Làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là làng nghề chuyên chế tác các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tì bà...
Gần 200 năm trước, cụ Đào Xuân Lan đã mang nghề làm đàn truyền thụ cho con cháu và nay trở thành nghề truyền thống của làng. Hiện làng còn gần 20 hộ theo nghề làm đàn.
Bàn tay người thợ tỉ mẩn chế tác từng phím đàn (Ảnh: Tiến Thành)
|
Ông Đào Văn Soạn, 70 tuổi, người cao tuổi nhất làm nghề đàn, cho biết để có thể làm được một cây đàn hoàn chỉnh, người thợ thường phải học việc 2-3 năm. "Nghề này không có giáo trình hay kiến thức chuẩn nào cả, mà những nghệ nhân truyền nghề bằng cách cầm tay chỉ việc, hướng dẫn làm từng công đoạn một”, ông nói.
Nguyên liệu để làm khung đàn thường là gỗ trắc hoặc gỗ xoan, còn mặt đàn phải là gỗ ngô đồng. Sau khi chọn được gỗ, người thợ bắt tay vào việc tạo khung làm dáng, tạo khuôn làm hộp.
Những lúc rảnh rỗi, ông Soạn cùng khách chơi đàn tại nhà để trao đổi kinh nghiệm làm đàn, thư giãn bên tiếng đàn (Ảnh: Tiến Thành)
|
Để bảo tồn nghề làm đàn dân tộc, UBND xã Đông Lỗ đã mở các lớp dạy nghề cho giới trẻ. Hiện có gần 50 học viên độ tuổi từ 25-30 đang theo học nghề.
Ngọc Thắng - Tiến Thành (Theo TTCT)