Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 09/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Trình tự lễ đón dâu ngày cưới Trình tự lễ đón dâu ngày cưới , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trình tự lễ đón dâu ngày cưới

Một số gia đình nhà trai phải có lễ xin dâu trước lễ đón dâu, còn một số khác lại gộp lễ xin dâu và lễ đón dâu làm một.

Trong lễ cưới, cô dâu có thể chọn trang phục áo dài truyền thống hoặc mặc váy cưới. Ảnh: Serendipity.
Cũng giống như lễ ăn hỏi, lễ đón dâu đều có những quy tắc và thủ tục riêng mà không phải đôi uyên ương nào cũng nhớ hết. Báo Ngôi Sao sẽ giúp bạn tóm tắt những nghi lễ chính trong lễ đón dâu truyền thống của người Việt để các cặp đôi sắp cưới biết rõ được trình tự ngày thành hôn:
1. Lễ xin dâu
Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là mẹ chú rể cùng cô hoặc bác thân thiết sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thường muốn tranh thủ thời gian trong buổi lễ đón dâu nên thường gộp lễ xin dâu và đón dâu vào làm một, mẹ chú rể sẽ không phải đến nhà gái trước nữa.
- Nếu hai gia đình thống nhất nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một thì trước khi đến nhà gái, nhà trai chuẩn bị một cơi trầu để làm thủ tục xin dâu. Khi gộp hai lễ, lễ xin dâu phải diễn ra rất nhanh để lễ đón dâu được tiếp tục.
2. Màn chào hỏi, tuyên bố lý do
- Sau khi lễ xin dâu đã xong, nhà gái cho người mời nhà trai vào nhà, cùng ổn định chỗ ngồi và mời nước các thành viên trong đoàn.
- Đại diện nhà trai sẽ giới thiệu thành phần tham dự lễ đón dâu và trình bày nguyện vọng được đón cô dâu mới về nhà chồng.
- Đại diện nhà gái cũng sẽ có phần phát biểu đáp lại, đồng ý cho nhà trai đón cô dâu.
3. Cô dâu ra mắt gia đình
- Sau khi đại diện hai nhà phát biểu xong, nhà gái cho phép chú rể được lên phòng đón cô dâu xuống chào họ hàng. (Cũng giống như trong lễ ăn hỏi, trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện).
- Chú rể cũng sẽ tặng bó hoa cưới cho cô dâu.
4. Cô dâu chú rể mời nước họ hàng và thắp hương tại nhà gái
- Sau khi chú rể đón cô dâu, hai người sẽ cùng nhau rót nước mời các thành viên của hai nhà.
- Tiếp đến, bố mẹ cô dâu hướng dẫn cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tại miền Nam, trong đám cưới còn có một phong tục quan trọng không thể thiếu, đó là nhà trai phải mang một đôi nến to (đèn cầy) có hình long phụng để thắp trên bàn thờ nhà gái, còn nhà gái chịu trách nhiệm chuẩn bị chân nến. Các loại chân cắm và nến này đều phải có cùng kích cỡ với nhau.
5. Nhà gái căn dặn cô dâu trước khi về nhà chồng và lễ đón dâu kết thúc
- Mẹ cô dâu sẽ căn dặn con gái một số điều trước khi về nhà chồng và tặng quà hồi môn như kiềng vàng, nhẫn…
- Tại nhà gái, mẹ chú rể cũng sẽ tặng quà cưới cho cô dâu chú rể.
- Sau khi thủ tục dặn dò, trao quà đã xong, đại diện nhà trai sẽ phát biểu, xin phép được đón cô dâu về nhà. Một số nơi còn có phong tục khi cô dâu bước ra cửa, theo chồng, cô dâu không được ngoái đầu lại nhìn về nhà mẹ.
- Một số thành viên trong gia đình nhà gái cũng sẽ theo đoàn nhà trai đưa cô dâu về nhà mới. Theo tục lệ truyền thống, bố cô dâu sẽ là người đưa con gái về nhà chồng, mẹ đẻ không đưa dâu.
Cô dâu chú rể sẽ mời nước bày tỏ lòng thành tới các thành viên trong gia đình hai nhà. Ảnh: Serendipity.
6. Làm lễ ra mắt cô dâu mới và tiến hành lễ thành hôn tại nhà trai
- Khi về đến nhà chú rể, đại diện nhà trai sẽ giới thiệu các thành viên tham dự lễ thành hôn.
- Đại diện nhà gái cũng giới thiệu thành phần gia đình có mặt trong lễ thành hôn.
- Đại diện nhà trai hướng dẫn cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
- Đại diện nhà trai sẽ đưa cô dâu chú rể và họ hàng nhà gái lên xem phòng tân hôn. Ý nghĩa của việc này là nhà trai sẽ cho nhà gái thấy hoàn cảnh, điều kiện gia đình mới mà cô dâu sẽ gắn bó trọn đời.
Khi đưa cô dâu chú rể lên phòng tân hôn, một số gia đình còn chuẩn bị lễ trải giường tân hôn cho cặp uyên ương mới trước sự chứng kiến của gia đình nhà gái. Nghi lễ trải giường cưới phải do một người phụ nữ trong gia đình họ nhà trai thực hiện, đặc biệt, người này phải có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và phải sinh được cả con gái, con trai. Theo người xưa quan niệm, những người phụ nữ như vậy sẽ đem đến hạnh phúc và con đàn cháu đống cho đôi uyên ương.
Nếu không làm nghi thức này, gia đình nhà trai có thể trải giường, chuẩn bị phòng tân hôn trước khi đi đón dâu.
Có quan niệm, khi đón dâu về nhà, mẹ chồng không nên giáp mặt cô dâu mới, để tránh xung khắc sau này.
7. Cô dâu chú rể mời nước hai gia đình, lễ thành hôn kết thúc
- Đôi vợ chồng trẻ sẽ rót nước mời các vị quan khách tham gia lễ thành hôn.
- Nhà gái dặn dò cô dâu về cuộc sống tại nhà chồng sau này.
- Nếu hai gia đình tổ chức tiệc cưới chung tại khách sạn, nhà hàng, sau khi lễ thành hôn kết thúc, cả hai sẽ cùng đến tiệc cưới. Nếu hai nhà tổ chức riêng, nhà gái phát biểu, xin phép ra về và cảm ơn nhà trai đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống của cô dâu mới.
Linh Phạm

  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 11
Total: 69959889

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July