Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Trống – Báu vật của người Jrai ở Gia Lai Trống – Báu vật của người Jrai ở Gia Lai , Người xứ Nghệ Kiev
 

25/01/2016

Với dân tộc Jrai (Gia Lai), trống không đơn thuần là một loại nhạc cụ truyền thống mà trống còn được xem là một vật chứa đựng giá trị về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, nó mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng, là biểu hiện những đặc trưng cơ bản truyền thống văn hóa người Jrai tồn tại từ bao đời nay.

 Trống – Báu vật của người Jrai (Ảnh: Internet)

Trống của người Jrai được phân loại theo kích thước thành 3 nhóm chính: trống nhỏ gồm 3 hiện vật có chiều dài tang trống từ 24 cm đến 40 cm và đường kính mặt trống từ 14 cm đến 20 cm; trống trung gồm 8 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 40 cm đến 60 cm và đường kính mặt trống từ 30 cm đến 45 cm; trống lớn gồm 13 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 85 cm đến 110 cm và đường kính mặt trống từ 60 cm đến 100 cm.

Quy trình chế tác trống của người Jrai trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu, phức tạp và phải tuân theo các luật tục, nghi thức thần linh một cách nghiêm ngặt. Trước hết là khâu tuyển chọn nguyên liệu, như đã nói ở trên tang trống được làm phần lớn từ thân cây gỗ sao, khác với tang trống của người Việt và một số dân tộc khác được làm từ gỗ mít và tang trống được ghép nhiều thanh lại với nhau. Khi chọn nguyên liệu làm trống người Jrai phải giết gà, heo để cúng.

Theo quan niệm khi chọn cây họ chỉ ước lượng đường kính, chiều cao của thân cây, tuyệt đối không được dùng thước để đo để tránh làm náo động thần cây. Trong trường hợp khi đi chọn chặt cây mà thấy rắn bò ngang qua đường thì phải lùi ngày lại để tránh điềm xấu xảy ra, hoặc khi chặt cây người ta thường kiêng kỵ đối với các trường hợp như cây đổ đè phải con vật nào đó (thỏ, sóc, chồn...), thân cây không nằm xuống đất, cây đổ mà ngọn chắn ngược dòng suối chảy hoặc bất chợt một con vật nào chạy ngang qua thân cây... đều bị coi là điềm xấu, cây này không thể dùng để làm trống.

Mặt trống, người Jrai thường sử dụng da của con trâu, bò để làm; thông thường người ta hay sử dụng da trâu để bịt mặt trống. Với quan niệm vạn vật, hiện tượng luôn luôn tồn tại song song hai mặt, âm-dương, đất-trời,... nên khi làm trống đặc biệt với loại trống lớn có đường kính mặt trống từ 0,8 mét đến 1,2 mét người ta sử dụng da của 2 con trâu (trâu đực và trâu cái). Khi trống được hoàn thành, 2 mặt trống người Jrai vẫn thường gọi là mặt đực và mặt cái. Mặt đực và mặt cái không những chỉ phân biệt dựa vào da trâu đực hay da trâu cái mà còn được phân biệt qua cấu tạo trên mặt trống (mặt đực có khoét lỗ thông hơi, mặt cái không khoét lỗ) và còn được phân biệt qua âm thanh phát ra khi đánh trống (đánh vào mặt đực có âm trầm, hào hùng; đánh vào mặt cái âm phát ra thanh, bay bổng).

Trống của người Jrai dù to hay nhỏ đều được làm từ gỗ nguyên thân và sử dụng kỹ thuật đục, đẽo, khoét rỗng thân cây được cắt ra và đục khoét tang trống tại nơi lấy cây. Người Jrai sử dụng các dụng cụ thô sơ như rìu, rựa... để đục khoét tang trống từ hai mặt dần dần vào, hoặc có khi người ta đốt lửa hai đầu cho cháy thâm vào từ hai bên sau đó dùng rìu, rựa để tu chỉnh và đục đến khi thông nhau. Sau khi tang trống được đục khoét xong người ta không đưa về nhà ngay mà để lại ở đó cho khô (trung bình khoảng 20-30 ngày), sau đó trở lại rừng và làm lễ rước trống về làng. Tiếp đến là công đoạn bọc (bịt, bưng) trống. Những người được tham gia bọc da trống phải là người biết đánh trống, thường là các già làng. Để làm căng mặt trống, người Jrai cũng dùng chèn, đai mây, búa gỗ, đinh ghim bằng tre để níu căng da trống. Trên tang trống người ta khoan nhiều lỗ để ghim đinh từ mặt trống cho đến giữa thân. Trước đây trống được bọc kín cả tang trống từ hai mặt vào và dùng bằng đinh tre hoặc đinh gỗ; càng về sau người ta chỉ bọc ở hai mặt trống, tang trống để trần và dùng đinh kim loại.

Trống thường do nam giới sử dụng và được biên chế cùng với cồng chiêng, chũm chọe, lục lạc… trong các dịp lễ hội của gia đình, cộng đồng như: lễ bỏ mả, lễ cúng cầu mưa, lễ mừng lúa mới… Đặc biệt đối với chiếc trống lớn người Jrai thường được sử dụng vào các nghi lễ tại nhà, họ không bao giờ hoặc cho phép ai đưa trống ra khỏi nhà, một phần vì kích thước lớn không thể di chuyển, một phần vì họ cho rằng nếu làm vậy rất tội lỗi và điều xui sẽ đến với những người thân trong gia đình. Người sử dụng trống thường là những người có uy tín, là người chỉ huy. Mỗi khi tiếng trống vang lên là sự báo hiệu cho dân làng biết có việc hệ trọng xảy ra.

Đối với trống trung, cũng do nam giới sử dụng do hai người vừa khiêng vừa đánh hoặc có bốn hay sáu người vừa khiêng vừa đánh dẫn đầu dàn cồng chiêng và vòng xoang. Có khi chỉ một người đeo ngang trống trước bụng, dùng tay vỗ trống, vừa đánh vừa múa theo tiết tấu, nhịp điệu của dàn chiêng. Riêng trống nhỏ khi sử dụng bằng cách quàng một sợi dây qua cổ và để trống ngang trước bụng, hai tay vỗ vào hai mặt trống; khi đánh không sử dụng cả bàn tay mà chỉ sử dụng các ngón tay để vỗ vừa di chuyển cùng dàn chiêng vừa đánh vừa nhảy nhót hay còn gọi là múa trống.

Người Jrai coi trống là một tài sản quý, là một vật thiêng liêng biểu thị tiếng nói của thần linh. Trống là một loại nhạc cụ gõ, đồng thời còn là phương tiện thông tin. Khi nghe tiếng trống vang lên theo nhịp điệu rộn ràng thì dân làng biết được nhà có việc vui để kéo đến uống rượu mừng. Còn khi nghe tiếng trống giật đứt quãng, dặt dìu nghe như đau đớn, ai oán thì dân làng đều biết đấy là báo hiệu nhà có chuyện buồn và cùng đến để sẻ chia...

(theo Dân tộc Việt)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/trong--bau-vat-cua-nguoi-rai-o-gia-lai-20160114110116085.htm



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65220452

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July