Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, lễ đặt tên con là một trong những bản sắc văn hóa độc đáo đã được lưu truyền từ nhiều đời như người Dao ở miền rừng núi phía bắc, người K’Ho, người Mông… Với người Cờ Lao ở vùng núi Hà Giang, nghi lễ đặt tên cho con đã trở thành nghi lễ không thể thiếu, một phong tục độc đáo trong đời sống của đồng bào nơi đây
Lễ đặt tên con có sự góp mặt đông đủ của ông bà nội, ngoại và cả bản người Cờ Lao.
|
Người Cờ Lao ở Hà Giang là một trong ít dân tộc thiểu số ít người coi trọng việc đặt tên con mà tổ chức thành ngày lễ vừa lạ vừa thú vị và mang đậm nét văn hóa riêng của họ. Cờ Lao là nhóm dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Ka-Đai, ngữ hệ Thái – Ka Đa. Họ sống chủ yếu ở khu vực Hoàng Su Phì, Yên Minh, Hà Giang. Và chỉ một số ít rải rác ở khu vực khác trên cao nguyên đá này.
Lễ đặt tên con là nghĩ lễ vòng đời đầu tiên của một người con dân tộc Cờ Lao khi vừa mới sinh ra. Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng và là nghỉ lễ mở đầu cho một đời người của họ. Người dân tộc Cờ Lao xem lễ đặt tên con như một thành tố văn hóa, tông giáo đặc biệt quan trong và có ý nghĩa sâu sắc.
Lễ đặt tên con được thực hiện khi đứa trẻ sinh ra đầy tháng. Lúc đầy tháng, bé đã bắt đầu cứng cám hơn nhiều, sẽ được cạo trọc đầu trước khi làm lễ đặt tên. Trước khi bắt đầu nghi lễ đặt tên, gia đình phải làm lễ cúng Hoa nương thần – một vị thần được xem là có trách nhiệm trông coi trẻ nhỏ. Sau đó lễ đặt tên mới được bắt đầu và tên của đứa bé do bố mẹ hoặc ông bà nội của chúng đặt, cái tên đó khong được trùng với các thế hệ tổ tiên trực hệ và anh em thân thuộc.
Còn một số bộ phận người Cờ Lao đỏ và nhóm Cờ Lao xanh, trắng ở huyện Hoàng Su Phì và huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thì tiến hành lễ đặt tên con có một chút khác hơn. Lễ đặt tên con của họ tiến hành sau 3 ngày khi đứa trẻ được sinh ra, nghi thức tổ chức rất trang trọng. Linh vật để cúng thường là gà để cúng tổ tiên, cúng thần “ghi chếnh” (Thần bảo vệ trẻ em) và sẽ có thêm một ghi lễ là lễ trừ ma cho trẻ.
Trước khi ghi lễ bắt đầu, đứa trẻ phải được tắm sạch sẽ mà việc này không được ai làm khác ngoài người mẹ, tắm xong mặc quần áo mới và bế bé đến gần hòn đá nung nóng ở trước. Một người khác trong gia đình tiến hành phun nước vào các hòn đá nóng cho hơi nước bốc lên, tiếp đó người ta dùng chiếc kéo đã cắt rốn cho trẻ cắt vào không khí ba lần, vừa tiến hành cắt và nói “sạch rồi.”
Đặt tên con là nghi lễ đầu tiên mà một người Cờ Lao ai cũng phải trải qua.
|
Trong lễ đặt tên con của người Cờ Lao thường có sự góp mặt đông đủ của ông bà nội, ngoại và những người thân trong gia đình. Ai đấy đều phải tặng cho bé chú gạo ngon, đôi gà trống mái, hoặc một vài chục trứng gà… kèm theo những lời chúc trẻ hay ăn chóng lớn, lớn lên giỏi đi nương làm rẫy, giỏi đi rừng và trở thành con ngoan của bản. Ngoài thành viên gia đình thì cả bản Cờ Lao cũng kéo nhau đến chúc mừng cho em bé trở thành thành viên mới trong gia đình và buôn bản.
Một nét đặc sắc trong lễ đặt tên con của người Cờ Lao là họ sẽ lấy một bát nước đầy, một đôi đũa lên và đặt vào một chỗ khuất trong nhà khấn xin các vị thần linh để tìm cha mẹ nuôi cho những trẻ hay khóc đêm hoặc hay đau ốm. Người đến nhà đầu tiên sau trong 3 ngày cúng sẽ được nhận và bố nuôi hoặc mẹ nuôi cho bé, họ sẽ cho gia đình đứa bé một bát gạo, một quả trứng và ống nước để gọi hồn về nhận cha mẹ nuôi cho trẻ, còn gia đình trẻ sẽ đổ bát nước để góc nhà đi.
Cái tên được đặt sẽ theo họ đến hết cuộc đời.
|
Khi đã nhận được cha nuôi, đứa trẻ coi họ giống như bố mẹ đẻ, sẽ phải lễ tết và chịu tang khi họ chết. Khi đứa trẻ trưởng thành thì bố mẹ nuôi cũng có quà mừng chúc hạnh phúc cho họ lập gia đình.
Lễ đặt tên con của người Cờ Lao mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc làm giàu thêm nét văn hóa của người dân tộc Hà Giang./.
(Theo langvietonline.vn)
|