Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Giữ câu hát ống cổ xưa Giữ câu hát ống cổ xưa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Đôi nam nữ đứng cách nhau hàng chục mét, nhưng nhờ có dụng cụ đặc biệt nên họ vẫn nghe rõ mồn một tiếng hát của nhau. Nghệ thuật hát ống độc đáo này đã được khôi phục ở thôn Hậu (xã Liên Chung, Tân Yên, Bắc Giang).

Kết nối đam mê

Đường về thôn Hậu qua những con ngõ nhỏ quanh co, chúng tôi tìm đến Câu lạc bộ (CLB) hát ống, hát ví xã Liên Chung vào đúng dịp làng có hội, mọi người kéo nhau đi nghe hát trong không khí náo nức. Tiếp chuyện chúng tôi là ông Nguyễn Văn Đài, 72 tuổi, người đã tham gia hát ví, hát ống từ khi còn ở tuổi thiếu thời, cũng là một trong những người có công sưu tầm, khôi phục vốn văn hoá quý giá này.

Ông cho biết: “Không nhớ rõ hát ống, hát ví có tự bao giờ, nhưng chỉ nhớ rằng khi tôi còn rất nhỏ đã được nghe các cụ cao niên trong làng hát vào mỗi dịp hội làng. Khi tôi lên 16 tuổi, tôi được ông nội truyền dạy và còn nhớ cho đến ngày nay”.



 Hình thức hát ống giao duyên của đôi nam nữ


Nghệ thuật hát ống, hát ví khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ bởi loại hình sinh hoạt này đã vắng bóng từ lâu. Mãi cho đến tháng 4/2012, môn nghệ thuật này mới được phục dựng và ngân vang trở lại. Ông Ngô Văn Nguyên – Chủ nhiệm CLB Hát ống, hát ví Liên Chung phấn khởi kể: “Quá trình phục dựng điệu hát này cũng vất vả. Ban đầu vài ba thành viên lớn tuổi tập hợp nhau lại, sau dần kết nối thêm nhiều người đam mê ca hát. Cho đến nay CLB hát ví, hát ống đã có 31 thành viên. Thời điểm nhộn nhịp nhất vào tháng 3 âm lịch, sau khi đón Tết, các lễ hội được tổ chức, có các đơn vị mời chúng tôi đến để giao lưu, khi thì tổ chức hội thi… Bên cạnh đó, CLB đã không ngừng sưu tầm những bài hát cổ, phân loại và truyền dạy cho hội viên”.

Ông Nguyên vui vẻ “khoe” thành tích: Sau 1 năm phục dựng, CLB đã đi diễn khắp nơi, đặc biệt các hội thi văn hóa các dân tộc miền Bắc đều có giải, dù không cao nhưng đó là sự động viên tinh thần, niềm tự hào cho bà con xã Liên Chung.

Nghệ thuật hát đối độc đáo

Nói đến nghệ thuật độc đáo này, ông Đài cho biết: Hát ống về hình thức vẫn là hát ví, nhưng hai bên hát thông qua một dụng cụ là hai chiếc ống bằng tre có đường kính từ 7-10cm, dài chừng 15-20cm thông hai đầu, một đầu được bịt bằng da ếch, liên kết hai ống với nhau bởi một sợi dây tơ tằm buộc vào hai chiếc kim khâu. Tuỳ thuộc vào cự ly hát mà sợi dây dài hay ngắn, thường là từ 60 - 70 sải tay. Khi hát, âm thanh làm các màng da ếch rung lên, tín hiệu âm thanh truyền qua sợi dây tới đầu ống bên kia, người nghe dù đứng xa hàng chục mét vẫn nghe rõ tựa như phát ra từ loa nhỏ.

Lý giải cho sự ra đời của nghệ thuật này, ông Đài cho rằng, ngày trước, thời các cụ “nam nữ thụ thụ bất thân”, dù có thương nhớ nhau cũng chỉ bày tỏ qua lời ca, câu hát. Do vậy, các cụ đã sáng tạo ra môn nghệ thuật hát ống để có thể truyền tới nhau những tiếng hát giao duyên, hát đối nam – nữ… Để bắt đầu cuộc hát giao duyên, phía bên nam thường hỏi trước với câu hỏi: “Hỏi cô thắt cái bao xanh/ Có về làng Hậu quê anh thì về/ Làng Hậu có gốc cây đề/ Có sông tắm mát có nghề làm ăn”. Phía bên nữ sẽ đáp: “Thương anh em cũng muốn về/ Chỉ e vụng dại bạn chê, người cười/ Thương nhau chín bỏ làm mười/ Thế gian cứ nhại ai cười mặc ai”. Sau lời chào hỏi duyên dáng mà không kém phần “bạo dạn” ấy, buổi hát đối đáp giao duyên tiếp diễn sôi nổi, gửi gắm tâm tư, tình cảm yêu thương của đôi bên.

Chị Nguyễn Thị Lộc - thành viên CLB hát ống, hát ví xã Liên Chung háo hức nói: “Tôi là người làng bên, năm 18 tuổi về nhà chồng thì được chính cụ Nguyễn Thị Lược- mẹ chồng tôi- truyền dạy. Khi biết xã có chính sách khôi phục lại nét văn hóa cổ xưa này tôi tham gia ngay, cho đến nay CLB đã đi diễn khắp nơi. Đi hát thế này chúng tôi không có kinh phí, nhưng chị em ai cũng phấn khởi. Giao lưu với bạn nghề, học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như văn hóa của các đội bạn giúp chúng tôi hiểu hơn về văn hóa truyền thống của quê hương”.

Ông Dương Minh Hiểu - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Chung cho biết: "Khó khăn lớn nhất là hình thức nghệ thuật này đã bị mai một cách đây khoảng hai chục năm, những nghệ nhân có tâm huyết hiện nay không còn nhiều, kinh phí hoạt động của CLB hạn hẹp. Tới đây, chúng tôi dự định sẽ đưa hát ví, hát ống vào các trường học trong xã để giới thiệu cho thế hệ trẻ biết và trân trọng một giá trị văn hóa, tinh thần của quê hương".

Hát ống là một loại hình nghệ thuật sinh hoạt văn hóa dân gian đã được người dân thôn Hậu, xã Liên Chung, Tân Yên, Bắc Giang duy trì, khôi phục lại nét văn hóa cổ truyền cha ông xưa đây là một điều đáng mừng. Từ sinh hoạt văn hóa này đã viết bao cặp chàng trai cô gái nên vợ nên chồng và nó thể hiện sự sáng tạo trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của cha ông ta xưa.

Ngô Xuân (Dân Việt)

 

 

  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65201496

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July