Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 18/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Mai một múa trống Tát Ngà Mai một múa trống Tát Ngà , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 - Múa trống là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc có từ bao đời nay của đồng bào Giáy ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Thế nhưng hiện nay, loại hình nghệ thuật này đang có nguy cơ thất truyền.

Độc đáo lễ hội múa trống

Chúng tôi tìm tới bản Tát Ngà, xã Tát Ngà, gặp già làng Châu Văn Pênh để tìm hiểu về điệu múa trống độc đáo này. Sau chén rượu ngô thơm nồng, cay xè nơi đầu lưỡi, già Pênh kể cho chúng tôi nghe về những nét đẹp trong phong tục, tập quán của dân tộc Giáy ở Hà Giang, trong đó có lễ hội múa trống ở Tát Ngà. 

Lễ hội múa trống thường được tổ chức vào dịp tết hoặc khi có lễ hội trong bản làng. Vào đêm 30 Tết mỗi năm, tức là vào thời khắc giao thừa, cả bản người Giáy sẽ tập trung tại nhà cộng đồng cùng mổ lợn và mang những vò rượu ngô nguyên chất tới miếu thờ thành hoàng làng để dâng lên thánh thần, cầu mong cho một năm mới an khang thịnh vượng. 

Sau nghi thức cúng lễ, tất cả bà con tập trung quây quần trong không gian ấm cúng của ngôi nhà cộng đồng, cùng mời nhau những chén rượu ngô thơm nồng, gửi tới nhau những lời chúc tụng tốt đẹp nhân dịp năm mới. 

Già làng Châu Văn Pênh giới thiệu chiếc trống thiêng.
Già làng Châu Văn Pênh giới thiệu chiếc trống thiêng.

Sau khi đã ăn uống no say, tất cả mọi người cùng nhau ra miếu thiêng, xin phép thánh thần cho mang chiếc trống thiêng, biểu tượng của dân làng tuần hành khắp nơi trong bản. Người Giáy quan niệm rằng chiếc trống luôn là một linh vật thiêng liêng, bảo hộ cho cuộc sống của bản làng. Vì vậy, nếu không được sự cho phép của thánh thần, thì dân làng sẽ không bao giờ được mang trống ra đánh.

Khi múa trống, đội múa sẽ đến từng nhà trong bản, những “nhạc công” được lựa chọn đại diện cho người dân trong bản dùng chiếc dùi đánh vào trống thiêng. Trong đêm múa trống, sẽ có 7 cặp trai gái đại diện cho dân làng hát múa những làn điệu dân ca, dân vũ cổ truyền. 

Tiếng trống vang lên mang đến những lời chúc tốt đẹp nhất cho mọi người trong các gia đình mà đội trống đã ghé thăm. “Trong thời khắc thiêng liêng đó, tất cả mọi người đều hò reo, khoác vai nhau, tiếng trống lúc này mang ý nghĩa biểu tượng cho tình đoàn kết dân tộc” - già làng Châu Văn Pênh cho biết thêm.

Ngành văn hóa thờ ơ?

Múa trống ở Tát Ngà đặc sắc như vậy, nhưng hiện nay đã mai một đi nhiều. Dẫn chúng tôi đến ngôi miếu treo chiếc trống cổ, ông Châu Văn Pênh không nén được tiếng thở dài, vừa lau những hạt bụi bám trên trống vừa chia sẻ: “Chiếc trống này đã có từ nhiều đời nay do các cụ để lại, nhưng hiện nay, số người biết chơi trống ngày càng ít và hầu như đã ở cái tuổi gần đất xa trời”. Bản thân ông Pênh cũng đã đích thân đi tìm người kế cận mà khó quá. 

"Những năm trước còn có vài thanh niên tham gia vào đội múa trống của làng, nhưng bây giờ chúng đã đi làm ăn xa hết, chỉ dịp tết mới trở về bản làng”. 

Ông Vi Văn Pảo - Trưởng bản Tát Ngà

Chúng tôi tìm đến cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa của Mèo Vạc, đề nghị được cung cấp tài liệu về việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa dân gian nói chung và loại hình múa trống ở đây. Bà Nguyễn Thị Chanh - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mèo Vạc cho biết: “Riêng ở Mèo Vạc chưa có đề án bảo tồn nào”. Và vì thế, bà cũng không có tài liệu nào để cung cấp.

Trong khi các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thì ngành văn hóa của huyện Mèo Vạc dường như chưa thật chú trọng bảo tồn, gìn giữ các giá trị dân gian đặc sắc của địa phương mình.

Đông Xuyên - Dân Việt


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 70230151

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July