểu của Hạm đội Mỹ canh giữ ráo riết. Tàu của ta đến với đảo luôn bị phục kích và bắn phá.

“Hôm đó thôn Tùng Luật được cấp trên cử 6 Đoàn viên, trong đó có tôi và một Đảng viên là thuyền trưởng phụ trách công việc tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Anh em chuẩn bị sẵn kế hoạch, đúng 18 giờ xuất phát. Khi chỉ còn cách đảo chừng 3km liền bị địch phục kích dữ dội. Tình thế hết sức nguy nan nên đồng chí thuyền trưởng bảo chúng tôi cuốn buồm lại. Nhưng tôi cho rằng nếu cuốn buồm thuyền sẽ chạy chậm, như thế càng bị bắn phá nhiều hơn. Chỉ còn cách duy nhất là ngoan cường đối mặt, có như thế mới thoát được”. Nhờ sự yểm trợ của đồng đội từ trong đảo bắn, chúng tôi đã buộc địch phải rút lui. Sau mấy tiếng đối mặt với bom đạn cuối cùng thuyền tiếp tế cũng đến đảo an toàn”.

Ông Ban kể tiếp: “Ngày 15/4/1964, nhận được lệnh 4 người đi tiếp tế, tui được điều làm nhiệm vụ khác. Lần này bị địch phục kích nên cả 4 đồng chí đều hy sinh. Sau đợt ấy tôi được cử làm thuyền trưởng, tiếp tục nhận nhiệm vụ chuyển hàng ra đảo. Ngày 20/4/1965, đoàn có 12 thuyền gồm đoàn Quân sự QK4, cùng các văn nghệ sĩ, trong đó có nhà văn Nguyễn Khải ra nghiên cứu tình hình và phục vụ văn nghệ cho cán bộ chiến sĩ ngoài đảo. Đi an toàn, đến khi về cách đất liền 7-8 km thì bị địch phục kích và đánh phá. Tình hình hết sức cam go tôi nhận được lệnh phải quay trở lại đảo. Một tiếng đồng hồ sau, được cấp trên đồng ý, đoàn tiếp tục trở về đất liền.

Lại một lần nữa bị địch tập kích bắn phá và kêu gọi đầu hàng, nếu không sẽ nã pháo. Chúng tôi vừa chạy vừa kiên quyết bắn trả, trời lúc này đã tối om, pháo sáng rực cả bầu trời. Giữa biển khơi sóng to mưa lớn phần lại bị địch bắn nên chìm mất 4 thuyền. Tôi cùng đồng đội vẫn căng buồm, phóng thật nhanh ra khỏi vùng bị tập kích. Sau 5 đợt tấn công chỉ còn lại 2 thuyền, số còn lại bị lạc giữa đảo. Một lúc sau địch không bắn nữa, thuyền chúng tôi cũng bị trôi dạt cách đất liền 60km. Mãi đến 10 giờ sáng hôm sau chúng tôi mới đến được vùng giải phóng của ta”.
Sau chuyến đi ấy ngày 16/6/1965, ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ông Ban ngồi bên vợ, kể lại những năm tháng vượt lên mưa bom bão đạn tiếp tế lương thực, đạn được cho đơn vị ở đảo Cồn Cỏ

Không thể để gián đoạn việc tiếp tế lương thực, ảnh hưởng đến sức chiến đấu của đồng đội, ông cùng anh em bàn nhau thay đổi chiến thuật tiếp tế nhằm đánh lạc hướng kẻ thù. Lần này ăn cơm trưa xong anh em sẽ xuất phát ra đảo, thay vì đi vào lúc 6 giờ tối như trước kia.

“Tránh được sự tình nghi, theo dõi của kẻ địch nên chúng tôi thực hiện việc tiếp tế với mật độ dày hơn. Những đồng đội trên đảo cũng có đủ lương thực, đạn dược để quyết chiến với kẻ thù”, ông Ban kể.

Người anh hùng giữa đời thường

Với những cống hiến to lớn trong việc giúp đồng đội vững vàng chiến đấu, ngày 1/1/1967, ông Ban vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được ra Hà Nội báo cáo thành tích trước Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong lần đi ấy, ông nhớ mãi kỷ niệm khi được gặp Bác Hồ.

Khi đất nước ở vào thời kỳ khó khăn nhất của cuộc chiến tranh, ông cùng đồng đội đã lập nên biết bao chiến công hiển hách. Đến bây giờ mỗi khi nhắc đến thì những kỷ niệm ấy vẫn hiện về trong tâm trí ông. Sau bấy nhiêu năm hòa bình lập lại, người anh hùng năm xưa vẫn sống cuộc sống bình dị bên người vợ và những đứa con tại quê hương. Dù cuộc sống chưa có gì khấm khá nhưng hai vợ chồng vẫn hòa thuận và nuôi dạy con cái thành đạt.

Bác Nguyễn Văn Linh, Thiếu tá nghỉ hưu, bạn cùng xóm với ông Ban cho biết: “Dù đã ở tuổi 78 ông vẫn hăng say tham gia công tác xã hội ở địa phương. Ông Ban là một Đảng viên mẫu mực trong Chi bộ được nhiều người trân trọng và học tập”.

Khi rảnh ông Ban lại cùng những người bạn năm xưa ôn lại ký ức hào hùng

Với những cống hiến của mình, ông Ban cũng nhận được nhiều bằng khen và giấy khen do UBND tỉnh Quảng Trị trao tặng, kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng đảo Cồn Cỏ. Bà Nguyễn Thị Chiêu, vợ ông Ban chia sẻ: “Tuy tuổi cao nhưng hàng ngày ông vẫn chăm nom vườn tược, thỉnh thoảng lại cùng những người bạn gặp nhau tâm sự về quá khứ và cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh nơi xóm làng”.

Gần 50 năm tuổi Đảng, 78 năm tuổi đời nhưng ông vẫn xây dựng xóm làng, quê hương bằng khí chất của người lính cụ Hồ năm xưa.


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 69961453

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July