Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những chiếc khăn tôn thêm nét duyên dáng của phụ nữ Việt Những chiếc khăn tôn thêm nét duyên dáng của phụ nữ Việt , Người xứ Nghệ Kiev
 


Những chiếc khăn không chỉ tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ ở các vùng miền trên đất nước, mà nó còn gắn với lịch sử, bản sắc văn hóa Việt ở những giai đoạn khác nhau.

Có thể nói trong văn hóa dân tộc, trang phục là phương tiện mà ở đó bản sắc dân tộc được biểu hiện một cách rõ rệt, thường xuyên và tiêu biểu nhất, đặc biệt qua trang phục tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt. Trang phục thể hiện cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thỏa mãn chức năng sinh học, xã hội và thẩm mỹ của con người.

Trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam, chiếc khăn quàng – như một vật trang sức – luôn gắn liền với nét đẹp văn hóa đặc trưng của người phụ nữ trên mỗi vùng miền của đất nước, làm nền cho trang phục và khuôn mặt người quàng, tôn thêm nét duyên của họ.


Nón quai thao, khăn mỏ quạ - nét duyên phụ nữ Kinh Bắc

Nói đến trang phục phụ nữ Kinh Bắc người ta thường nghĩ đến áo tứ thân, nón quai thao, khăn mỏ quạ của các liền chị. Các nhà nghiên cứu lịch sử hiện nay cũng chưa biết chính xác thời gian ra đời của trang phục này. Cùng với chiếc áo tứ thân đầy sắc màu, chiếc khăn vuông mỏ quạ- một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu - tạo nên nét duyên không chỉ của các liền chị mà một thời đã trở thành nét đẹp của phụ nữ nông thôn miền Bắc. Và hiện nay, hình ảnh chiếc khăn mỏ quạ vẫn tồn tại trong đời sống hàng ngày nhưng được cách điệu, tô đậm, tạo nên một nét văn hóa của người Việt...

Khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Kinh Bắc. Chiếc khăn có khổ vuông màu đen. Khăn vuông mỏ quạ không hẳn ai biết hát quan họ cũng biết chít; mà dẫu có biết chít cũng chưa chắc đã đẹp. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái mỏ thấp quá, khuôn mặt trở nên tối... Muốn chít khăn mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy. Có lẽ vì chiếc khăn có màu đen và phần chít thừa ra trông như hình mỏ quạ nên người xưa đặt tên cho nó là khăn mỏ quạ chăng? Sức hấp dẫn từ vẻ đẹp duyên dáng của người con gái chít chiếc khăn này đã từng tạo ấn tượng sâu sắc, để rồi ai đó đã thốt lên:

 

 

Nhìn em khăn vuông mỏ quạ,

 

 

Để anh trong dạ tơ vương.

 

 

Nhìn em khăn vuông mỏ quạ

 

 

Để anh hoá đá vì người....


Ấn tượng, sắc màu từ những chiếc khăn piêu

“Chiếc khăn mỏ quạ” miền xuôi đã từng làm thổn thức trái tim bao chàng trai, đến nỗi có chàng “hóa đá”, thì chiếc khăn piêu đầy sắc màu của chị em phụ nữ đồng bào miền núi Tây Bắc - đặc biệt là đồng bào người Thái - cũng làm rung động bao chàng trai khi mùa lễ hội đến.

Chiếc khăn piêu đối với phụ nữ Thái không chỉ là chiếc khăn đội đầu mà còn là vật trang sức quan trọng gắn bó với đời sống tình cảm của các cô gái Thái. Khăn piêu được phụ nữ tự dệt bằng loại vải bông, nhuộm chàm, thêu hoa văn với các loại chỉ màu ở hai đầu khăn. Để làm một chiếc khăn piêu phải mất từ 2 đến 4 tuần thêu liên tục. "Piêu" đã trở thành một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá người phụ nữ tài hoa siêng năng hay vụng dại, lười nhác.

