Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 29/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nét trang nhã trong trang phục Hà Nội xưa Nét trang nhã trong trang phục Hà Nội xưa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Trang phục của người Hà Nội cổ thời kỳ "tiền Thăng Long" chưa có gì khác biệt so với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung: Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác.

Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín. Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng làm cho thân hình tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mô típ chấm tròn, những đường gạch chéo song song và hai vòng tròn có chấm ở giữa. Màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.

Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vòng hoa tai bằng đá gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ, trái xoan hay hình cầu. Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho đỏ môi. 

Đến thời kỳ độc lập tự chủ (kỷ nguyên Đại Việt) do điều kiện ổn định cả về chính trị, xã hội và đặc biệt là về kinh tế, Hà Nội đã trở thành kinh đô và là một trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Các cơ sở chăn tằm dệt lụa ra đời, việc bang giao với bên ngoài cũng làm cho thị trường vải vóc phục vụ cho nhu cầu mặc ngày một phong phú. Trong xã hội cũng đã có sự phân biệt đẳng cấp, trên có vua, quan, dưới có sĩ- nông- công -thương. Cách ăn mặc của người Hà Nội thời kỳ này cũng theo đó mà phân ra các phong cách và kiểu dáng, chất liệu khác nhau.

Vua mặc áo bào vàng, quần tía, búi tóc, cài trâm vàng đội mũ triều thiên. Quan lại từ ngũ phẩm đến cửu phẩm mặc áo bào gấm, từ cửu phẩm trở lên mặc áo bào bằng vóc. Màu sắc của trang phục cũng được phân rõ: quan nhất phẩm màu tía, nhị phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu đào hồng. Khi vào triều phục phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu (mũ cánh chuồn).

Quan liêu, sĩ phu mặc áo dài tứ thân, màu thâm, có cài khít, quần thâm, búi tóc, cài trâm sắt, đầu quấn khăn sa đen, đội nón chóp, đi dép ta, tay cầm quạt lông hạc. Trang phục võ tướng áo dài đến đầu gối, cánh tay áo may gọn gàng chật bó sát cổ tay, toàn thân áo được phủ lên những mảnh giáp hoặc những diềm vải trang trí hình xoắn ốc lớn, có trang trí thêm những quả cầu nhạc nhỏ hoặc tua rủ. Đai lưng bằng da thắt sát bụng làm nổi lên đường nét khoẻ khoắn của cơ thể. Các thành phần khác như phi tần, cung nữ mặc xiêm, người hầu trong cung mặc váy mở, ca công, vũ công hay nhạc công trong cung đình cũng có những lối ăn mặc riêng: váy nhiều nếp, tóc búi cao, điểm những bông hoa, chân quấn xà cạp có trang trí hoạ tiết hoa văn. Binh lính chỉ mặc một áo xanh rộng tay, không có giáp, trụ (điển chế thời Lý -Trần- Lê sơ).

Tầng lớp thứ dân trong kinh thành, nữ thường mặc áo tứ thân cổ tròn, quần thâm, khăn the bóng, thắt lưng lụa, đi giày dép bằng da, cấm không được sử dụng màu vàng và búi tóc như cung nhân. Đàn ông thường cởi trần hoặc mặc áo tứ thân màu đen bằng the, quần mỏng bằng lụa thâm, đa số cạo trọc đầu.

Sang thời Lê mạt do cơ cấu chính trị trong triều đình có nhiều thay đổi và trở nên phức tạp bởi hệ thống cung vua phủ chúa nên lối phục sức của tầng lớp quý tộc cũng ít nhiều thay đổi: Vua mặc long cổn, đội mũ tam sơn hay áo hoàng bào mang đai ngọc; Chúa mặc áo bào tía, đội mũ xung thiên mang đai ngọc; Hoàng thái tử (con vua) mặc áo xanh đội mũ dương đường; Vương thế tử (con chúa) mặc áo đỏ đội mũ cánh chuồn dát vàng, bố tử kỳ lân... Học trò và người thường khi có công việc đều mặc áo thâm, dân quê mặc áo vải thô màu trứng. Đến cuối thời Lê thì ai cũng mặc áo thanh cát màu thâm, xanh sẫm, màu sừng, màu trắng ít dùng. Có thời kỳ màu sừng là màu của tầng lớp vương, công, khanh, sĩ. Nhưng về sau bất kể người sang hèn đều mặc màu này. Còn các màu xanh sẫm, xanh nhạt thì lại cho là quê không dùng nữa (Phạm Đình Hổ (Vũ Trung tuỳ bút).
Cuối thế kỷ XIIX đầu XIX, trang phục của người Hà Nội đã có nhiều thay đổi cả về chất liệu lẫn kiểu dáng. Những loại vải như the, lĩnh, lượt, là được sử dụng khá phổ biến với những kiểu dáng chính như tứ thân cho nữ, áo dài cài chéo vạt cho nam. Sang trọng nữa, đàn ông, đàn bà mặc áo dài lụa trắng bên trong, ngoài lồng áo may bằng sa, xuyến hoặc băng (là những loại vải mỏng có độ bóng, đôi khi có hoa). Vương hầu, quan chức thì dùng hàng đoạn, gấm, vóc. Đoạn gần như lĩnh nhưng dày hơn. Vóc là thứ đoạn mỏng có hoa đồng màu, còn gấm có hoa dệt màu sặc sỡ hoặc bằng kim tuyến.

