Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Tết Âm lịch là dịp lễ tết lớn nhất trong tất cả các ngày lễ tiết truyền thống của người Việt. Đón Tết kéo theo một loạt các nghi thức và hoạt động chuẩn bị cho những ngày Tết, đó là trồng nêu, gói bánh chưng, trang hoàng nhà cửa, quét vôi cho các gốc cây, thậm chí còn vẽ thành những hình cung nỏ trong ngõ nhà để phòng đuổi ma trong đêm Trừ tịch...
Dân ta có câu:
"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
 Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh"
Muối dưa hành và gói bánh chưng là công việc bắt buộc phải chuẩn bị cho ngày Tết. Vốn là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, dưa hành không chỉ là món ăn ngon, mà còn có tác dụng điều tiết tiêu hóa.

 Mọi người gói bánh trưng chuẩn bị đón Tết (Ảnh: Internet)

Bánh chưng là sản phẩm của văn hóa ẩm thực nông nghiệp, nó nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn thủa Hùng Vương dựng nước và câu chuyện cảm động về tấm lòng hiếu nghĩa của chàng trai Lang Liêu. Vì thế, trong ngày tết dân ta không bao giờ quên gói bánh chưng để cúng tổ tiên, tỏ tấm lòng không quên cội rễ của con dân nước Việt.
Nêu vốn được coi là “cây vũ trụ”, trồng nêu trong ngày tết có ý nghĩa lấy dương khí của vũ trụ truyền tỏa xuống lòng đất âm, nhằm xua tan cái lạnh của mùa đông còn sót lại và làm cho âm dương giao hoà, vạn vật sinh sôi phát triển.
Tết đến rõ nhất và sớm nhất vẫn là ở các chợ. Hằng năm cứ vào khoảng từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Chạp thì chợ nào cũng gọi là Chợ Tết, còn phiên 28, 29 gọi là phiên áp Tết.
Những ngày này, hết thảy mọi người đều đi mua sắm, mọi mặt hàng phục vụ cho Tết đều đem bán. Từ hoa quả, quần áo, tơ lụa, đồ trang sức, tranh treo Tết đến vàng hương, đồ thờ... cho đến các loại lương thực, thực phẩm với số lượng nhiều gấp bội và cũng hết sức đa dạng phong phú hơn hẳn ngày thường.
Người ta đi chợ tết nhiều khi không chỉ để mua sắm, mà còn đi chơi chợ, để thưởng thức chợ, ngắm hàng hóa chợ, do đó, chợ tết bao giờ cũng rất đông. Dân gian có câu: vui như chợ tết, đông như chợ tết, đẹp như chợ tết và cũng đắt như chợ tết.
Tết được tính từ ngày 23 tháng Chạp - ngày Táo quân lên chầu trời. Nhà nhà đều phải sửa lễ tiễn ông Táo lên trời. Ông Táo gồm ba vị (2 nam, 1 nữ) còn gọi là “ông đầu rau”, “ông bếp núc” hay còn gọi một cách tôn kính hơn là “Vua Bếp”, hoặc “Táo Công” hay “Táo Quân’. Dân ta vẫn gọi tắt là “ông Công”.
"Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá", như vậy Thổ công là thần trông coi mọi việc trong vùng đất của từng gia đình, được suy tôn là “đệ nhất gia chi chủ”. Đó là vị thần không chỉ định đoạt may rủi, phúc hoạ mà còn ngăn cấm ma quỷ nơi khác tới, giữ bình yên cho nhân gia.
Trong tâm thức người dân cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại lên trời để báo cáo với thiên đình về tình hình gia chủ. Bởi vậy cứ đến ngày này, nhà nhà đều sắm mũ, áo mới để “hóa” cho Táo quân và tặng thêm bộ ba cá chép còn sống. Cá này sau khi cúng lễ đem phóng sinh ở sông hồ với niềm tin cá sẽ hóa rồng để đưa Táo lên chầu trời. Đến ngày 30 tháng Chạp, Táo lại trở về trần gian bắt đầu công việc của năm mới mà Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu linh thiêng và long trọng.
Tết Nguyên Đán là gọi theo âm Hán Việt, “Nguyên” là bắt đầu, “Đán” là buổi sớm mai, vì thế Tết Nguyên Đán là tết mở đầu cho một năm mới. Dân ta gọi là Tết Cả. Tết Cả là tết của cư dân nông nghiệp. Xưa kia, khi qua một chu trình sản xuất - tức là một vòng trồng cấy, thì đây chính là thời điểm mở đầu một vòng quay mới của vũ trụ sau bốn mùa chu chuyển.