Trong đời sống tình cảm của người Thái, trai gái yêu nhau còn nhờ chiếc khăn piêu nói hộ lòng mình. Lúc xa nhau, các cô gái thường tặng chàng trai mình yêu mến chiếc khăn piêu đẹp nhất. Chiếc khăn piêu từ giây phút đó trở thành cầu nối tình yêu của họ. Đối với chàng trai, khăn piêu ghi dấu tài hoa, hơi ấm bàn tay cô gái mình yêu. Trai gái Thái ở Sơn La khi yêu nhau mà không lấy được nhau thì cô gái đến xin lại chiếc khăn piêu mình đã tặng.

Vào các dịp lễ hội, khi một cô gái tung còn, chàng trai nào bắt được phải đền cho cô gái một hoặc hai đôi vòng bạc. Ngược lại, khi chàng trai ném còn, nếu cô gái không bắt được phải đem khăn piêu ra tặng. Nhiều khi vì cớ đó mà họ yêu nhau. Nếu cô gái không yêu chàng trai thì có thể đem vật khác đến xin lại chiếc khăn piêu của mình.

Chuyện tình yêu của trai gái Thái thật mãnh liệt, say sưa, xong cũng thật chân tình, mộc mạc, đằm thắm qua chiếc khăn piêu. Những ca từ mượt mà sâu lắng của ca khúc nổi tiếng “Chiếc khăn piêu” của nhạc sĩ Doãn Nho đã cho chúng ta hình dung rất rõ về điều này.

Duyên dáng khăn rằn Nam Bộ

Theo nhiều bậc cao niên, chiếc khăn rằn, nguyên thủy là của dân tộc Khmer, rồi trong quá trình cộng cư ở Nam Bộ mà đến với các dân tộc khác. Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi người, như là một biểu tượng cho người phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long cần cù, đáng yêu. Hình ảnh chiếc khăn rằn còn xuất hiện trong hình ảnh quân du kích Việt Nam.

Chiếc khăn rằn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và có lẽ các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn. Chiếc khăn rằn có chiều dài khoảng 1,2m, rộng chừng 40–50 cm, không cầu kỳ, sặc sỡ mà bình dị, đơn giản.

Trước đây, nó thường được dùng để làm đẹp thêm cho những bộ trang phục ngày hội. Nhưng sau này, chiếc khăn rằn đã trở nên gần gũi hơn với người dân lao động khi nó ngày càng được sử dụng phổ biến trong lao động, sản xuất. Đặc biệt, không chỉ riêng phụ nữ Nam bộ sử dụng mà nó còn được nam giới thường dùng vấn quanh trán khi làm việc để cản mồ hôi rơi xuống mắt. Còn các chị hay quàng khăn vào cổ, hai tà để phía trước ngực áo dùng để lau mồ hôi. Đôi khi hai đầu khăn được buông xuôi xuống phía trước, đi với bộ quần áo bà ba làm nên nét đặc trưng rất duyên của cư dân Nam Bộ. Vì vậy, khăn rằn đã trở thành một vật dụng tiện lợi và thân thiết cho mọi người, mọi giới trong lao động, chiến đấu và sinh hoạt, để che cơn nắng, thấm dòng mồ hôi, chắn ngọn gió lốc, cả để lau khô dòng nước mắt hay giấu đi một nụ cười. Chiếc khăn rằn là nét đặc trưng riêng cho bản sắc văn hóa của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

Những chiếc khăn không chỉ tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ ở các vùng miền trên đất nước mà nó còn gắn với lịch sử, bản sắc văn hóa Việt ở những giai đoạn khác nhau. Nó đã đi vào thơ ca, tôn thêm vẻ đẹp truyền thống, tạo dấu ấn về nét văn hóa Á Đông của người phụ nữ Việt Nam duyên dáng, kín đáo, đằm thắm và kiên cường.

 

 

Thanh Thảo 

(tổng hợp)

Nguồn Quehuongonline.vn


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65235346

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July