Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tục giỗ người sống ngày cận Tết ở Quảng Bình Tục giỗ người sống ngày cận Tết ở Quảng Bình , Người xứ Nghệ Kiev
 


Anh Đinh Xuân Phòng ở Quy Đạt, huyện Minh Hoá xới cơm cho bố trong bữa cơm “giỗ sống”.

Cứ đến cuối năm, người dân ở huyện miền núi Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) dù nghèo khó đến đâu cũng phải có mâm cơm thịnh soạn để “giỗ sống” ông bà, cha mẹ.

Dù sinh sống ở xa nhưng trước đây khi bố mẹ còn sống năm nào cứ đến những ngày giáp Tết, ông Đinh Lương Giáo (Hoàn Lão, Bố Trạch) không quên làm một mâm cơm vượt chặng đường hơn 100km lên quê nhà ở xã Xuân Hoá (Minh Hoá) để dâng lên bậc sinh thành.

Bây giờ bố mẹ ông đã về với tổ tiên ông bà, thì đến lượt những đứa con của ông Giáo, dù đều lấy chồng xa cũng không bao giờ quên mâm cơm này đối với ông. Ông Giáo bảo, đó là một tâp tục đẹp của người dân Minh Hoá.

Ông Đinh Thanh Dự, một người chuyên nghiên cứu văn hoá ở huyện Minh Hoá nói: “Đã thành lệ, đã là người dân Minh Hoá thì dù người giàu hay người nghèo, mỗi dịp cuối năm đều phải tự tay làm một bữa cơm bưng đến nhà bố mẹ để tỏ lòng hiếu thảo. Dù ông bà, cha mẹ không đòi hỏi, nhưng bổn phận con cái khi đã có cửa nhà riêng, đã làm chủ được cuộc sống thì không thể bỏ qua lệ này. Nếu không lo nổi bữa cơm tươm tất theo tục “giỗ sống” thì cả làng sẽ chê cười, năm mới lộc tài sẽ chẳng ghé nhà”.

Nói về tục “giỗ sống”, ông Đinh Xuân Niên, một bậc cao niên ở thị trấn Quy Đạt, giải thích: “Bất kể nam hay nữ, khi đã có gia đình phải tuân thủ luật tục này một cách tự giác. Gần đến cuối năm, anh em sẽ họp lại ở nhà con trai trưởng để bàn chuyện bưng cơm cho cha mẹ, ông bà. Mọi người sẽ bàn để các món ăn và ngày bưng cơm không trùng nhau, tổ chức làm sao để cha mẹ được vui lòng.

Mâm cơm không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng thường là những món mà ông bà, cha mẹ yêu thích. Khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà cha mẹ những lời sám hối nếu như trong năm qua mình phạm phải điều gì làm bậc sinh thành buồn lòng. Rồi cả nhà cùng dùng chung bữa cơm thân mật để cầu mong năm mới gia đình đầm ấm, nương rẫy tốt tươi”.

Không biết bữa cơm hiếu nghĩa có từ bao giờ. Theo ông Đinh Thanh Dự, ngày xưa, ở vùng rừng núi Minh Hóa dân cư thưa thớt, nghèo nàn. Có một người lên rừng đặt bẫy đơm thú được con lợn lòi to. Anh đem về chọn những miếng thịt ngon nhất dâng mẹ già ăn với cơm thổi từ lúa rẫy mới.

Năm sau vào gần dịp Tết Nguyên đán, nhớ lại bữa cơm đầm ấm năm qua, mẹ già bệnh nặng buột miệng thở dài: “Giá mà được ăn một bữa ngon như năm trước thì có nhắm mắt cũng thỏa lòng!”. Vợ anh nghe được đem chuyện kể lại cho chồng. Hai vợ chồng anh thương mẹ, bèn lấy thóc giống còn lại đem giã gạo thổi cơm.

Anh chồng đi câu cá ngoài suối xa, còn con gà rừng cuối cùng đang đẻ cũng thịt luôn nấu cho mẹ ăn. Lạ thay, mẹ anh dần dần khỏi bệnh và mạnh khỏe trở lại. Năm sau đó, cây lúa trên rẫy lại tốt tươi, mẹ anh lại vui vẻ bên đàn cháu!

Dân làng nói, nhờ có người con hiếu thảo như anh nên được trời đất phù hộ cho dân bản được mùa. Tục ấy từ đó truyền lại đến ngày nay.

Theo danviet



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65236653

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July