Hà Nội xưa còn có loại áo mặc trong đám cưới, do nhà chủ giàu có may cho tất cả các khách đến ăn cưới. Xong việc, những áo ấy được nhuộm lại, đem bán rẻ, gọi là “Cố y”. Dân lao động thì chủ yếu dùng áo vải nhuộm nâu, vải mỏng nhuộm nâu non lại là mặt hàng ưa thích của các cô gái bình dân để may áo cánh. Người khá giả cũng dùng màu nâu nhưng là lụa, đũi nhuộm nâu. Thế hệ người già thường thích màu tiết dê, tam giang. Phường Đồng Lầm (nay là làng Kim Liên, quận Đống Đa) có nghề nhuộm nâu nổi tiếng.

Màu vàng vẫn bị cấm, chỉ dành riêng cho nhà vua và áo khoác các tượng Thần, Phật. Màu đỏ chủ yếu dùng trong tầng lớp công, hầu, khanh, tướng. Vóc đỏ hay gấm đỏ tươi còn được gọi là màu đại hồng. Con quan to mới sinh ra cũng mặc áo đỏ. Còn nhà giàu chỉ khi bố mẹ khao thượng thọ mới được con cháu mừng cho chiếc áo the đỏ. Phường Hàng Đào chuyên làm nhuộm điều. Màu hoa đào bị coi là lẳng lơ, không đứng đắn, thường dùng cho người múa hát. Màu xanh nhạt “hồ thuỷ” hoặc “thiên thanh” được dùng nhuộm áo mặc lót trong hoặc để lót lần trong áo kép, áo bông. Các cô gái vùng ngoại thành lại thích màu hoa hiên. Mặc áo cánh nâu non, yếm lụa, thắt lưng màu hoa hiên, cũng là “mốt” một thời của các cô gái Hà Nội. Chị em nhỏ nhắn thì ưa thắt một dây lưng màu quan lục, hay tam giang cho nổi rõ cái lưng ong. Kiểu áo phổ biến vẫn là tứ thân, thắt lưng bằng dải lụa màu, còn gọi là “ruột tượng”. Nhà buôn thành thị, nhà giàu xứ quê, còn đeo vào thắt lưng một bộ “xà tích” bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, quả đào xinh xinh đựng thuốc lào cũng bằng bạc và chùm chìa khoá.

Ngoài ra kiểu áo 5 khuy, tay rộng cũng được giới chị em 36 phố phường chấp nhận. Khi mặc, các cô chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ, khoe cái yếm cổ xây, ôm lấy cái cổ trắng nõn nà, cao ba ngấn. Phụ nữ phố phường hay dùng yếm trắng. Phụ nữ ngoại thành dùng yếm nâu. Hội hè mặc yếm đào, yếm hoa hiên. Các bà đứng tuổi ưa cổ xẻ, từ cổ yếm có 3 đường khâu xoè ra. Nam giới mặc áo dài năm thân, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc... người hào hoa phong nhã thì mặc áo sa trơn, áo trong và quần màu trắng. Mùa rét, dùng áo kép, có thêm lần vải lụa lót màu tươi, áo bông cộc, trần quân cờ. Ngoài trang phục ra thì trong cách ăn mặc của người Hà Nội còn có nhiều thứ phụ trang đi kèm như giày dép, mũ, nón, ô, lại thên chút đồ trang sức bằng vàng, bạc như vòng, nhẫn, dây, xuyến... để làm tăng vẻ đẹp ngoại hình.

Nhìn lại quá trình lịch sử, trang phục của người Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua từng thời đại. Tuy nhiên cái vẻ đẹp lịch sự, tranh nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo thì vẫn được bảo tồn như là một đặc điểm riêng của trang phục Hà Nội. Có nhà văn nói rằng, người Hà Nội trong bộ quần áo cần lao giản dị mà vẫn đượm vẻ phong lưu. Đó quả là một nhận định tinh tế.


(Theo hnm)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66167337

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July