Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  "Giao thừa của Tết ta không thể chuyển sang Tết tây được" "Giao thừa của Tết ta không thể chuyển sang Tết tây được" , Người xứ Nghệ Kiev
 

- "Vui vẻ là một chuyện, nhưng Tết còn là ngày để thực hiện một loạt các nghĩa vụ với trời đất, ông bà tổ tiên, mà chúng ta không được phép làm sai về giờ giấc chứ chưa muốn nói là chuyển sang những ngày khác".

Đó là ý kiến của Giáo sư Xã hội học Đặng Cảnh Khanh (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, Giảng viên Đại học Thăng Long) xung quanh vấn đề nên hay không nên bỏ Tết ta, ăn theo Tết tây.

GS Đặng Cảnh Khanh cho rằng: Tết cổ truyền là ngày có ý nghĩa trọng đại nhất trong một năm với người Việt. Nếu Tết dương đơn thuần chỉ là Tết về hành chính, dùng để tổng kết lại công việc của năm, theo đúng tinh thần hội nhập của thế giới, thì Tết âm là ngày Tết của văn hóa truyền thống, ngày sum họp gia đình để tưởng nhớ đến nguồn cội. Và đặc biệt, nó gắn liền với những ngày tâm linh cúng bái trời đất, tổ tiên, diệt trừ tà ma, bạc ác vốn chỉ có thể gắn với âm lịch nên chúng ta không thể xem nhẹ.

Vợ chồng giáo sư Đặng Cảnh Khanh và giáo sư Lê Thị Quý trong ngày đón xuân
Vợ chồng giáo sư Đặng Cảnh Khanh và giáo sư Lê Thị Quý trong ngày đón xuân


GS nhận định thế nào khi nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng nên
gộp hai Tết làm một?

- Một số chuyên gia kinh tế khi trả lời báo chí đã tán đồng về vấn đề này bởi họ cho rằng gộp hai Tết làm một có thể mang lại hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Khi phát biểu như trên chắc họ cũng tính toán kỹ rồi. Tôi không phải chuyên gia kinh tế cũng chẳng phải nhà quản lý nên không dám mạn đàm.

 

Để rộng đường cùng bạn đọc sẻ chia ý kiến và quan điểm trước đề xuất Liệu có nên gộp chung Tết dương lịch và Âm lịch vào làm một, Dân Việt xin mở Diễn đàn: "Có nên gộp chung Tết Dương lịch và Tết Âm lịch".

 

Mọi đóng góp và ý kiến sẻ chia xin gửi vào hòm thư baodanviet@gmail.com

Bài viết của bạn đọc sẽ hưởng nhuận bút theo quy định.

Tuy nhiên, tôi thiển nghĩ, muốn đất nước phát triển thì ngoài các yếu tố về kinh tế cũng cần lưu ý đến các yếu tố được gọi là “phi kinh tế” như: Văn hóa, giáo dục, và nhất là truyền thống, những cái có liên quan đến các giá trị mà tổ tiên, ông bà đã xây đắp và truyền dạy cho chúng ta từ đời này sang đời khác…

Các yếu tố phi kinh tế này là nền tảng, duy trì sự phát triển bền vững của một quốc gia. Nếu chỉ quan tâm tới khía cạnh kinh tế thì đất nước có thể đạt tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa hẳn văn hóa-xã hội đã là phát triển.

Có những yếu tố người ta tưởng rằng không có giá trị kinh tế nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, sự thống nhất ý chí và sự trường tồn của một quốc gia. Cái đã được gọi là truyền thống thì chắc chắn phải tồn tại bền vững từ rất lâu, phải vượt qua bao nhiêu thử thách mới giữ gìn được, bởi vậy thay đổi hoặc xóa bỏ nó, tức là làm thay đổi truyền thống thì phải cân nhắc kỹ.

Giáo sư nghĩ sao khi có người cho rằng ngay như Nhật Bản là một quốc gia phát triển nhưng họ vẫn rất tiến bộ trong việc chấp nhận
gộp hai Tết làm một?

- Tôi không hiểu nhiều về văn hóa Nhật Bản. Nhưng người Nhật có những vấn đề về địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hóa của riêng họ. Chúng ta có vấn đề của riêng chúng ta. Học hỏi các nước là quan trọng nhưng trước khi đi học, chúng ta cần phải biết mình như thế nào, cần phải phân tích kỹ về địa lý, con người, truyền thống, văn hóa, phong tục của tổ tiên ông bà, để dù có hội nhập với thế giới thì chúng ta vẫn là nước Việt Nam, văn hóa và con người Việt nam.


 

 












Giáo sư có thể nói rõ hơn cái được gọi là “vấn đề riêng của Việt nam” xung quanh cái Tết ta được không?


- Tết ta là ăn theo với lịch ta, mà lịch ta có lẽ cũng được cha ông ta chúng ta suy nghĩ ghê lắm khi sử dụng, bởi nó hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, con người và đặc biệt là lịch làm đồng áng, ruộng vườn.

Lịch này cũng gắn liền với văn hóa truyền thống Việt nam, với những ngày mà chúng ta không thể dễ dàng chuyển sang ngày dương lịch được. Chẳng hạn là chúng ta không thể tìm dương lịch đổi để ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày giỗ tổ tiên, ông bà, các ngày lễ hội truyền thống địa phương, các ngày phải thờ cúng, phải kiêng kỵ…

Cũng theo lịch này, bên cạnh Tết nguyên đán, chúng ta cũng còn rất nhiều ngày Tết nữa, tết Hàn thực còn gọi là tết Thanh minh mùng ba tháng ba, tết Đoan ngọ mùng năm tháng năm, tết Trung nguyên còn gọi là ngày “xá tội vong nhân”, Tết Trung thu vào rằm tháng Tám, Tết Trùng thập mùng mười tháng mười.

Những cái tết này thì dứt khoát không thể chuyển sang ngày Tây được, chẳng hạn Tết Trung thu không thể chuyển vào tháng tám dương lịch, bởi khi đó rất có thể sẽ chẳng có trăng sao và trời sẽ tối đen như mực. Bên cạnh đó lại còn rất nhiều vấn đề tâm linh khác .

             Nguồn Dân Việt


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65235049

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July