Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 21/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những kiểu cầu hôn độc đáo ở miền núi Tây Bắc Những kiểu cầu hôn độc đáo ở miền núi Tây Bắc , Người xứ Nghệ Kiev
 

 
 

Miền núi Tây Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo luôn hấp dẫn khách du lịch. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó là tục cưới hỏi của các dân tộc ở nơi đây.

Tổ chức đám cưới 2 lần

Người Hà Nhì sinh sống ở vùng đất giáp ranh Lai Châu và Lào Cai. Trai gái dân tộc này có phong tục trùm kín chăn khi hát giao duyên tình tự với nhau mỗi khi trong bản có lễ hội. Trùm chung chăn kín nhưng họ vẫn giữ được ranh giới nhất định, bởi vì luật tục của người Hà Nhì rất khắt khe với những cô gái chưa chồng.



Thiếu nữ Hà Nhì chuẩn bị trang phục trong ngày có lễ hội.

Thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà, thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Cả nhà đồng ý thì làm lễ trước bàn thờ "kính cáo" với tổ tiên gia đình mình có cô con dâu mới, sau đó nhà chú rể làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới cùng vui. Nếu có điều kiện thì nhà trai mang lễ sang nhà cô dâu, gồm: mấy đồng bạc trắng (nhiều năm gần đây là tiền mặt), một con lợn khoảng 50kg, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống cùng xôi nếp và trứng chia đều làm hai gói... Ðây là lần cưới đầu tiên của chàng trai. Người vợ từ đó trở đi phải mang họ nhà chồng. Khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần thứ hai... với chính vợ mình.

Sau hai lần ăn hỏi... mới được kết hôn

Ðó là phong tục đối với người con trai dân tộc Dao Ðỏ. Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô gái nào thì chàng trai về nói với bố mẹ tới nhà gái hỏi tuổi người mình yêu. Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình chàng trai trao tặng nhà cô gái đồng bạc trắng. Nhà gái dù muốn gả con hay không thì lần xin hỏi đầu họ cũng đều từ chối nhận đồng bạc trắng ấy.

Một thời gian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai, nếu ba ngày sau đó mà không thấy nhà gái đem trả đồng bạc trắng thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con cho nhà mình. Gia đình chàng trai chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật tới nhà cô gái . Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện thời gian nhàn rỗi trong một năm để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ thêu do nhà trai đưa tới hôm lễ ăn hỏi chính thức.



 Cô gái Dao Đỏ quấn khăn cho chàng trai trong đêm chợ tình ở Sa Pa.

Nổi bật nhất trong đám cưới của người Dao Ðỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn trùm lên chiếc mũ đỏ màu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những chiếc lắc đồng xinh xinh. Mũ áo của cô dâu người Dao Ðỏ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo về sắc màu sắc và sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống.

Ðã có khá nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật mô tả vẻ đẹp hiếm có của trang phục phụ nữ Dao Ðỏ. Ðặc biệt là phong tục mời cưới của họ thay thiếp mời hồng bằng giấy là hai đồng tiền xu bằng kẽm cổ truyền (là biểu tượng gắn bó cả đời giữa cô dâu và chú rể). Người được mời dự cưới phải trả lại hai đồng tiền xu trên khi đi dự cưới và mừng cô dâu chú rể đồng tiền giấy (giống nhau về giá trị và giống nhau cả về hình thức, đựng trong phong bì kín).

Cùng họ không được phép lấy nhau

Người dân tộc H’Mông ở Tây Bắc, dù là dân tộc H’Mông hoa, H’Mông trắng hay H’Mông đen, dù mang họ gì (ví dụ họ Giàng, họ Tráng, họ Thào, họ Cư, họ Má, họ Lừu...) trai gái yêu nhau mà phát hiện ra cùng có họ giống nhau, dù họ xa bao nhiêu đời đi nữa, cũng không được phép lấy nhau.

Theo quan niệm truyền thống của người H'Mông, đã cùng mang tên họ giống nhau thì đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng. Ngoài ra, ở nhiều nơi, chú rể người H’Mông còn thực hiện một phong tục đặc biệt: sáng mồng Một Tết Nguyên đán, phải tự nguyện làm tất cả mọi việc cho gia đình, từ nấu cỗ cho đến rửa bát...

Sau đó, khách quý đến chơi nhà, người vợ chủ động làm cơm mời khách, chồng và khách uống rượu càng say thì người vợ càng vui vì được coi là người hiếu khách và rất yêu quý chồng. Thế mới có chuyện có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm mới mua của vợ đắp cho bạn ngủ sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn không phàn nàn gì.

Bên cạnh đó, người H’Mông còn có tục bắt vợ. Khi đôi trai gái đồng ý cưới nhau, chàng trai sẽ báo trước cho người yêu biết ngày và nơi mà cô sẽ bị “bắt”. Theo tục lệ “bắt vợ” này, người con gái sẽ được đưa về nhà người yêu như một “tù nhân”. Sau 3 ngày bị “bắt”, nếu cô gái không trốn khỏi nhà trai có nghĩa là cô đã đồng ý cưới chàng trai. Sau đó, cha mẹ chàng trai nhờ ông mối chọn ngày lành tháng tốt làm lễ cưới. Cô gái được trở về nhà để chuẩn bị tư trang và váy áo cho đám cưới.



Trang phục rực rỡ của phụ nữ H’Mông.

Đôi khi, thêm một lần thử thách người yêu, cô gái H’Mông lại yêu cầu người yêu “bắt” cô ngay tại nhà vào giữa đêm – việc này không phải là dễ vì lúc này trong nhà thường có đầy đủ mọi người. Để giúp người yêu, cô gái thường để ngỏ cửa sau. Khi bị “bắt”, cô gái có thể sẽ hoảng sợ, kêu thật to, đánh thức cả nhà. Nếu chàng trai kéo được cô thật nhanh ra khỏi nhà thì càng chứng tỏ chàng trai của cô là người dũng cảm và mạnh mẽ.

Nhiều chàng trai H'Mông muốn mang hạnh phúc bất ngờ cho người yêu. Họ đến “bắt” mà không báo trước, lại còn giả làm người lạ để cô gái không nhận ra ngay từ đầu. Nhưng sau đó, cô gái sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhận ra người yêu. Cũng có trường hợp, cô gái đã biết trước nên tách ra khỏi bạn bè, ở nơi vắng vẻ để việc bị “bắt” được thuận tiện./.

(Theo langvietonline.vn)

 


  Các Tin khác
  + Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghệ thuật dùng người tài: Giao việc là tin trọn vẹn (19/05/2025)
  + Sáp nhập tỉnh Thái Bình, Hưng Yên thành công, đây là tỉnh có ông vua duy nhất của xứ Nhãn, nhà Trần làm nghề đánh cá mà phát vương (19/05/2025)
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 19
Total: 70330325

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July