Đó là lý do để người nông thôn, nông nghiệp lấy đó làm mốc cho hoạt động sản xuất, nghỉ ngơi của mình, vì thế mới có lễ hội xuân - thu nhị kỳ, điều đó lý giải tại sao chỉ trong dịp Tết Cả, toàn thể cộng đồng mới cầu chúc nhau toàn diện: cầu “Phong đăng hoà cốc” với nông dân; “Mở mang trăm nghề” với thợ thủ công; “Đỗ đạt hiển vinh” với nho sinh, giáo sĩ; “Một vốn bốn lời” với thương nhân... và cứ đà ấy “Bách niên giai lão” với người già; “Hay ăn chóng lớn” với trẻ nhỏ; “Hạnh phúc vuông tròn” với lứa đôi; “Có con” với người hiếm muộn; “Khoẻ mạnh” với người đau yếu; và với mọi người bình thường thì sức khoẻ và bình yên.
Cũng vào dịp này, đạo lý làm người được nhắc lại để in sâu trong mối quan hệ nhiều chiều trọn vẹn giữa cháu con với ông bà, giữa trò và thầy, giữa bệnh nhân với thầy thuốc giữa vợ chồng với anh em bạn bè thân quyến. Như vậy, phong tục này cũng chính là sự thể hiện một lối sống chu đáo, một lối ứng xử văn minh và tràn đầy lòng nhân ái.
Tết Cả được chọn vào đúng thời khắc 2 năm cũ mới gặp nhau và ly biệt. Giao thừa chính là điểm hội tụ và phân ly ấy. Đó là thời điểm thiêng liêng nhất của một năm, đúng vào lúc chuyển đổi từ mùa đông băng giá khô cằn - biểu tượng của huỷ diệt chết chóc sang mùa xuân ấm áp đâm chồi nẩy lộc - biểu tượng của sự sống tiến triển sinh sôi.
Vì thế, đúng lúc giao thừa, người xưa có nhiều hành động tượng trưng để ước vọng lời chúc thành hiện thực: Đoàn trẻ nhỏ hát “súc sắc súc sẻ” chúc mừng mọi gia đình; tục “gọi gạo”; lệ “giữ lửa qua đêm Giao thừa - giữ sự sống từ năm cũ sang năm mới”; lễ “Trảm tự - chém chữ” để truyền võ công cho trai đinh của các dòng họ trong làng; "bẻ cành hái lộc - rước sự sống mới vào cho gia đình"...
Tết là đổi mới, nên trong những ngày tết người ta thường tiến hành những hành động mang tính biểu trưng, mở đầu cho mọi việc trong năm mới tăng tiến, khá giả tốt đẹp hơn năm cũ. Bằng hành vi riêng lẻ hay nghi thức tập thể từng ngành, từng nghề, từng giới cũng mở đầu một hành động sao cho chu đáo và tốt đẹp, hoàn chỉnh và đồng bộ.
Đó là Lễ động thổ (Khai canh) cho nhà nông (xưa trong thời phong kiến cũng có riêng một khỏanh đất trong kinh thành để dành cho nhà vua làm lễ “tịch điền”); Lễ khai bút (viết câu văn, làm bài thơ đầu tiên của thầy đồ Nho); Người làm rừng có lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng); Dân chài lưới có lễ cầu ngư - đi kiếm mẻ cá đầu tiên lấy may; Quan lại có lễ khai ấn; Nghề thủ công có lễ khai nghiệp... Tất cả những lễ đó gọi là lễ khai xuân, lễ mở đầu hoạt động của từng ngành đầu mùa xuân để cầu may mắn cho cả năm.
Tóm lại, trong dịp Tết Cả, con người sống trong lễ thức tôn nghiêm cùng đạo đức cộng đồng, rồi ngay sau đó lại chan hoà vào các cuộc vui chơi, các hội thi tài để giải tỏa và quên đi mọi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đời thường năm cũ. Đồng thời vừa cầu mong tổ tiên và các vị thần linh âm phù để con cháu bước vào năm mới tốt đẹp, may mắn hơn nhiều lần năm ngoái.
Do đó dù là lễ hay hội trong dịp Tết Cả cũng đều là những mỹ tục, bộc lộ lòng nhân ái với đồng loại, cùng đạo lý uống nước nhớ nguồn được khơi dậy với tinh thần cộng đồng sâu sắc, có tác dụng như mối dây liên kết bền vững giữa mỗi gia đình và kỷ cương xã hội./.
(Hanoi Portal/Vietnam+)
                                     Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65084103

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July