Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hồi ức về quá khứ khi đến với phiên chợ “xưa” Hồi ức về quá khứ khi đến với phiên chợ “xưa” , Người xứ Nghệ Kiev
 


Mỗi tuần qua đi, những người có thú sưu tầm đồ xưa cũ lại mong đến đây để tìm những món đồ yêu thích, người có tâm hồn hoài cổ thì mong đến đây để ngắm nhìn, sờ, nắm những đồ vật đã trở thành dấu ấn kỷ niệm trong đời…


Nằm trong con dốc nhỏ ở ngõ 456 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, phiên chợ “xưa” nằm nép mình trong khoảng không gian chỉ vài trăm mét vuông của Lư trà quán. Dù không quảng cáo rầm rộ nhưng từ khi khai trương (tháng 6/2013) đến nay, cứ mỗi sáng thứ Bảy, khách hàng lại nườm nượp tìm đến phiên chợ “xưa” để ngắm nghía, trao đổi, mua bán những món đồ cũ, đồ cổ mà người bán đã dày công sưu tầm. Qua phiên chợ này, mọi người hồi tưởng và nhớ về quá khứ thông qua những đồ vật được bày bán tại phiên chợ- những đồ vật có thể đã từng gắn bó với nhiều thế hệ qua năm tháng.

 

Nơi gặp gỡ, giao lưu

Anh Kiều Quốc Khánh- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội, kiêm Trưởng ban tự quản phiên chợ đồ xưa cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu của những người sưu tập đồ xưa, mọi người cần có một sân chơi để giao lưu, chia sẻ nên chúng tôi đã tổ chức một buổi sinh hoạt thường kỳ vào thứ Bảy hàng tuần. Điều thú vị là mọi người đã thống nhất lấy tên của buổi giao lưu là chợ phiên với ý nghĩa mong muốn lưu giữ lại phiên chợ truyền thống xưa. Mặc dù trước sự phát triển của công nghệ, mọi người vẫn có thể gặp nhau qua internet, nhưng sở thích được ngắm nhìn, chia sẻ với nhau qua những đồ vật hiện hữu vẫn có sức hút riêng. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định tổ chức họp chợ”. Nhưng rồi dần dần phiên chợ không chỉ dành riêng cho những người thích sưu tầm đồ xưa cũ. Nhiều người khi biết về phiên chợ đã tìm đến rất đông. Họ đến với chợ không chỉ để mua bán, gặp gỡ, giao lưu mà còn có thể hoài niệm về quá khứ qua những đồ vật được bày bán tại phiên chợ.

Cũng theo anh Khánh, những người bán đồ vật xưa cũ tại phiên chợ đều có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Ở phiên chợ này, người cho thuê địa điểm không lấy tiền, người đến mua thì vào cửa tự do, người bán hàng không phải trả lệ phí thuê chỗ, nếu muốn thì đăng ký và mang các món đồ đến bán hàng. Về nguồn gốc và giá trị của các món hàng được bày bán trong phiên chợ, người mua có thể mang từ hàng nọ sang hàng kia và có thể nhờ các bác cao niên thẩm định về giá trị của đồ vật. Đây là điều đặc biệt khác hẳn ở các phiên chợ khác, với mong muốn hướng tới cái “chân, thiện, mỹ” nên người đến với chợ sẽ nhận thấy ở đây không có sự canh tranh giữa các gian hàng. Mục tiêu của phiên chợ là đặt yếu tố văn hóa lên hàng đầu, mọi người đến đây để gặp gỡ và dành cho nhau những lời nói đẹp, những món đồ đẹp như một sự sẻ chia, lắng lại trước nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại.


Những đồ vật gợi nhớ về kỷ niệm xưa

Từ khi phiên chợ được khai trương đã qua hơn 20 phiên, người ta đến với chợ ngày càng đông. Có những người tuần nào cũng có mặt. Họ đến cùng người thân và bạn bè, cùng con cháu để giáo dục cho thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước qua những kỷ vật được bày bán, gợi nhớ về một thời mà họ từng trải qua để thế hệ con cháu hôm nay hiểu hơn về giá trị cuộc sống.

Chợ chỉ có khoảng trên 20 “gian hàng”. Gọi là “gian hàng” nhưng thực chất mỗi gian chỉ gói gọn trên chiếc bàn hơn 1m2, không có bàn thì trải nilon bày ngay dưới sân. Trên các sạp hàng luôn đầy ắp các món đồ không theo một chủ đề nhất định, người bán sưu tầm được gì thì bán đồ đó, người mua cũng tỉ mẩn tìm kiếm, ngắm nghía từng món hàng.

