Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Mâm cỗ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần những gì? Mâm cỗ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần những gì? , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Hai ngày 05/02/2018

Vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình đều làm mâm cơm tiễn đưa ông Táo về trời. Tùy phong tục tập quán mà mỗi nơi lại có một sự chuẩn bị mâm cỗ khác nhau.

Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Do vậy, bàn thờ Táo quân thường đặt gần bếp và được gọi trang trọng là Vua Bếp.
Bộ đồ cúng ông Táo của người miền Bắc khá bắt mắt.

Mỗi năm, đúng vào dịp 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ. Do đó, những ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau.

Miền Bắc


Ngày nay, ngoài lễ vật vàng mã, cá chép, nhiều nơi tại miền Bắc còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.

Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới.

Miền Nam

Miền Nam do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên đồ cúng ông Táo của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.
Mâm cỗ cúng ông Táo miền Nam còn có đĩa kẹo thèo lèo. Ảnh minh họa

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không làm có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Mâm cỗ cúng ông Táo có những gì?

Trong ngày cúng ông Táo, người dân cả nước đều có làm một mâm cơm cúng ông Táo về trời. Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống ở miền Bắc bao gồm rất nhiều món. Trong đó, có các món cơ bản như: Gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, tại các gia đình mâm cúng Táo Quân còn có 1 con gà luộc.

Trong khi đó, tại miền Nam, tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính theo từng miền, các gia đình tại miền Nam có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu canh… hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng (trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp). Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. 
Theo Tin tức
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/891344/mam-co-cung-ong-tao-ngay-23-thang-chap-can-nhung-gi



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65175122

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July