Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 18/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nghi lễ hát ru ứng với vòng đời đứa trẻ của đồng bào Thái Nghi lễ hát ru ứng với vòng đời đứa trẻ của đồng bào Thái , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Đối với đồng bào Thái ở Sốp Cộp (Sơn La), hát ru không chỉ là những lời ru của người lớn nhằm dỗ dành trẻ nhỏ, mà mỗi câu hát ru còn gắn liền với nghi lễ vòng đời của đứa trẻ.

Lễ cúng mời gọi các hồn

Đồng bào Thái ở Sốp Cộp cho rằng khi đứa trẻ sinh ra có 80 hồn, được chia 30 hồn ở phía trước và 50 hồn ở phía sau; 80 hồn này luôn bảo vệ cho em bé. Khi người mẹ mang thai tháng thứ nhất phải mời thầy mo đến cúng.

Lễ vật cúng bắt buộc phải là một con gà trống, lễ cúng được diễn ra trong một ngày, thầy mo mời gọi các hồn về để nhập vào thai nhi trong bụng mẹ. Từ khi đó thai nhi trong bụng mẹ mới yên tâm, khỏe mạnh đến khi sinh ra.
Chữ Thái cổ ghi chép những bài hát ru của đồng bào Thái ở Sốp Cộp.
Chữ Thái cổ ghi chép những bài hát ru của đồng bào Thái ở Sốp Cộp.

Ứng với vòng đời phát triển của trẻ

Ngay từ khi trong bụng mẹ, người Thái cũng đã chọn những lời yêu thương, cưng nựng, vỗ về uyển chuyển nhất để tạo ra những bài hát ru cho trẻ nhỏ, quan tâm và giáo dục trẻ ngay từ khi người mẹ đang mang thai. 

Theo từng thời kỳ, khi còn trong bụng đến lúc trẻ ra đời và cho đến khi lên 6 tuổi, người Thái đều có những bài hát ru ứng với vòng đời phát triển của trẻ: Tháng thứ nhất, “khi con vào bụng mẹ”, người mẹ có lời hát ru về một giấc mơ đẹp: “Mẹ mơ đeo vòng bạc vào tay/Đúng là con vào bụng mang thai”. 

Tháng thứ hai mẹ có lời ru: “Nắng nóng mẹ thèm dưa…/Bé vào bụng hai tháng”. Tháng thứ ba là lời ru: “Mẹ thèm ăn chua me/Bé vào bụng ba tháng”. Tháng thứ tư là lời ru: “Mẹ thèm ăn chua cá ly/Bé vào bụng bốn tháng”. Tháng thứ năm mẹ lại có lời ru: “Mẹ lại muốn ăn chua cá bá/Bé vào bụng mẹ năm tháng”. 

Tháng thứ sáu là lời ru: “Lại thèm muốn ăn thịt cá bỗng/Bé vào bụng sáu tháng có thai”. Tháng thứ bảy mẹ ru: “Lại thèm thịt chua cá tết/Bé vào thai bảy tháng”. Mẹ ru vào tháng thứ 8: “Lại thèm ăn quả nhót/Mẹ mang thai tám tháng”. Tháng thứ chín, tháng cuối cùng, người mẹ Thái ru rằng: “Lại thèm ăn chua thịt cá pậu/Bé trong bụng mẹ chín tháng mười ngày.

Hình ảnh thiên nhiên trong hát ru

Trong những khúc hát ru đồng bào Thái ở Sốp Cộp, hình ảnh thiên nhiên xuất hiện nhiều, đa dạng. Bởi vì, đồng bào Thái ở Sốp Cộp trong hành trình mưu sinh của mình luôn lấy thiên nhiên làm điểm tựa. Những đối tượng của thiên nhiên như rừng già, thú dữ, ruộng nước, nắng, mưa, gió bão… luôn gắn liền với cuộc sống lao động cực nhọc từ bao đời nay của người Thái. Đó là hình ảnh các con vật nơi núi rừng: “Rắn bện thừng/ Thuồng luồng cổ vàng/ Ong đùi vằn thổi sáo/ Chuồn chuồn cấy lúa/ Cà cuống phát nương/ Gà nhỏ hái rau/ Chim cuốc ru em ngủ..”


Truyền dạy “di sản” văn hóa

Trong vòng đời của đứa trẻ, đồng bào Thái ở Sốp Cộp đã sáng tạo ra những khúc hát ru để truyền dạy cho chúng những “di sản” văn hóa, phong tục của dân tộc mình, điều mà mỗi người dân Thái ở vùng này cần phải có khi lớn lên và ăn đời ở kiếp với miền đất này. Khi đứa trẻ còn nhỏ, qua những lời ru, người lớn gửi vào đó những kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ đứa trẻ: “Đã được tám tháng tận/ Đã được chín tháng mong/ Mở cửa mẹ ra bé thành người/ Ra sấp thành con trai/ Ra ngửa thành con gái…”.

Khi trẻ mới sinh, thời gian đầu thóp của trẻ chưa liền, người Thái có lời ru là Quán há phú sáư kamon (Lời hả hơi vào thóp), người mẹ thường vừa hà hơi vào thóp con vừa hát. Khi trẻ bú mẹ bị sặc, người mẹ cầm tai rung nhè nhẹ để trẻ trở lại bình thường, rồi hát cho con yêu những lời ru rất đỗi yêu thương: “Con yêu của mẹ/ Uống chớ sặc/ Ăn chớ mắc/ Uống cho xuôi/ Bú cho trôi/ Họng thông mở…”.

Đồng bào Thái có tục gội đầu vào mỗi độ xuân về. Do vậy, trong lời hát ru khi đứa trẻ còn nhỏ, người ta vừa ru, vừa hát lại vừa truyền dạy cho đứa trẻ cách chải đầu và chải làm sao để rũ bỏ mọi bụi bặm trên đầu, tránh xa những côn trùng và những điều xấu xa, tục bậy trong cuộc sống: “Chải chải - bảo bảo/ Tóc bạc đầu chớ lười - lười/ Vào bản chớ trộm dưa/ Cương chín chớ làm gái bản chửa hoang…”.

Mỗi giai đoạn lớn lên của đứa trẻ đều có những câu hát phù hợp để nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh của chúng. Không đơn thuần là công cụ để dỗ dành trẻ nhỏ mà những khúc hát ru ở Sốp Cộp đã thực sự là những bài học khai tâm khai sáng đầu đời của con trẻ, hướng tới hình thành trong mỗi đứa trẻ những phẩm chất tốt đẹp để khi chúng lớn lên sẽ giúp ích cho dân bản, cho cộng đồng. Đó là ước mơ cao đẹp của đồng bào Thái nơi núi thẳm.

Theo LV


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 70233190

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July