Ở đây, người ta có thể tìm thấy vô khối thứ từ đồ cổ đến đồ cũ, từ những sản phẩm được giới thiệu trên trăm năm tuổi đến những đồ dùng còn sót lại từ thời bao cấp như bát sành sứ, bát nhôm, thìa, cặp lồng, ca đựng nước, lọ hoa, đèn dầu, rồi cả đồng hồ đeo tay, điện thoại để bàn, bàn là, mâm đồng, kính mắt, các loại tiền mệnh giá cũ của Việt Nam và các nước… đến tạp chí, tranh ảnh Hà Nội xưa.

Dịch giả Thúy Toàn khi đến với chợ phiên đã chia sẻ: “Việc mở phiên chợ “xưa” như thế này là điều rất đáng khuyến khích. Chúng tôi đến đây rất vui vì có thể giao lưu giữa người bán với người mua, giữa người mua với nhau. Mỗi đồ vật được bày bán tại đây có thể gợi lại những kỷ niệm đối với nhiều người. Ví như tôi khi đến đây nhìn thấy những chiếc ấm của Nga đã gợi nhớ trong tôi về đất nước mà tôi đã sinh sống và học tập. Mỗi người trong đời đều có kỷ vật nhất định nhưng khi không cần đến người ta có thể chia sẻ với mọi người thông qua những phiên chợ như thế này”.

Khách đến chợ thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề, nhưng điều dễ nhận thấy là cả người bán và người đến chợ tham quan, tìm hiểu, mua bán phần đông là nam giới. Ngắm nhìn những chiếc bình bằng nhựa đựng nước, những chiếc đèn Hoa Kỳ…, anh Quân ở quận Cầu Giấy bồi hồi nhớ lại vào thời bao cấp, những vật dụng này đã được gia đình anh sử dụng rất nhiều năm. Còn bác An ở quận Hai Bà Trưng ngắm nghía những chiếc đồng hồ cổ được sản xuất từ châu Âu, chia sẻ: “Tôi đã từng du học ở Đức nên nhìn thấy những chiếc đồng hồ này gợi nhớ cho tôi nhiều kỷ niệm hồi bên đó. Những tiếng chuông ấm áp của những chiếc đồng hồ cơ này nghe thú vị ngân nga như tiếng chuông nhà thờ”.

Phiên chợ nườm nượp khách ra vào, tấp nập khách xem, tò mò hỏi giá từng món đồ rồi lại trầm ngâm ngắm nghía, mặc cả nhưng không hề có sự to tiếng, cãi vã. Người bán luôn trả lời tận tình, giới thiệu xuất xứ, thời gian, chất lượng từng thứ một, người mua hỏi giá rồi lại đi nhưng dường như người bán cũng không hề phật lòng.

Gian hàng tiền cũ của bạn Hoàng Anh Tuấn luôn thu hút khách. Tại gian hàng này có cả tiền Zimbabwe, Nigeria với giá từ 65 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng, tờ 5 trăm đồng con hổ (tiền Sài Gòn năm 1972) có giá 50 nghìn đồng/tờ, 1 nghìn đồng con voi (năm 1972) giá 45 nghìn đồng/tờ cùng nhiều tờ tiền cũ mệnh giá 10, 20, 50, 100 đồng giá từ 20 nghìn đồng/tờ trở lên. Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: “Đến với phiên chợ, ngoài việc có thêm thu nhập, em còn được biết rất nhiều điều từ những đồ vật và người bán ở chợ. Những lúc rảnh rỗi, em có thể ghé qua gian hàng sách cũ để đọc, qua gian hàng đồ sứ, đồng hồ để được nghe các anh giải thích về nguồn gốc xuất xứ của các hiện vật và đặc biệt là hiểu về giá trị của đồ vật”.

Anh Nguyễn Đức Thắng bán những bức hình về Hà Nội xưa vui vẻ chia sẻ: “Đến với chợ phiên này, mình rất vui. Thú sưu tầm ảnh về Hà Nội xưa của mình có từ lâu rồi, mình đến đây muốn được chia sẻ với mọi người. Và điều đặc biệt khi đến với phiên chợ là mình thấy nhiều bất ngờ. Nhiều bác lớn tuổi khi đến đây xem những bức hình đã nhận ra con phố, ngôi nhà xưa của mình. Các bác còn giải thích cho mình biết bây giờ đó là con phố nào”.

 

Mỗi phiên chợ, các đồ vật được bày bán khác nhau, nên nó càng thu hút và hấp dẫn người đến. Anh Khánh- Trưởng ban tự quản phiên chợ - mong muốn phiên chợ sẽ là sân chơi lâu dài của cộng đồng những người thích sưu tầm đồ cổ, đồ cũ, trở thành một nét văn hóa riêng của thủ đô ngàn năm văn hiến được đông đảo mọi người biết đến.

Thanh Thảo

Nguồn Quehuongonline.vn


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65238979

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July